top of page

Biến đổi khí hậu trở thành tiêu đề trong tranh cử tổng thống vì cháy rừng tàn phá bờ Tây


Seung Min KimBrady Dennis, ngày 14 tháng 9, 2020

Tổng thống Trump tham dự cuộc họp về vụ cháy rừng California cùng với các quan chức cấp cứu, cứu hỏa địa phương và liên bang tại Sân bay McClellan của Sacramento in Công Viên McClellan, California. (Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)


Vào thứ Hai, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Joe Biden đã phê bình Tổng thống Trump về cách kiểm soát môi trường của ông. Hiện nay, các cuộc cháy rừng tiếp tục phá hoại nhiều khu vực miền Tây nước Mỹ. Trong khi đó, ông đã lợi dụng chuyến đi California để đặt câu hỏi nghi ngờ giới khoa học đồng thuận sự thay đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra hỏa hoạn tàn khốc. Trong buổi phát biểu tại Wilmington, Delaware, Biden nói rằng, các trận cháy rừng và bão táp vào cuối hè đã phơi bày “một thực tế thảm khốc ngày càng tồi tệ nhanh chóng bất khả phủ nhận " của hiện tượng nóng lên toàn cầu (global warming). Ông cho rằng đó là một vấn đề "cần hành động, không phải sự phủ nhận."


Trên khắp California, Trump đã tìm cách đổ lỗi các vụ cháy cho một thủ phạm khác - ban quản lý rừng - trong khi phớt lờ cảnh báo rằng hiện tượng khí hậu nóng lên do con người gây ra sẽ tiếp tục khiến các tiểu bang miền Tây trở thành trung tâm của những hỏa hoạn hàng năm tàn phá cộng đồng.


“Nó sẽ bắt đầu mát hơn. Bạn chờ xem,” Trump nói trong cuộc họp giao ban với các nhà lãnh đạo tiểu bang và địa phương ở Công Viên McClellan , California.


Vấn đề biến đổi khí hậu đã được thêm vào chiến dịch tranh cử tổng thống gần đây. Quan tâm chính từ trước chủ yếu là về đại dịch coronavirus, nền kinh tế suy thoái, các cuộc biểu tình công bằng chủng tộc và câu hỏi về việc ứng cử viên nào có tư cách lãnh đạo. Tuy nhiên tác động của sự ấm lên toàn cầu đối với cuộc sống hàng ngày là điều khó có thể bỏ qua, với hàng triệu mẫu đất bị cháy ở California, Oregon và tiểu bang Washington, dẫn đến hàng chục người chết, hàng chục nghìn người phải sơ tán và bầu trời đầy khói mù nguy hiểm đến nỗi che hết ánh nắng mặt trời.


Biden gọi Trump là “kẻ đốt phá khí hậu”, người đã coi thường các yếu tố làm trầm trọng các trận cháy rừng hơn. Biden nêu ra những yếu tố chung từ tổng thống trong cách quản lý thiên tai và đại dịch với cách giải quyết căng thẳng do phân biệt chủng tộc bùng phát trong toàn quốc vào mùa hè này sau nhiều vụ cảnh sát bắn người Da đen.


Trong khi thảo luận với Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên của California vào ngày 14 tháng 9, Tổng thống Trump đã coi thường tác động của sự biến đổi khí hậu đối với việc cháy rừng ở Bờ biển Tây. (The Washington Post)


"Việc Donald Trump phủ nhận thay đổi khí hậu có thể đã không gây ra các hỏa hoạn, lũ lụt và bão táp kỷ lục", Biden nói hôm thứ Hai. "Nhưng nếu ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, những sự kiện giống địa ngục này sẽ xảy ra thường xuyên hơn, tàn khốc hơn, và gây nhiều tử vong hơn."


Trong khi chỉ trích tổng thống nặng nề về việc thiếu tầm nhìn, Biden vẫn cố gắng thúc đẩy các chính sách về khí hậu với nhiều sự ủng hộ. Ông tránh nói đến các chủ đề gai góc về chính trị như Thỏa thuận Xanh Mới (Green New Deal) mà nhiều nhà hoạt động chế độ tự do đã yêu cầu.


Không lâu sau phát biểu của Biden tại Delaware, các nhà lãnh đạo tiểu bang California đã tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu trong cuộc họp giao ban với Trump. Thống đốc Gavin Newsom (Dân chủ) đã nói rõ rằng ông không muốn gây rắc rối với tổng thống về chủ đề này nhưng ông nói rằng “góc độ khiêm tốn của chúng tôi trình bày khoa học và bằng chứng quan sát rõ ràng, sự biến đổi khí hậu là có thật và điều đó đang làm cháy rừng trầm trọng hơn.”


