top of page

Nhà sử học: Các lãnh đạo độc tài đương thời không phải Phát Xít—nhưng họ đến từ cùng một lò luyện


Các nhà phê bình Tổng thống Donald Trump coi ông là một kẻ phát xít kể từ lúc ông tranh cử tổng thống năm 2016, và cái tên này vẫn được duy trì sau hậu quả của Ngày bầu cử.


Olivia B. Waxman, ngày 10 tháng 11, 2020

Adolf Hitler và Benito Mussolini đi qua vệ binh danh dự ở Rome năm 1938. The LIFE Picture Collection / Time Life Pictures / Getty Images


Các nhà chỉ trích Tổng thống Donald Trump coi ông là một kẻ phát xít kể từ lúc ông tranh cử tổng thống năm 2016, và cái tên này vẫn được duy trì sau hậu quả của Ngày bầu cử, vì Trump liên tục đưa thông tin sai lệch về gian lận cử tri lan tràn và vu khống vô căn cứ Tân tổng thống Biden cướp bầu cử. Stephen Colbert, người dẫn chương trình đêm muộn, lý luận “Donald Trump là phát xít” trong một cuộc độc thoại đầy cảm xúc vào ngày 5 tháng 11. 

Tuy nhiên, Ruth Ben-Ghiat, nhìn lại trăm năm lịch sử của chế độ độc tài trong cuốn sách mới của cô Những Đàn Ông Độc Đoán: từ Mussolini cho tới nay (Strongmen: Mussolini to the Present), lập luận rằng cụm từ “phát xít" chỉ dùng cho chế độ độc tài độc đảng vào những năm 1920 hoặc 1930, đặc biệt ám chỉ triết lý  tranh giành lãnh thổ bắt đầu với nhà độc tài Ý Benito Mussolini sau cái kết bi kịch của Chiến tranh thế giới thứ nhất.


TIME: Cách định nghĩa từ “người đàn ông độc đoán" (strongman) sẽ thay đổi những định nghĩa cũ như thế nào?

BEN-GHIAT: Tôi muốn chỉ ra kiểu độc tài mới—những điều họ làm rất khác so với nguyên thuỷ vì sự xuất hiện của mạng xã hội; ít diệt chủng hơn, thêm quản chế tập trung; vì họ sử dụng phương pháp thống trị một cách mới—nhưng họ nắm quyền dữa trên truyền thống chế độ độc tài. Nhóm đàn ông độc tài là tập hợp con của người độc tài cậy vào sự trung thuỷ mù quáng, bẻ cong nền dân chủ theo ý muốn riêng và dựa vào tánh ích kỷ của đàn ông khi đối phó với công dân nước họ và các lãnh đạo khác. Khi Putin bỏ áo cởi trần, đó không đơn thuần là niềm kiêu hãnh hay tự đại. Đó là công cụ chính trị khẳng định tính hợp pháp.


Chuyện gì thường xảy ra trên thế giới khi strongmen lên nắm quyền?

Lặp đi lặp lại, trong những thời kỳ xã hội cấp tiến —có thể bao gồm bình đẳng giới, thế tục hoá hoặc bình đẳng chủng tộc—tạo ra một bầu khí căng thẳng tột độ và phẫn nộ cho những người không ủng hộ thay đổi. Đây là mối lo ngự trị ở các năm 1920 và 1930. Lúc này là khi hình tượng strongman có lợi thế.


Và họ có thể liên kết với tầng lớp thượng lưu bảo thủ vì đó là mấu chốt cực kì quan trọng. Họ cần ai đó hỗ trợ để được vào xu thế chủ đạo. Ngay cả trong trường hợp cuộc đảo chính quân sự, mối quan hệ này vẫn xảy ra vì lý do họ được chấp thuận bởi tầng lớp thượng lưu bảo thủ—đôi khi họ lường trước điều này—tương tự với lý do ngại thay đổi và  sợ trao giải phóng sai người.


Bạn có mong nghiên cứu của bạn sẽ thay đổi lối tường thuật của strongman nào mà bạn đã tìm hiểu?

Một là Mussolini, từng là thủ tướng của nền dân chủ trong ba năm. Khoảng thời gian đó, cách ông giảm giá trị của nền dân chủ rất giống với hiện nay. Rồi ông tuyên bố chế độ độc tài để né tránh cuộc điều tra đặc biệt chống lại ông mà có thể bỏ ông vào tù. Tất cả điều này rất quen thuộc.


