top of page

6 điều cần biết nếu bạn có hệ miễn dịch suy giảm và đang cân nhắc tiêm ngừa mũi thứ 3

By Carmel Wroth, Allison Aubrey, Will Stone, Jane Greenhalgh


Lời khuyên từ Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh vào Thứ sáu vừa qua đã gợi lên những câu hỏi về việc ai có thể tiêm được mũi 3 và cách thực hiện ra sao. Sau đây là những gì chúng ta đã được biết.


1/ Vì sao những người có hệ miễn dịch suy giảm nên tiêm ngừa mũi thứ ba? Với hệ miễn dịch đã bị suy giảm, nếu bị nhiễm COVID-19, thì bệnh tình sẽ trở nặng và nguy cơ tử vong sẽ cao hơn mức bình thường. Nghiên cứu cho thấy tác dụng của những liều vaccine ban đầu đối với những người bị suy giảm miễn dịch thì thấp hơn, dao động từ 59% đến 72%, thay vì 90%-94% ở những người khỏe mạnh. Nhóm người này cũng dễ bị nhiễm đột phá nhiều hơn so với người có sức khỏe bình thường. Một nghiên cứu ở US chỉ ra rằng nhóm người bị suy yếu miễn dịch chiếm khoảng 40%-44% những ca nhiễm đột phá phải nhập viện. Tiến sĩ David Karp, trưởng khoa thấp khớp tại trung tâm y tế Tây Nam UT, cho biết: "Nếu tôi là một trong những người mà CDC liệt kê vào danh sách suy giảm miễn dịch, tình trạng của tôi sẽ giống như người chưa tiêm chủng". Karp cho biết mặc dù biến chủng Delta tấn công hầu hết những người chưa chích vaccine, nhưng những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch cho dù đã được chích vaccine thì vẫn nhập viện do nhiễm COVID-19.

“Đối với nhóm bệnh nhân này, bạn biết đấy, mũi chích thứ 3 sẽ giúp cải thiện sự đáp ứng của vaccine và do đó sẽ giúp giảm thiểu khả năng bị nhiễm bệnh hoặc giảm độ nặng của bệnh”. Những bệnh nhân như Valen Keefer, người đã được cấy ghép gan và thận tại California, sẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm khi biết mình có thể được chích mũi thứ ba. “Đây là một điều tuyệt vời và là một bước tiến quan trong, cần thiết trong môt thời gian ngắn đối những bệnh nhân cấy ghép như tôi,” cô cho biết. “Thật khó khăn trong thời gian qua để nhận biết bản thân cần phải làm những gì và khi nào thì nên làm những việc đó.” 2/ Ai nên chích mũi thứ 3? Chỉ có một nhóm ít người có sức đề kháng yếu mới phù hợp để chích liều thứ 3. CDC đang đề xuất vấn đề này cho những người có hệ miễn dịch suy giảm ở mức độ nhẹ đến mức độ trầm trọng hơn, bao gồm các trường hợp như sau:

  • Đang điều trị ung thư máu

  • Cấy ghép nội tạng và đang sử dụng thuốc để ức chế phản ứng của hệ miễn dịch

  • Ghép tế bào gốc trong vòng hai năm qua hoặc đang sử dụng thuốc để ức chế phản ứng của hệ miễn dịch.

  • Suy giảm miễn dịch tiên phát ở mức độ vừa cho đến nặng (như là hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich)

  • Bị nhiễm HIV giai đoạn nặng hoặc không điều trị.

  • Chủ động điều trị với thuốc corticosteroids liều nặng hoặc những loại thuốc khác để ức chế phản ứng của hệ miễn dịch.

Sự đề xuất này giới hạn cho những người từ 18 tuổi trở lên sử dụng vaccine Moderna do loại vaccine này chưa được phép dùng cho thanh thiếu niên. Vaccine Pfizer được phép sử dụng cho thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên và cho người lớn.


3/ Tôi không biết tôi có bị suy giảm hệ miễn dịch hay không nhưng tôi bị bệnh mãn tính, có nguy cơ bị COVID-19 nặng nếu nhiễm, tôi có nên chích mũi thứ 3 không?

