Các nhà lập pháp từ cả hai bên đang thúc giục chính quyền Trump tiến hành lấy lời tuyên thệ trực tuyến để bù đắp cho việc tạm dừng các nghi lễ nhập tịch trong cuộc khủng hoảng sức khỏe.
Miriam Jordan, ngày 17 tháng 6, 2020
Translated from NY Times article "Pandemic Delays U.S. Citizenship for Thousands of Potential New Voters."
Một buổi lễ nhập tịch tại Miami vào đầu tháng này. Joe Raedle / Getty Images
Carsten Kieffer, người di cư đến Hoa Kỳ từ Đan Mạch năm 2007, đã nộp đơn xin quyền công dân vào tháng 8 năm ngoái, thuyết phục rằng ông sẽ tuyên thệ sớm thôi, với nhiều thời gian để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống.
Có hẹn cho một cuộc phỏng vấn vào ngày 1 tháng Tư, ông Kieffer, một nhân viên y tế ở Florida, đã sử dụng một ứng dụng trên điện thoại của mình để xem xét 100 câu hỏi có thể có trong bài kiểm tra công dân khi ông không phải trả lời các cuộc gọi để giải cứu từ các tòa nhà bị cháy hay từ máy bay biển bị lật ngược. Nếu đậu, ông sẽ tham dự một buổi lễ nhập tịch cùng tuần đó tại Orlando.
“Tôi đã ghi nhớ tất cả; Tôi cảm thấy như mình sắp trở thành một công dân,” ông Kieffer, 41 tuổi, có vợ và hai con người Mỹ cho biết.
Coronavirus đã làm trật bánh thời gian biểu của ông.
Sau khi từng tiểu bang một áp đặt giãn cách xã hội và các biện pháp khác để giảm thiểu vi-rút lây lan, Dịch Vụ Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã đình chỉ hầu hết hoạt động của họ vào ngày 18 tháng 3 và cơ quan này đã thông báo cho ông Kieffer rằng cuộc phỏng vấn của ông đã bị hủy bỏ.
Bây giờ, ông Kiefer là một trong số hàng ngàn công dân đang chờ đợi, trong bối cảnh tồn đọng càng ngày càng nhiều hơn, có thể không thể hoàn thành việc nhập tịch kịp thời để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2020. Ước tính có 650,000 đơn xin nhập tịch đang chờ xử lý trong quý đầu tiên của năm tài khóa 2020, kết thúc vào ngày 31/12.
Cơ quan USCIS gần đây đã bắt đầu tổ chức các nghi thức nhập tịch trong các nhóm nhỏ, so với hàng trăm người thường tụ tập để tuyên thệ, nhưng nhiều người làm việc với người nhập cư nói rằng rất ít người đang được xử lý, rằng việc bù đắp thời gian đã mất trong năm nay có thể sẽ là bất khả thi.
Trước đại dịch, khoảng 63,000 người nộp đơn đã tuyên thệ mỗi tháng tại các tòa án và trung tâm hội nghị ở các thị trấn nhỏ trên khắp đất nước. Theo các Trung Tâm Tài Nguyên Pháp Lý Nhập Cư, lệnh đóng cửa Covid-19 đã trì hoãn các bước cuối cùng trong quy trình - phỏng vấn và nghi lễ - và có khả năng trì hoãn quyền công dân cho hàng trăm nghìn người trước cuối năm 2020, theo Trung Tâm Tài Nguyên Pháp Lý Nhập Cư, một mạng lưới các tổ chức phi lợi nhuận giúp người cầm thẻ xanh trở thành công dân.
Sự chậm trễ do đại dịch cộng với các động thái của chính quyền Trump nhằm thắt chặt việc xem xét các đơn xin nhập tịch, khiến quá trình này trở nên cồng kềnh hơn, cũng như những rắc rối tài chính đang bao vây Dịch Vụ Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, cơ quan mà đang dự kiến sẽ bắt đầu không trả lương nhân viên trong vài tuần tới.
Randy Capps, người nghiên cứu nhập tịch tại Viện Chính Sách Di Cư, một nhóm chuyên gia phi chính phủ cho biết, “tôi không nghĩ chính quyền này sẽ giảm sự cương quyết của họ trong việc tìm và điều tra gian lận để có thể đẩy nhanh các đơn xin nhập tịch này. Điều này có nghĩa là sự tồn đọng có thể sẽ tiếp tục phát triển.”
