top of page

Cần giải pháp đưa bằng chứng khoa học vào chính sách công nhanh và hiệu quả hơn

By Nature, on 28-02-2022, 03:00:00

Đại dịch COVID-19 bùng nổ dẫn đến sự đòi hỏi vô số các bằng chứng khoa học để tác động vào việc đưa ra các quyết định phù hợp. Bây giờ các nhà nghiên cứu đang tổng kết lại để đánh giá phương cách nào sai và phương cách nào cần thay đổi. Có một thành ngữ trong y học ngụ ý: ngày xưa, các quyết định luôn được đưa ra bởi GOBSAT - good old boys sat around a table. Ý là: những cậu bé ngoan, "có tuổi", tranh nhau đưa ra ý kiến ​​của riêng họ (thường mang tính chủ quan). Phương pháp GOBSAT là tinh hoa và loại trừ, và nó có nghĩa là không ai có được bằng chứng chắc chắn nào để dựa vào đó đưa ra quyết định. Đáng buồn thay, cách ra quyết định này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trong hai năm qua. Trong thời kì đại dịch này, các chính phủ, doanh nghiệp và người dân toàn cầu đòi hỏi cần có những bằng chứng thực nghiệm vững chắc để đưa ra quyết sách như những phương pháp nào có thể điều trị COVID-19 hay làm sao cho trẻ em được đến trường một cách an toàn. Nhưng áp lực đó đã phơi bày những điểm yếu trong hệ thống sản xuất, tổng hợp, giao tiếp và sử dụng bằng chứng của thế giới để ra quyết định. Mặc dù nghiên cứu khoa học là rất cần thiết trong thời kỳ đại dịch, nhưng quá nhiều trong số đó không đạt được tiêu chuẩn về chất lượng hoặc chưa giải quyết được các câu hỏi cấp bách. Các nhà nghiên cứu chuyên tổng hợp kết quả nghiên cứu đã không thể theo kịp tốc độ ra đời của các nghiên cứu mới. Thông tin sai lệch đã phát triển mạnh, và các chính trị gia và những người khác thường không thể tiếp cận dữ liệu/bằng chứng họ cần. Nhưng các nhà nghiên cứu đang vào cuộc. Trong vài tháng qua, ba báo cáo đã được công bố cho thấy những gì có thể được thực hiện để cải thiện để ra các quyết định dựa trên bằng chứng, không chỉ trong thời kỳ đại dịch, mà trong nhiều lĩnh vực của chính sách công: bao gồm chống biến đổi khí hậu, giảm bất bình đẳng và cải thiện sức khỏe toàn cầu. Các báo cáo này tuy là đầy tham vọng và lý tưởng hóa nhưng cùng nhau, họ hình dung ra một bộ máy hiệu quả có thể cung cấp bằng chứng nhanh chóng nhưng chặt chẽ, đúng thời hạn, cho những người cần nó. Và họ vạch ra một lộ trình để đạt được điều đó, đặt sự bình đẳng vào trung tâm và làm nổi bật những nhu cầu rất khác nhau của các quốc gia trên thế giới. Hệ sinh thái dựa vào bằng chứng Trong một báo cáo của Ủy ban Toàn cầu về Bằng chứng để Giải quyết các Thách thức Xã hội, một nhóm 25 người - gồm các chính trị gia đến các nhà thống kê đến các nhà lãnh đạo công dân trên khắp 6 châu lục đề xuất những cải tiến cho hầu hết mọi khía cạnh của hệ sinh thái bằng chứng. Một khuyến nghị ưu tiên dành cho các tổ chức đa phương là cung cấp cam kết và hỗ trợ nhiều hơn cho việc sử dụng bằng chứng nghiên cứu trong việc đưa ra quyết định, chẳng hạn như cách Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đưa ra đánh giá về ngành khoa học khí hậu cho các nhà hoạch định chính sách. Dưới sự bảo trợ toàn cầu này, ủy ban khuyến nghị rằng mỗi quốc gia nên có các quy trình riêng của mình để hỗ trợ việc sử dụng các bằng chứng đúng hướng. Tất nhiên, nhiều quốc gia đã làm, dưới hình thức cố vấn khoa học và nhóm phân tích dữ liệu trực thuộc các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, như ủy ban đã chỉ ra, điều còn thiếu là một cơ quan trung ương điều phối việc đưa các bằng chứng xác đáng cho những người cần nó và đúng thời điểm. Nhiều khuyến nghị trong số này được các nhóm chính sách y tế nhắc lại trong một lời kêu gọi mà tạo nên Mạng lưới chính