Nhiều người có thể cân nhắc việc họ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn vì lý do tuổi tác hoặc bệnh nền, do đó họ muốn chích thêm 1 liều vaccine. Tuy nhiên, hiện nay, việc chích thêm 1 mũi chỉ được đề xuất cho những ai thuộc diện suy giảm hệ miễn dịch mà CDC đã khuyến cáo. Đối với những người có bệnh mãn tính khác-kể các bệnh có thể gây ra rủi ro cao hơn do COVID-19- thì cũng không được phép chích thêm một mũi vào thời điểm này. “Danh sách này không bao gồm những người dân thuộc trung tâm chăm sóc sức khỏe dài hạn, người bị tiểu đường, người bị bệnh tim- các trường hợp bị bệnh mãn tính thì không đề cập ở đây” Tiến sĩ Amanda Cohn đã chia sẻ trong cuộc họp của CDC vào thứ Sáu vừa qua. Vẫn chưa rõ ràng việc có nên hay không hoặc khi nào nên đề xuất một cách rộng rãi hơn việc tăng cường thêm mũi vaccine cho nhóm dân số dễ bị tổn thương, mặc dù vấn đề này đã được triển khai ở những quốc gia khác như Israel. Các nhân viên y tế gần đây đã theo dõi hệ miễn dịch được duy trì tốt ra sao ở những người đã đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine. Những thử nghiệm này sẽ xác định thời gian cần tăng cường thêm mũi tiêm, các nhân viên của cả cơ quan FDA và CDC cho biết. 4/ Tôi chỉ cần đăng ký chích hay tôi nên thảo luận trước với bác sĩ của tôi? Và liệu tôi có phải chứng minh việc tôi bị suy giảm hệ miễn dịch không? Hãy bắt đầu bằng việc trao đổi với những bác sĩ chăm sóc sức khỏe về tình hình miễn dịch của mình và cách điều trị. Mặc dù tại các địa điểm tiêm vaccine, bạn không cần trình giấy chứng nhận của bác sĩ, bạn chỉ cần thông báo cho nhân viên rằng bạn bị suy giảm hệ miễn dịch nhẹ hoặc nghiêm trọng mà thôi. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên có được lời khuyên từ bác sĩ của mình trước khi tiêm, theo tiến sĩ Dorry Segev, một bác sĩ phẩu thuật cấy ghép và là nhà nghiên cứu tại Đại Học Johns Hopkins, ông đã đang nghiên cứu việc tiêm vaccine COVID-19 cho những người được cấy ghép nội tạng. Ông nói rằng bác sĩ của bạn có thể giúp xác định được liệu việc chích thêm mũi thứ ba có lợi ích hoặc rủi ro như thế nào cho trường hợp cụ thể của bạn. Segev cũng cảnh báo: Đối với những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, “luôn có rủi ro mỗi khi chúng ta kích hoạt hệ miễn dịch”. Chẳng hạn như đối với những người được cấy ghép nội tạng, rủi ro có thể là việc đào thải mảnh ghép. “Những vấn đề này cần được thực hiện vô cùng thận trọng cùng một đội ngũ y tế thật chu đáo,”. Karp giải thích thêm: những bệnh nhân với một số điều kiện nhất định, việc tạm thời dừng điều trị suy giảm hệ miễn dịch để phát huy hiệu quả của mũi vaccin thứ 3 là có thể cần thiết. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về tình hình của mình và cách để tăng thêm cơ hội có được hiệu quả của việc tiêm vaccine. 5. Sự bảo vệ sẽ tốt ra sao nếu tôi tiêm mũi thứ 3? Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc suy giảm miễn dịch ở người. Thông thường, đó là sự kết hợp của vấn đề tuổi tác, điều kiện y tế, các phương pháp điều trị và loại thuốc nào mà họ đang sử dụng. Trong khi các nghiên cứu cho thấy liều chích thứ 3 có thể tăng cường phản ứng kháng thể ở một vài người, thì hiệu quả này vẫn không đồng đều ở mọi người. Người bị suy giảm hệ miễn dịch khi tiêm mũi 3 nên nhận thức được việc họ không an toàn tuyệt đối với COVID-19, tiến sĩ Helen Keipp Talbot cảnh báo trong cuộc họp hội đồng của ACIP. “Tôi nghĩ rằng thực tế là họ sẽ an toàn hơn, nhưng vẫn có rủi ro vô cùng cao cho việc nhiễm, phát bệnh nặng và tử vong. Và với bất cứ ai mà họ tiếp xúc thường xuyên, thì người này cũng cần được tiêm vaccine, để bảo vệ họ", Talbot cho biết. Trong một bài thuyết trình cho hội đồng, tiến sĩ Kathleen Dooling của CDC nói rằng người bị suy giảm hệ miễn dịch, và bao gồm cả những người được tiêm thêm mũi thứ 3, cần tiếp tục duy trì các phương thức bảo vệ khác bao gồm đeo khẩu trang, luôn giữ khoảng cách 6 feet với những người không sống cùng, tránh tụ tập đông người và những nơi không thông thoáng. Và cô cũng khuyến cáo việc không nên gặp gỡ những người suy giảm hệ miễn dịch mà vẫn chưa chích vaccine. 6. Tôi có cần chích loại vaccine tương tự như hai mũi đầu tiên không? Và tôi cần làm gì nếu tôi đã chích vaccine J&J? CDC khuyến cáo mọi người nên chích loại vaccine tương tự như hai mũi đầu. Như thế, nếu bạn đã chích Pfizer hay Moderna cho hai mũi đầu tiên, bạn nên chích lại loại đã chích. Nhưng nếu sự tiếp cận loại vaccine bạn cần gặp khó khăn, CDC vẫn cho phép chích liều 3a với loại mRNA vaccine khác. Hiện tại, chỉ có vaccine Pfizer và Moderna được cho phép chích thêm một liều nữa. Nếu bạn đã chích J&J, bạn vẫn chưa thể chích thêm một mũi nữa. Cơ quan FDA cho biết không đủ dữ liệu có sẵn để cho phép những người đã chích J&J được chích thêm một liều nữa. Đại diện từ cả FDA và CDC nói họ đang tích cực nghiên cứu để xác định những điều cần làm cho những người đã chích J&J và kỳ vọng sẽ biết thêm về vấn đề này trong thời gian tới.

Người dịch: Kevin Do

Biên tập: Chau Tran

Comentários


bottom of page