Một nhóm cư dân thường trú hợp pháp có đơn đăng ký đã được chấp thuận bởi văn phòng USCIS tại Philadelphia nhưng bị đình trệ vì đại dịch, đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang trong tháng này để yêu cầu có một quy trình nhanh để đảm bảo rằng họ sẽ tuyên thệ với tư cách là công dân vào cuối tháng 9 để đáp ứng thời hạn đăng ký cử tri.
Các đơn xin nhập tịch nói chung tăng đột biến trong các chu kỳ bầu cử tổng thống, nhưng những hàm ý tiềm tàng của việc dọn đường cho hàng ngàn công dân mới để họ có thể bỏ phiếu, khác nhau giữa các tiểu bang.
Các cuộc thăm dò đã chỉ ra rằng hầu hết những người nhập cư Mỹ gốc Latin và châu Á, những người có khả năng chiếm phần lớn trong số những người có kiến nghị công dân đang chờ giải quyết, sẽ có xu hướng bỏ phiếu Dân Chủ. Ở các tiểu bang như California, nơi màu xanh Dân Chủ là đậm đặc, việc bổ sung hàng chục ngàn cử tri mới sẽ khó có thể có tác động đáng kể với kết quả cử tri.
Nó có thể là một câu chuyện khác nếu các cử tri tiềm năng bị loại trừ ở các tiểu bang khó nói trước, chẳng hạn như Florida, Georgia, Pennsylvania và Texas. Gần 200,000 người nhập cư đã trở thành công dân ở bốn tiểu bang trong năm tài khóa 2018, theo dữ liệu chính thức, chiếm 26% số người nhập tịch năm đó.
Các nhà lập pháp từ cả hai phía trong những tuần gần đây đã thúc giục Dịch Vụ Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ tiến hành lấy lời tuyên thệ từ xa hoặc bỏ qua bước đó hoàn toàn.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Cộng Hòa từ Florida, và Martin Heinrich, Dân Chủ từ New Mexico, cả hai đều là con trai của công dân nhập tịch, đã gửi một lá thư vào ngày 22 tháng 5 cho Kenneth T. Cuccinelli II, người đứng đầu cơ quan, yêu cầu ông phải lấy làm những gì cần thiết để tiến hành cho phép nhập tịch, bao gồm cân nhắc cả các nghi lễ ảo.
Sau đó, vào đầu tháng này, 14 thành viên của Quốc Hội từ cả hai bên lề đã gửi một lá thư của riêng họ, gọi lời tuyên thệ chỉ chủ yếu là một nghi lễ và trích dẫn một đạo luật có thể được viện dẫn để biện minh tạm thời đình chỉ nó.
“Trước tình hình không tiền khoáng hậu hiện nay, chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng này cho tuyên thệ trực tuyến hoặc tạm bỏ qua lời Lời Thề Trung Thành trong bối cảnh đại dịch Covid-19,” lá thư nói.
Người phát ngôn của USCIS nói rằng sắp xếp lại các nghi thức nhập tịch là “ưu tiên hàng đầu khi chúng tôi bắt đầu mở cửa lại theo giai đoạn,” tức là bắt đầu vào ngày 4 tháng Sáu. Cơ quan này đã giới thiệu các nghi lễ với giãn cách xã hội vào tháng trước và các phiên họp bắt đầu được tổ chức thường xuyên hơn, ông nói.
Tuy nhiên, ông đã loại trừ cách tuyên thệ từ xa. Các nghi lễ phải được công khai theo luật di trú, ông nói, và để tuân thủ các quy định của liên bang, tất cả các ứng viên phải xuất hiện trực tiếp.
Người phát ngôn cũng nói rằng các nghi lễ trực tuyến đã đưa ra những “thách thức về hậu cần,” và sự xuất hiện cá nhân cho phép người đánh giá xác minh danh tính của người nộp đơn và thu thập thẻ xanh của họ, trước đây là bằng chứng cho sự cư trú hợp pháp. Tổ chức các buổi lễ trực tuyến cũng làm tăng mối lo ngại về an ninh, ông nói thêm.
Nhiều người làm việc với những người nhập cư tìm kiếm nhập tịch cho biết cần có sự linh hoạt trong những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.
“Có một cách hợp pháp để USCIS có thể tạo điều kiện thích hợp cho các nghi lễ tuyên thệ từ xa, nhưng cần phải có ý chí và hứng thú để làm điều đó,” ông Ur Jaddou, người từng là cố vấn trưởng của cơ quan trong chính quyền Obama cho biết.
