top of page

Biden muốn 100% năng lượng tái tạo (renewable energy) vào 2035. Có khả thi không?

Các tiểu bang như New York, California và Maine đã đặt cao mục tiêu, nhưng Ohio và West Virginia lại đưa ra mục tiêu khá thấp.


John MuyskensJuliet Eilperin, ngày 30 tháng 7, 2020



Trong tháng này, Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cho thấy rằng đảng này đã thay đổi nhận định về khí hậu như thế nào từ lúc phe Dân chủ nắm quyền chỉ huy Nhà Trắng.


Kế hoạch Năng lượng sạch của cựu tổng thống Barack Obama đã kêu gọi ngành điện lực cắt giảm 32% mức ô nhiễm carbon vào năm 2030, nhưng lại không đề ra một kế hoạch khử bỏ sản xuất dầu, than hoặc khí tự nhiên.


Trong năm nay, một vài ứng cử viên tổng thống Dân chủ như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (I-Vt) đã còn có cách nhìn cấp tiến hơn khi đề xuất rằng Mỹ nên dự trữ toàn bộ điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030. Lời đề xuất này là một phần trong kế hoạch trị giá 16.3 nghìn tỉ đô nhằm bỏ dần sự dựa dẫm vào nhiên liệu hóa thạch. Nhiều đảng viên Dân chủ khác đã chấp nhận Chính sách tăng trưởng xanh mới (Green New Deal) – một dự luật kêu gọi đẩy mạnh ngành năng lượng không carbon vào năm 2030 cũng như các tòa nhà và phương tiện tiết kiệm năng lượng, kèm theo đầu tư lớn lao vào xe điện và đường sắt tốc độ cao.

Vào năm ngoái, theo như dữ liệu tờ Washington Post nhận được từ Cơ Quan Thông tin Năng lượng Mỹ (U.S. Energy Information Administration), 38% năng lượng điện của Hoa Kỳ đến từ nguồn năng lượng sạch.


Kế hoạch mới trị giá 2 nghìn tỷ đô la của ông Biden hứa hẹn sẽ loại bỏ khí thải carbon từ ngành công điện năng vào năm 2035. Nó sẽ áp đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về việc tiết kiệm xăng theo từng dặm, đầu tư vào việc hình thành các tòa nhà và căn hộ thích nghi với khí hậu, và nâng cấp hệ thống giao thông. Chiến dịch này bao gồm việc sử dụng các nguồn năng lượng từ gió và mặt trời, nhưng đồng thời cũng không bỏ qua một vài nguồn năng lượng không tái tạo như điện hạt nhân, thủy điện và điện sinh khối.


Michael Greenstone, giám đốc Viện Năng lượng của Đại Học Chicago, cho biết: Cái hấp dẫn chính yếu của kế hoạch này nằm ở chỗ nó nhắm mục tiêu trực tiếp vào lượng khí thải carbon và đồng thời tránh thiên vị bất kỳ loại công nghệ xanh nào. Điều này sẽ giảm chi phí cho người tiêu dùng và tối đa hóa giá trị trong việc giảm thiểu carbon.”


Song một vài nhà môi trường học như bà Erich Pica, chủ tịch của tổ chức Bạn Trái Đất (Friends of the Earth), vẫn đặt nghi vấn về công nghệ trừ carbon: “Năng lượng hạt nhân không có vai trò nào trong việc cắt giảm lượng carbon hay giảm thiểu chi phí. Do đó, việc sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ khuyến khích các ngành công nghiệp giữ lại và tiếp tục vận hành các cơ sở nhà máy đời cũ và mang tính nguy hiểm.”


Thủy điện là nguồn năng lượng từ một hệ thống tự động nạp điện nhờ dòng chảy của nước, được xác nhận là năng lượng tái tạo bởi Cục Bảo vệ Môi trường (Environmental Protection Agency). Trong khi đó, Sinh khối (biomass) được coi là năng lượng carbon trung tính vì mặc dù nó thải ra carbon dioxide khi bị đốt, các nhà máy sinh khối sẽ thu lại gần như bằng đấy lượng carbon dioxide đã được thải ra.


Tuy nhiên, cả hai dạng năng lượng đều bị chỉ trích vì tác động của chúng đến môi trường. Các đập ở sông suối có thể phá hủy môi trường sống và gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá. Thêm nữa, thủy điện chỉ chiếm 6% trong toàn thể lưới điện quốc gia, và việc khai thác nó để chiếm phần lớn hơn sẽ khó khăn.


Nhiều chuyên gia lập luận rằng việc phân loại sinh khối thành năng lượng carbon trung tính sẽ khuyến khích việc chặt hạ cây cối hấp thụ carbon dioxide. Tim Searchinger, một học giả nghiên cứu tại Trường Quan hệ Công chúng và Quốc tế Princeton (Princeton School of Public and International Affairs), nói rằng: “nếu việc đốt gỗ cây có lợi cho khí hậu, thì chúng ta nên đốt giấy thay vì cố tái chế nó.”



Janet Mills (D), thống đốc của bang Maine, đã thúc đẩy mạnh nguồn điện sạch kể từ khi bà nhận chức vào năm 2019. Nhờ đó, bà đã dỡ bỏ được lệnh cấm năng lượng gió mà thống đốc tiền nhiệm đã áp đặt, cũng như có thể ký các dự luật nhằm phát triển nguồn năng lượng không carbon. Sinh khối chiếm 1/4 năng lượng điện của bang này, nhiều hơn bất kì bang nào khác.


New York đã tăng việc giải quyết biến đổi khí hậu vào năm ngoái, và hiện tại đang là một trong số nơi tại Mỹ đặt mục tiêu cao nhất. Bang này có ý định biến đổi 70% nguồn điện thành năng lượng tái tạo trong vòng 1 thập kỷ, và loại bỏ hoàn toàn khí thải carbon vào năm 2040, ngay cả khi đang trong quá trình đóng cửa Indian Point, một nhà máy hạt nhân lớn gần Thành phố New York. Nhà máy này dự kiến sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn vào 30 tháng 4 năm 2021.



Vào năm ngoái, Ohio đã giảm mức tiêu chuẩn năng lượng tái tạo từ 12,5% vào năm 2027 xuống còn 8,5% vào năm 2026, mà không đặt ra mục tiêu nào trong tương lai, đồng thời loại bỏ tiêu chuẩn năng lượng hiệu quả. West Virginia – nơi thiết lập các yêu cầu ở mức vừa phải cho năng lượng tái tạo vào 2009 – đã bãi bỏ hoàn toàn các yêu cầu này vào năm 2015, năm mà chúng có hiệu lực.


Translation by Nhi Nguyen

Edited by Cookie Duong

Comments


bottom of page