Translated from Axios's article Climate change lurks behind Hurricane Ida's unnerving intensification rate
By Andrew Freedman, on 30-08-2021
Bão Ida đã chuyển biến nhanh chóng từ cấp 2 với tốc độ 105 dặm / giờ vào thứ Bảy lên tận cùng cấp 4 vào sáng Chủ nhật. Sự tăng cấp nhanh chóng này do sự kết hợp của sự biến đổi khí hậu và chuyển biến mùa, và một chút xui xẻo.
Điểm quan trọng: Hiểu được những chuyển biến trong việc hình thành những cơn bão mạnh nhất của Mẹ Thiên nhiên là chìa khóa để bảo vệ cộng đồng cư dân ven biển trên toàn thế giới - ở khắp mọi nơi từ các thành phố lớn của Đông Nam Á đến các thị trấn nhỏ của Louisiana Bayou.
Bão Ida đột ngột tăng cường sức mạnh không lâu trước khi vào đất liền là một cơn ác mộng. Phương tiện truyền thông xã hội tràn ngập những biểu hiện lo lắng và sợ hãi, vì đã quá muộn để cư dân trong vùng chịu ảnh hưởng của bão kịp di tản.
Việc cơn bão mạnh lên nhanh chóng không phải là điều ngạc nhiên đối với các nhà dự báo bão, những người đã dự đoán điều này kể từ khi cơn bão di chuyển ngoài khơi Cuba vào thứ Sáu.
Nhưng ngay cả dự báo đó cũng không thể xác định chính xác những gì đã xảy ra.
Theo các con số: Một thước đo chính về cường độ bão là áp suất không khí trung tâm tối thiểu. Trong trường hợp này, áp suất đã giảm 41 milibar chỉ trong 14 giờ, từ 5 pm Thứ Bảy đến 7 am Chủ nhật; và giảm tiếp 52 milibar trong 24 giờ sau đó.
Trong vòng 24 giờ, cường độ gió lên trên 65 dặm / giờ, vượt quá định nghĩa của Trung tâm Bão Quốc gia về cường độ gia tăng nhanh chóng, đó là khi sức gió duy trì tối đa của một cơn bão tăng 35 dặm / giờ trong 24 giờ.
Ngoài ra, Ida cũng tăng cấp suốt đường ̣tiến về bờ biển ở phía bắc Vịnh Mexico, điều mà hầu như chưa từng xảy ra trước năm 2018, nhưng dường như đã trở thành thông lệ gần đây.
Sự tăng cấp của cơn bão Ida là do ba yếu tố chính, trong đó biến đổi khí hậu chủ yếu ảnh hưởng đến hai yếu tố đầu tiên - và quyết định nhất - trong số ba yếu tố sau:
1. Nguồn cung cấp dồi dào nước ấm giống như bồn tắm, với độ ấm lan sâu vào cột nước. Điều này được nâng cao bởi thời gian của cơn bão: nhiệt độ vùng Vịnh có xu hướng ở mức nóng nhất vào thời điểm này trong năm. Tuy nhiên, năm nay, các vùng biển thậm chí còn nóng hơn mức trung bình.
2. Độ ẩm dồi dào trong khí quyển, vì không khí khô có thể cuốn vào các cơn bão và làm gián đoạn quá trình tăng cường của chúng.
3. Thiếu gió cắt hoặc bất kỳ yếu tố khí quyển nào khác có thể ngăn cản những cơn giông cao ngất của cơn bão tổ chức và hình thành một vòng đồng tâm xung quanh mắt bão. copy
Cách thức hoạt động: Bão là động cơ nhiệt, tấn công các vùng biển nhiệt đới có nhiệt độ ấm.
Phẩn lớn nhiệt lượng dư thừa tích tụ trong khí hậu có được từ việc đốt các nhiên liệu hoá thạch và chúng được hấp thụ bởi đại dương dẫn đến hậu quả là nước biển ngày càng trở nên nóng hơn.
Nhiệt độ không khí cũng tương tự như thế. Tạp chí Physics, cho chúng ta biết, đặt biệt căn cứ vào mối quan hệ Clausius-Clapeyron, thì khả năng chứa nước của bầu khí quyển sẽ tăng 7% mỗi khi nhiệt độ tăng 1°C (1.8°F).
Một nghiên cứu khoa học gần đây đã nhận thấy đại dương trên hành tinh chúng ta đã và đang nóng lên nhanh hơn trong 100 năm trở lại đây so với bất kì thời điểm nào trong suốt 11,000 năm trước đó.
Hai chuyển biến nêu trên đang khiến những cơn bão trút nước nhiều hơn mức trung bình so với thời gian trước và cũng khiến những cơn bão cấp 3, 4, và 5 xảy ra với tỉ lệ cao hơn ở các lưu vực đại dương.
Một nghiên cứu vào năm 2019 của tạp chí khoa học Nature chẳng hạn, đã nhận thấy các cơn bão có xu hướng tăng mạnh ở Đại Tây Dương từ năm 1982 đến năm 2009, và các mô hình điện toán cũng chỉ ra rằng những chuyển biến này đã có thể không xảy ra nếu không có sự biến đổi khí hậu do con người gây nên.
Một nghiên cứu năm 2020 được xuất bản trong Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy những lốc xoáy nhiệt đới hầu như có khả năng xảy ra cao trên khắp thế giới, bao gồm cả Đại Tây Dương.
Hơn thế, một nghiên cứu vô cùng đáng ngại vào năm 2017 được xuất bản trong Bulletin of the American Meteorological Society cho biết một cơn bão tăng 70 mph so với mức ban đầu trong vòng 24 giờ trước khi đổ bộ--một hiện tượng mà chỉ xảy ra một lần trong một thế kỉ vào trước kia– thì đã có thể xảy ra thường xuyên từ mỗi 5 năm đến 10 năm vào cuối thế kỉ này.
Kết luận: Cuối cùng, thực tế việc đổ bộ của cơn bão này vào Port Fourchon, Louisiana, cũng chứng tỏ sự kém may mắn và trớ trêu đầy cay đắng.
Kém may mắn vì Lousiana là tiểu bang đầu tiên liên tiếp hứng chịu hậu quả trong nhiều năm từ những cơn bảo với vận tốc gió cao hơn hoặc bằng 150 mph khi chúng đổ bô vào đất liền, theo nhà khí tượng học Steve BowenBowen- người đứng đầu ủy ban nghiên cứu thảm họa ở Aon.
Và điểm trớ trêu là do địa điểm đổ bộ của cơn bão, Port Fourchon, đây là nơi quy tụ nhiều cơ sở khai thác xăng dầu nòng cốt của vịnh Mexico. Hằng ngày có hơn 1.5 triệu thùng dầu thô được vận chuyển qua các đường ống dẫn dầu và thông qua cảng. Việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch này chính là nguyên nhân khiến cơn bão tăng cấp và gây tổn thất nặng nề cho bến cảng.
Người dịch: Kevin
Comments