“Trên toàn chính phủ, các cơ quan đã đưa ra những biện pháp táo bạo để đáp lại Covid-19,” ông Ur Jaddou, hiện là giám đốc của DHS (Department of Homeland Security) Watch, một tổ chức vận động theo dõi các cơ quan nhập cư, nói thêm.
Mặc dù đã sự chia rẽ đảng phái về cách giải quyết vấn đề nhập cư trái phép và đại tu hệ thống nhập cư của đất nước, trong lịch sử đã có một sự chấp nhận lưỡng đảng trong việc nhập tịch. Cựu Tổng thống George W. Bush đã tổ chức một buổi lễ nhập tịch tại viện của ông.
Dưới thời Tổng thống Trump, người đã ban hành một loạt chính sách để hạn chế nhập cư hợp pháp, lãnh đạo cơ quan nhập cư - nơi xử lý thị thực, thẻ xanh và yêu cầu tị nạn, ngoài các đơn xin nhập tịch - đã áp dụng chính sách kiểm tra nghiêm ngặt khi xét xử các đơn.
Khoảng chín triệu thường trú nhân hợp pháp đủ điều kiện để có quốc tịch, nhưng một số lượng nhỏ hơn rất nhiều mới được phép nộp đơn.
Ứng viên phải điền vào đơn đăng ký dài 20 trang, vượt qua kiểm tra lý lịch, nộp một loạt các tài liệu hỗ trợ và vượt qua các bài kiểm tra công dân và tiếng Anh cũng như một cuộc phỏng vấn. Họ trả một khoản phí $725. Nếu họ thuê một luật sư, chi phí bổ sung dao động từ $1,500 đến $3,500.
Ana Maria Schwartz, một luật sư di trú ở Houston, có hàng tá khách hàng đang chờ đọc tuyên thệ. Họ đến từ Brazil, Bulgaria, Ecuador, Pakistan, Trinidad và Tobago, Venezuela và Việt Nam, trong số các quốc gia khác.
“Để nộp đơn xin quyền công dân đã là can đảm rồi,” bà Schwartz nói. “Đối với một số người, điều đó có nghĩa là từ bỏ quyền công dân tại quốc gia nơi họ sinh ra. Đôi khi đó không phải là một quyết định dễ dàng, và bây giờ họ đang ở trong tình trạng khập khiễng hợp pháp và không ai từ chính phủ đang bước tới để nói với họ cách thức và khi nào mọi chuyện sẽ xong.”
Một trong những khách hàng của cô, Dardan Qorraj, một người nhập cư từ Kosovo, đã nộp đơn xin quyền công dân vào tháng 9 năm ngoái và đã đạu cuộc phỏng vấn vào tháng Hai. Ông đã được lên kế hoạch để tuyên thệ ở San Antonio vào cuối tháng 3, chỉ bị thông báo hai ngày trước ngày được chỉ định rằng buổi lễ đã bị hủy bỏ vì đại dịch.
“Tôi thực sự lo lắng vì tôi đã không biết nó sẽ mất bao lâu,” ông Qorraj nói. Ông 29 tuổi, làm nghề lái xe ở Austin.
Nhưng ông Qorraj đã được mời tham dự một trong những nghi lễ đầu tiên mà Dịch Vụ Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ tổ chức theo hướng dẫn về đại dịch mới. Ông ta được hướng dẫn đeo mặt nạ và mang theo bút của mình để ký các tài liệu. Không có gia đình hoặc bạn bè sẽ được phép đi cùng ông.
Sau khi đăng ký tên tại một căn lều có nhân viên đeo khăn che mặt và găng tay, ông được dẫn đến một căn phòng nơi 10 người ngồi ghế cách nhau sáu feet. Một quan chức chính phủ đã ra lệnh cho nhóm này đứng dậy, và dẫn dắt họ tuyên thệ Lời Thề Trung Thành. Buổi lễ kết thúc sau 10 phút.
Đối với ông Qorraj, người chứng kiến sự tàn bạo, đàn áp và nền kinh tế bị hủy hoại khi còn là một đứa trẻ trong cuộc chiến ở Kosovo, trở thành một người Mỹ là một trấn an với ông rằng ông an toàn và tự do, ông nói.
“Việc tôi sẽ được bầu là một đặc quyền. Thành thật mà nói, tôi không biết mình sẽ bầu cho ai,” ông Qorraj nói. Ông nói rằng ông sẽ ủng hộ ứng cử viên cam kết xây dựng một đất nước khác nhiều so với quốc gia mà ông đã bỏ đi.
Comments