Wade Crowfoot, bộ trưởng Cơ Quan Tài nguyên Thiên nhiên của tiểu bang, đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy vấn đề này hơn sau khi tổng thống gạt bỏ quan ngại nhiệt độ tăng cao. Ông nói Trump rằng, “tôi ước rằng khoa học cũng đồng ý với ông.”


Tổng thống trả lời: “Vậy thì tôi không nghĩ là khoa học biết gì hết.”


Khẳng định của Trump trái ngược với sự đồng thuận khoa học; sự thay đổi khí hậu nhân tạo chắc chắn đã khiến khí hậu miền Tây nóng và khô hơn, làm các vụ cháy khó dự đoán và nghiêm trọng hơn.


Trong một làn sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục thứ hai từ giữa tháng Tám, khí hậu nóng đã làm khô cây cỏ. Gần đây đám cháy đã bùng nổ lớn trong một đợt gió mạnh đồng thời tấn công dãy núi Cascades, Sierras, và các dãy núi ven biển. Cơn gió mạnh đã đẩy ngọn lửa xuống các hẻm núi, qua các khu cắm trại, đường cao tốc, và vào các khu vực lân cận.

Nghiên cứu đã ghi nhận các mẫu đất bị cháy lớn trên khắp miền Tây đã gia tăng do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hơn nữa các dự báo cho thấy xu hướng về tình trạng thời tiết nóng và khô hơn sẽ khiến khu vực dễ bị cháy lớn hơn.


Tuy nhiên việc Trump bác bỏ sự nóng lên toàn cầu là nhất quán với bình luận của ông trước đây gọi hiện tượng này là “tin lừa.”


Tổng thống vẫn tiếp tục đổ lỗi cho các tiểu bang miền Tây kém quản lý rừng khiến cho các vụ cháy rừng dữ dội hơn. Ông bảo rằng hôm vào thứ Hai, ông đã nói chuyện với một nhà lãnh đạo nước ngoài mà ông không nêu tên. Người này khẳng định rằng đất nước của họ có “những cây dễ cháy hơn [so với] những cây ở California, và chúng tôi chả gặp vấn đề gì vì chúng tôi quản lý rừng của chúng tôi.”


Trump nói “Khi cây ngã xuống, sau một thời gian ngắn chúng trở nên rất khô - khoảng 18 tháng. Chúng trở thành, thực sự, giống như một que diêm. Và chúng vùng dậy... bạn biết đấy, khi không còn nước tràn qua nữa, và chúng trở nên rất, rất... thì chúng chỉ nổ tung.”


Quả như thế, việc quản lý - hay quản lý yếu kém - các khu rừng trên khắp California và những nơi khác đã tạo ra một lượng lớn nhiên liệu trên mặt đất. Chúng giúp cho các ngọn lửa thêm lớn lên và làm rộng phạm vi của các đám cháy rừng. Nhiều khu dân cư mới được xây dựng trên vùng đất dễ bị cháy đã đóng một vai trò trong sự tàn phá hiện nay.


Tuy nhiên, các nhà sinh thái học về hỏa hoạn nói rằng không có cách nào để"dọn sạch" các khu rừng để ngăn chặn thảm họa. Trong nhiều trường hợp, nghiên cứu cho thấy, các phương pháp quản lý như tận dụng khai thác thực sự làm trầm trọng thêm nguy cơ hỏa hoạn.


Tim Ingalsbee, một lính cứu hỏa chuyên cho đất rừng đã nghỉ hưu và là một nhà sinh thái học về hỏa hoạn, đã cho biết đám cháy trang trại Holiday, gần nhà ông ở Eugene, Oregon, thiêu rụi hàng nghìn mẫu đất của một đồn điền cây công nghiệp. Ông nói, “Khu vực này đã được khai thác gỗ tối đa, khiến những vùng đất này thậm chí còn dễ cháy hơn những khu rừng bản địa”.


Newsom nói với tổng thống Trump rằng các quan chức nhà nước "đã không thực thi tốt đối với việc quản lý rừng." Thống đốc cũng lưu ý với Trump rằng 57% đất rừng ở California thuộc sở hữu của chính phủ liên bang, chịu trách nhiệm chính trong việc giữ rừng bị phá.