Cựu thủ tướng Ý Silvio Berlusconi—người bị  giễu cợt như thằng hề vì ông tổ chức bữa tiệc thác loạn và thường xuyên đùa tục tĩu—có tầm quan trọng mang đếnbản chất chính trị của cánh hữu. Ông thực sự sở hữu sự sùng bái cá nhân mà chưa ai có ở Ý kể từ Mussolini. Ông ghét dân nhập cư và người Hồi giáo. Rất nhiều kế hoạch của lãnh đạo strongman đương thời—từ Orban đến Putin tới Trump ở Mỹ—được báo hiệu trước bởi mưu đồ của Berlusconi. Berlusconi không tống khứ nền dân chủ nhưng ông thuần phục nó trong vòng điều khiển của ông.


Trong cuốn sách, bạn trích dẫn Hannah Arendt: “Đối tượng lý tưởng dưới quyền thống trị độc tài không phải người Nazi hoặc Cộng Sản bị mê hoặc mà là những người không còn khái niệm phân biệt giữa thật với ảo (ví dụ như trải nghiệm thực tế) và điều đúng đắn với sai trái (ví dụ như tiêu chuẩn luân lý).” Câu nói này được áp dụng như thế nào cho nạn tin giả ngày nay?


Vào năm 2015, khi Trump nói mơ hồ là chúng ta phải “tìm ra chuyện gì xảy ra” [về khía cạnh người nhập cư Hồi giáo] và chúng ta không biết sự thật về một thứ đương nhiên chúng ta phải biết sự thật, tôi nghĩ, chậc, chuyện này thú vị nhỉ. Ông muốn chúng ta không chắc chắn về vấn đề. Đây không phải là hành động của nhà phát xít. Hitler và Mussolini không hành xử như thế. Những gì họ nói là pháp luật. Mussolini cấm tựa đề báo theo dạng câu hỏi vì ông yêu cầu phải có sự kiên định trong ý nghĩa. Bạn không nên có cách diễn giải nào khác. 

Một thứ đã thay đổi trong thế kỷ 21 là sách hướng dẫn luật chơi xuất phát từ Putin, không chỉ chứa cách kiểm soát tự do ngôn luận. Putin cố tình gây hoang mang cho mọi người và lấp đầy với tiếng rỗng. Đó là điều khác biệt lớn của thế kỷ 21 và có thể thực hiện nhờ tốc độ truyền tin và mạng xã hội.


Quyển sách này cũng cho rằng một phần tất yếu làm nên một strongman là đóng vai nạn nhân. Nếu như sự kiên quyết và nam tính cũng là những nhân tố quyết định, tại sao strongmen cần thể hiện bản thân là một nạn nhân?

Tôi rất vui vì bạn đã đề cập tới việc này. Nếu bạn nhìn thấy một chính trị gia đang trên đà phát triển và muốn biết nếu người này có xu hướng độc tài hay không, hãy để ý xem ông ta có thường đóng vai nạn nhân hay không. Việc vào vai nạn nhân là một phần quan trọng của nhà lãnh đạo độc đoán. Mussolini chính là người khởi xướng điều này. Họ không trình bày người của họ như các nhà chính trị gia dân chủ. Họ đại diện cho người dân mình. Họ là người mang những nỗi nhục và niềm đau của người dân. Hitler đã làm điều này xuất sắc, và đó là lý do người nghe có thể cảm nhận được nỗi đau của người Đức trong các bài phát biểu của ông. Ông đang đại diện cho những nạn nhân Đức. Những strongmen giỏi nhất đều biết cách thực hiện điều này.


Khái niệm “thanh trừng” (witch hunt) mà Trump dùng cũng được Berlusconi và [Recep Tayyip] Erdogan sử dụng. Việc này khiến người khác cảm thấy muốn bảo vệ họ. Mặt khác, những strongmen này luôn thể hiện bản thân là người đầu đàn mạnh mẽ, nhưng qua việc đóng vai nạn nhân, họ lại lôi kéo người khác rủ lòng thương, từ đó khiến họ cảm thấy muốn che chở mình.


Điều gì sẽ xảy ra với xã hội sau khi strongmen không còn nữa?

Những nạn nhân sẽ luôn còn những vết sẹo trên cơ thể, những sàng chấn tâm lý trong gia đình và xã hội. Nhưng họ cũng truyền lại rất nhiều hệ tư tưởng và nghi thức. Các thể chế trở nên rỗng tuếch còn những chuyên gia bị xa lánh. Nhà tư tưởng hư ảo và những người quá khích bỗng dưng có địa vị trong công việc hành chính. Và điều này khiến xã hội chúng ta trở nên yếu kém. Nếu những người này cầm quyền quá lâu, rất nhiều thế hệ sẽ cần được huấn luyện lại. 


Điều này xảy ra sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Người Mỹ đã được tiếp xúc với các quá trình này trong quy mô nhỏ hơn. Đây là những điều có thể xảy ra ngay cả khi chúng ta không ở trong một chế độ độc tài.


Người dịch: Anh Ho, Linh Pham

Biên tập: Tuan Nguyen

Comments


bottom of page