top of page

Xin ngừng ca tụng các công ty dược phẩm lớn kiếm tiền lợi nhuận từ COVID


Trong vài tháng qua, những công ty dược phẩm lớn như Pfizer và Moderna đã trở thành những cái tên quen thuộc và nguồn cảm hứng những hình ảnh meme trìu mến.

By Luke Savage, on 30-04-2021, 03:00:00

Trong vài tháng qua, những công ty dược phẩm lớn như Pfizer và Moderna đã trở thành những cái tên quen thuộc và nguồn cảm hứng những hình ảnh meme trìu mến. Nhưng tiếng tăm vang dội của các công ty này phản ánh cách thị trường đã nuốt chửng khoa học và sức khỏe cộng đồng trong một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Các công ty dược phẩm lớn vẫn không phải tốt lành gì cho chúng ta. Năm 1924, Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ tại Wisconsin đã nhận một đơn xin bản quyền nhãn hiệu cho một sản phẩm được mô tả là “miếng hoặc tấm giấy thấm hút để loại bỏ kem lạnh.” Sản phẩm này là khăn giấy Kleenex mà theo công ty cho biết đã được tung ra dưới dạng khăn giấy cho mặt sau khi một nhân viên bị viêm mũi đã sử dụng bộ quần áo dùng một lần để xì mũi. Tính đến năm 2010, Kleenex chiếm một thị phần khá lớn, tuy nhiên vẫn ít hơn phần lớn thị phần. Tuy nhiên, vì bất cứ lý do gì - mặc dù có lẽ phần lớn là nhờ sự thống trị lâu dài trên thị trường - nhãn hiệu này đã trở thành cái tên cho khăn giấy mặt nói chung và thậm chí còn được từ điển Merriam-Webster công nhận là: nhãn hiệu hiện này đồng nghĩa với sản phẩm, sản phẩm được gắn liền với tên thương hiệu. Đó có lẽ là một sự phát triển khá vô hại, ít nhất là đối với bất kỳ ai không phải là đối thủ cạnh tranh tiềm năng với nhãn hiệu này. Vì những lý do hiển nhiên, nếu việc gọi nhãn hiệu Kleenex được áp dụng cho một mặt hàng có giá trị hơn, mang tính hệ quả hoặc cần gấp - hầu hết mọi người sẽ không hài lòng với hiện tượng một nhãn hiệu duy nhất sở hữu độc quyền dù chỉ là trên danh nghĩa lại áp đảo đổi mới công nghệ lớn hoặc thuốc cứu mạng. Tuy nhiên, đó chính là những gì đã xảy ra giữa cuộc khủng hoảng y tế chết người và rối loạn toàn cầu trong mười ba tháng qua, khi các công ty dược phẩm lớn thu lợi nhuận đã thực sự tự đồng nghĩa mình với việc tiêm vaccine COVID-19 - gây ra một cuộc đảo chính như Kleenex mà qua đó các công ty như Pfizer, Moderna và AstraZeneca biến thành những cái tên quen thuộc, cảm hứng cho những hình ảnh meme lan toả rộng rãi, và đối với một số người, còn được xem là cứu tinh của loài người. Đó là một chiến thắng trong quan hệ công chúng chưa từng có đối với một ngành được xếp hạng là bị ghét nhất nước Mỹ gần đây nhất vào năm 2019 (theo cuộc khảo sát của Gallup, công nghiệp dược phẩm lớn Big Pharma trước đó đã gây ra nhiều ác cảm hơn cả các công nghiệp dầu khí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe thu lợi nhuận, hoặc thậm chí chính phủ liên bang). Quan trọng hơn, đó là một dấu hiệu xấu về phản ứng tập thể của chúng ta đối với một trong những cuộc khủng hoảng toàn cầu tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai đã bị một số nhỏ công ty tư nhân nuốt chửng và động cơ lợi nhuận của họ. Nếu những tháng đầu của đại dịch trở thành ngôn ngữ phổ biến của sự đoàn kết xã hội và chung tay hợp sức, thì sự phát triển thực tế của các loại vaccine khác nhau đã làm rất rõ rằng các cấu trúc