sách được cung cấp thông tin bằng chứng của Tổ chức Y tế Thế giới (EVIPNet) ban hành vào tháng 12. Không chỉ thế, nó được trích vào một báo cáo vào tháng 2, xuất bản bởi Cochrane, một nhà dẫn đầu toàn cầu về cung cấp tổng hợp bằng chứng hàng đầu trong lĩnh vực y tế. Đặc biệt, ông rất muốn phát triển các đơn vị tổng hợp bằng chứng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Chỉ 3–4% tác giả mà ông đánh giá đến từ các quốc gia như vậy từ năm 2018 đến năm 2021, ông coi đây là một sự mất cân bằng cần được điều chỉnh. Một cách tiếp cận thực tế Nhiều tổ chức ở các nước có thu nhập thấp và trung bình đã làm cầu nối giữa các nhà nghiên cứu cung cấp bằng chứng và những người ra quyết định có thể sử dụng nó. Trung tâm Tổng hợp Bằng chứng Nhanh chóng (ACRES) tại Đại học Makerere ở Uganda là một trong số đó. Trung tâm này nhận được yêu cầu từ các nhà hoạch định chính sách và gửi lại một bản tổng hợp nhanh chóng các bằng chứng liên quan trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nó đã ảnh hưởng đến các chính sách của Uganda, từ bổ sung chất dinh dưỡng vào thực phẩm đến chẩn đoán bệnh lao. Nhà nghiên cứu chính sách y tế Rhona Mijumbi-Deve, người đã thành lập trung tâm và hiện đang tư vấn cho các quốc gia khác về việc thiếp lập hệ thống tổng tương tự, nói với Nature rằng điều khiến nó trở nên khác biệt là cách nó cung cấp bằng chứng mà các nhà hoạch định chính sách cần, được điều chỉnh cho phù hợp với Uganda, theo tốc độ họ cần nó. Và nó đáp ứng được tình hình thực tiễn, sẵn sàng đưa ra một đánh giá tốt vào đúng thời điểm, thay vì một đánh giá hoàn hảo nhưng quá muộn. Y học dựa trên bằng chứng: COVID có thể thúc đẩy thay đổi tích cực như thế nào Bên kia Đại Tây Dương, một trung tâm chứng cứ Mỹ Latin đã và đang hình thành, do Laura Boeira, người lãnh đạo Instituto Veredas, là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng ở São Paulo, Brazil. Boeira và các đồng nghiệp của bà đang ngày càng khao khát tìm kiếm bằng chứng từ các quan chức công quyền, mặc dù Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro công khai coi thường các dữ liệu thực tế, chẳng hạn như về vaccine COVID-19. Mỗi quốc gia cần một cơ chế cung cấp bằng chứng phù hợp với hệ thống quản trị và nhu cầu rộng lớn hơn của mình, nhưng cũng có một số yếu tố thiết yếu chung chẳng hạn như yêu cầu có mối quan hệ lâu dài, đáng tin cậy giữa các nhà nghiên cứu và những người ra quyết định. Theo Boeira, các chính trị gia thường muốn hỏi chuyên gia thân thiết với họ để xin tư vấn. Bằng cách xây dựng lòng tin, bà muốn đảm bảo rằng cuộc gọi đầu tiên của họ là nhằm mục đích tìm kiếm bằng chứng khả dụng nhất. Rủi ro đối với ủy ban bằng chứng toàn cầu là các khuyến nghị của nó quá tham vọng đến mức chúng dường như không khả thi hoặc quá mức. Các ủy viên đã nhận được câu hỏi từ các quốc gia về việc bắt đầu từ đâu. Bước đầu tiên tốt cho một quốc gia hoặc khu vực là kiểm tra những gì đã hoạt động trong thời kỳ đại dịch - những ổ dịch, chẳng hạn như các trung tâm ở Uganda và Brazil - và sau đó tìm ra những gì không hiệu quả và những gì có thể được thực hiện để bù đắp lại những thiếu sót ấy. Trong đại dịch, nhiều người đã dựa vào phương pháp GOBSATS hoặc các phương cách thiếu tin cậy khác để đưa ra quyết định. Bài học kinh nghiệm từ COVID-19 tạo cơ hội cho sự thay đổi, để đưa các nghiên cứu và bằng chứng chặt chẽ hơn vào cách thức đưa ra các quyết sách. Tất cả chúng ta có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu các GOBSAT cung cấp bằng chứng làm cơ sở cho các tuyên bố của họ.


Người dịch: Tri Duc Than

Biên tập: Chau Tran

Comments


bottom of page