Các đám cháy rừng bùng phát ở miền Tây được các nhà khoa học khí hậu gọi là thảm họa hỗn hợp, trong đó nhiều sự kiện cháy lớn diễn ra cùng lúc trên nhiều vùng địa lý khác nhau. Trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng thảm họa hỗn hợp là kết quả không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu, ít ai có thể dự đoán rằng những đám cháy cùng lúc nhanh chóng tràn lan trên toàn bộ Bờ Tây lại xảy ra sớm như vậy.


Char Miller, giáo sư phân tích và lịch sử môi trường tại trường đại học Pomona, đông Los Angeles, cho biết: “Tất cả những gì chúng ta không làm trong quá khứ, chúng ta phải trả giá đắt hiện nay.


Trump - người hay nhảy vào chủ đề này - đã giữ im lặng về các vụ cháy rừng cho đến khi ông viết một dòng tweet vào thứ Sáu. Được hỏi ở Sacramento tại sao ông phải mất ba tuần để đến thăm California, Trump đã bác bỏ đó là một "câu hỏi khó chịu" và biện bác rằng ông đã nhanh chóng tuyên bố tình trạng thảm họa cho tiểu bang.


Hôm thứ Hai, Biden tuyên bố sẽ đối phó mạnh mẽ với mối đe dọa của biến đổi khí hậu với tư cách là tổng thống, bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu mới, thúc đẩy sử dụng xe điện nhiều hơn và thành lập một nhóm nghiên cứu khí hậu để làm cho đất nước ít bị tổn thương hơn bởi cháy rừng và lũ lụt.


Mùa hè này, Biden đã đưa ra một kế hoạch trị giá 2 nghìn tỷ đô la. Kế hoạch này sẽ xem biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa chính mà quốc gia phải đối mặt. Các mục tiêu của nó bao gồm loại bỏ ô nhiễm carbon khỏi lĩnh vực điện vào năm 2035, tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris, đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo và giảm nhiên liệu cho phương tiện vận tải, nhà ở và các tòa nhà thương mại.


Ngược lại, chính quyền Trump đã cố gắng làm yếu đi các quy định về môi trường, các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu của liên bang đối với ô tô và giảm bớt lượng khí thải từ các nhà máy điện của quốc gia. Chính quyền liên bang đã sửa đổi một đạo luật từng ra cho người dân bình thường tiếng nói trong các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm khu của họ, để dễ dàng mở rộng hoạt động khoan dầu ngoài khơi, cũng như thăm dò dầu khí ở những nơi trước đây bị giới hạn như Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc Cực.

Chính quyền gần đây đã tuyển dụng một học giả mà đã từng đặt câu hỏi về sự đồng thuận khoa học về biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông ấy sẽ giúp điều hành Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), cơ quan sản xuất phần lớn các nghiên cứu về khí hậu do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ.


Ngay cả khi tổng thống tự gọi mình là "nhà môi trường vĩ đại", ông đã từ chối những lời kêu gọi hành động trước các mối đe dọa kinh tế và an ninh do khí hậu ấm lên gây ra. Ông đã thúc đẩy ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, chỉ trích các công nghệ tái tạo như năng lượng gió và tuyên bố sẽ rút Hoa Kỳ vào cuối năm nay khỏi nỗ lực quốc tế nhằm cắt giảm khí nhà kính gây ra khí hậu nóng lên toàn cầu.


Các nhà lập pháp từ các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đám cháy đã buộc chính quyền phải nhanh chóng tuyên bố thảm họa khẩn cấp. Như thế, giải ngân quỹ liên bang có thể giúp thêm và đã được Tòa Bạch Ốc phê duyệt, mặc dù các trợ lý cho biết Quốc hội có khả năng đưa ra các yêu cầu cụ thể hơn khi phạm vi thiệt hại trở nên rõ ràng hơn.

Theo các trợ lý quốc hội, không cần Quốc hội tài trợ ngay, vì quỹ cứu trợ thảm họa liên bang có đủ tiền và sẽ tự động được bổ sung trong một nghị quyết ngắn hạn của chính phủ. Nghị quyết này phải được thông qua trước cuối tháng này.


Thượng nghị sĩ Ron Wyden (D-Ore.) Nói: “Trước đây, Tòa Bạch Ốc chắc chắn đã sẵn sàng sử dụng quỹ khẩn cấp để thực hiện chương trình nghị sự của riêng họ. “Tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra bây giờ.”


Erica Werner, Karoun Demirjian và Sarah Kaplan in Washington và Sean Sullivan in Wilmington, Del., đóng góp cho bài này.


Người dịch: Que Do, Luong

Biện tập viên:Khánh (Vy) Lê

Comments


bottom of page