của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hiện đang ngăn cản khả năng hợp tác cho lợi ích chung của chúng ta. Tất nhiên, việc Big Pharma độc quyền các thuốc vaccine không chỉ là trên danh nghĩa. Các công ty hiện đang tích trữ các bằng sáng chế của họ, từ chối chia sẻ kiến thức chuyên môn và thông tin có thể thúc đẩy mạnh mẽ việc sản xuất và phân phối liều lượng cho những người cần - ngay cả khi người ta đang chết, hàng triệu người đang lo lắng chờ đợi đời sống trở lại bình thường và lực lượng sản xuất dư phụ ngồi không. Cho dù bộ phận tiếp thị và những người biện hộ của họ có thể xoay chuyển trắng trợn câu chuyện để đáp ngược lại, lý do rõ ràng và đơn thuần là sự tham lam của các công ty: các công ty dược phẩm phương Tây khổng lồ sẽ mất lợi nhuận không tưởng nếu bằng sáng chế được phổ cập và cung cấp cho bất kỳ ai có khả năng và bí quyết sản xuất vaccine. Như nhà văn khoa học Stephen Buranyi gần đây đã nói: Sẽ không có “Vaccine Chung” từ bất kỳ công ty nào trong số này. Không phải vì vaccine coronavirus có giá trị đặc biệt. Nó là khoản lợi nhuận lớn với một số công ty: Pfizer dự đoán sẽ thu thêm 15 tỷ đô trong năm nay, nhưng doanh thu năm 2019 của họ đã là 52 tỷ. Đó là vì chính bản thân hệ thống này có lợi rất lớn. Họ không thể thoả hiệp nguyên tắc ngăn chặn cạnh tranh với các đối thủ chi phí thấp. Ngay cả đối với đại dịch coronavirus. Như ông Buranyi đã báo cáo vào cuối tuần trước, kết quả là có quá ít vaccine được sản xuất và khoảng một nửa trong số 430 triệu sản phẩm được sản xuất trong năm nay đã thuộc về 16% dân số giàu nhất thế giới (nhiều quốc gia nghèo hơn dự kiến sẽ không đạt được cấp độ tiêm chủng hiệu quả trong ít nhất hai năm nữa). Thúc đẩy bởi sự thèm khát lợi nhuận vô độ và được tạo điều kiện bởi các chính phủ bị các vận động hành lang (lobby) công phu của những công ty chi phối, một số công ty dược phẩm đã được phép độc quyền cả thị trường vaccine và câu chuyện phổ biến xung quanh chính đại dịch: lừa lọc lấy lòng trắc ẩn đội lốt tư lợi và coi công nghiệp tư nhân như đấng cứu thế cho công chúng. Ngay cả khi nếu các bộ phận nghiên cứu và phát triển của mỗi công ty đã tự tay đổi mới cách thức phát minh ra vaccine của họ, đây vẫn là điều bất lương; bởi cả công quỹ và nghiên cứu khoa học được tài trợ công đều vô cùng quan trọng tại mọi giai đoạn phát triển vaccine, hành động này hoàn toàn trái đạo đức. Một chiến dịch quan trọng bao gồm nhiều cựu lãnh đạo chính phủ hiện đang thúc đẩy chính quyền Biden chú ý đến những lời kêu gọi từ các quốc gia như Ấn Độ và Nam Phi về việc tạm ngừng cấp bằng sáng chế. Nếu may mắn, họ sẽ thành công, và phản ứng toàn cầu yếu ớt hiện nay sẽ là bước đệm cho một nỗ lực mới tương tự với các nỗ lực đã từng biến bệnh bại liệt từ một căn bệnh chết người thành một bệnh hiếm gặp và bệnh đậu mùa thành một chú thích lịch sử. Dù bằng cách nào, khi nhìn lại khoảnh khắc này vào một trăm năm sau, con người sẽ tự hỏi tại sao nhân loại lại cho phép thị trường nắm quyền sở hữu một đại dịch ảnh hưởng khắp nơi trên thế giới - hoặc làm thế nào mà một số nhỏ thương hiệu trong chính ngành gây ra việc kéo dài cuộc khủng hoảng lại được tôn vinh như những vị cứu tinh hơn là bị lên án như những kẻ hung ác.


Người dịch: Que Do

Biên tập: Ren Dinh


Comments


bottom of page