top of page

Chính sách DACA là gì? Tại Sao Được Tối Cao Pháp Viện Đề Cập Đến?

Đây là những gì mà bạn cần biết về một chính sách đảm bảo trẻ em được mang đến Mỹ không bị trục xuất


Caitlin Dickerson, ngày 18 tháng 6, 2020


Người biểu tình tại Tòa án Tối cao vào tháng 11 năm 2019, một vài ngày trước khi tòa án nghe thấy những tranh luận về tình trạng của chương trình DACA. Jose Luis Magana/Agence France-Presse qua Getty Images


Chính sách DACA là gì? Tại Sao Được Tối Cao Pháp Viện Đề Cập Đến?

Hôm thứ Năm, Tòa Án Tối Cao đã ngăn chặn kế hoạch bãi bỏ chương trình DACA mà phía tổng thống Trump từng đề ra vào năm 2017. Chương trình DACA đảm bảo rằng khoảng 700,000 người di dân trẻ - được gọi là "Dreamers" - sẽ không bị trục xuất.


Phán quyết này không đề cập đến những ưu điểm của chương trình hay là chủ trương để bãi bỏ nó. Tòa án chỉ phán xét việc ban quản lý tổng thống có tuân thủ luật pháp hay không trong quá trình đề ra chủ trương này. Phía tòa Bạch Ốc có quyền để thử một lần nữa.


Nhưng phán quyết 5-4 từ phía tòa án - có thẩm phán John G. Roberts Jr. đồng ý kiến với bốn vị thẩm phán theo tư tưởng tự do (liberal) - là một bước lùi lớn cho ông Trump, người đã từng hứa rằng sẽ "lập tức chấm dứt" chương trình này khi ông còn vận động tranh cử.


Chương trình DACA, hay là "Deferred Action for Childhood Arrivals", là như sau.


DACA là gì?

Chương trình này được cựu tổng thống Barack Obama giới thiệu vào năm 2012 với vai trò là một biện pháp tạm thời thay thế việc trục xuất những người được đưa đến Hoa Kỳ khi còn là trẻ em không có quốc tịch hay cư trứ hợp pháp. Chương trình này có hiệu lực trong hai năm, và có thể gia hạn mỗi lần. Chương trình không tạo ra con đường để trở thành công dân Mỹ.


Chương trình này có một số khoảng lợi ích. Cùng với việc được cho phép ở lại nước, người tham gia chương trình cũng có thể được cấp giấy phép lao động, và có thể nhận bảo hiểm y tế từ những chỗ làm nếu họ có bảo hiểm.


Khả năng làm việc hợp pháp cũng đã cho phép họ trả tiền học, theo đuổi giáo dục đại học và, ở một số bang, có giấy phép lái xe. Họ có đủ điều kiện để nhận học phí và các khoản tài trợ giáo dục do từ chính phủ ở một số bang. Tùy thuộc vào nơi họ sống, họ cũng có thể đủ điều kiện nhận bảo hiểm y tế do nhà nước trợ cấp.


Hiện tại trạng thái pháp lý của DACA là gì?

Kể từ năm 2017 sau khi chính quyền Trump đề nghị chấm dứt chương trình này, đã không có đơn xin mới nào được chấp thuận. Tuy nhiều người ủng hộ việc di dân đã xoay sở và thách thức pháp lý trong toà để chương trình được áp dụng đến những ai đã có mặt trong danh sách.


Quyết định từ tòa án hôm thứ Năm duy trì hiện trạng này. Ban quản lý chính phủ phía Trump một là có thể từ bỏ nỗ lực để chấm dứt DACA, hay hai là có thể đến tòa án cấp dưới và bổ sung những lập luận mạnh mẽ hơn mà tới thời điểm này vẫn chưa được đưa ra. Quá trình đó có thể mất nhiều tháng, khiến chủ trương bãi bỏ chương trình từ chính quyền Trump có thể bị hoãn lại đến sau cuộc đắc cử tháng 11.


Ai là những người theo diện DACA (hay còn được gọi là 'Dreamers')?

Những người được nhận theo diện DACA thường được gọi là 'Dreamers'; danh từ này được đặt tên sau một bộ luật tương tự gọi là 'Dream Act' của năm 2001 và có thể mở đường cho những người được nhận trở thành công dân Mỹ lẫn việc đảm bảo để họ không bị trục xuất.


Những người đã từng được chương trình DACA bảo vệ bây giờ là những người có độ tuổi trung bình là trên 20; những người lớn nhất đang trong cuối độ tuổi 30. Phần đông trong đó là những người được đưa đến Hoa Kỳ từ Mexico, tuy cũng có nhiều người được sinh ra ở Trung Mỹ hay Nam Mỹ, Châu Á hay vùng Caribê.


Để đính chính lại, những ai nộp đơn vào chương trình phải đang tuyển sinh ở trường phổ thông hoặc đã có bằng tốt nghiệp hay chứng chỉ GED, hoặc đã từng tham gia quân đội. Trái lại lời mà tổng thống Trump từng nói, những ai có hình sử nghiêm trọng (nghĩa là có trọng tội (felony) hay phi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng (serious misdemeanor), hay từng bị kết án, hay đã bị 3 lần kết án cho bất kì việc vi phạm pháp luật nào) sẽ không đạt tiêu chuẩn để tham gia chương trình.


Vì sao chương trình DACA đã được tạo ra?

Ông Obama thành lập chương trình này thông qua một sắc lệnh tổng thống vào năm 2012, một thập niên sau nhiều cuộc đàm phán thất bại với quốc hội về cách để đối xử với những người Dreamers. Dream Act đã không bao giờ được chính thức thông qua thành luật, nhưng nó đã nhận sự ủng hộ một cách lan rộng từ cử tri và từ Hạ Viện lẫn Thượng Viện ở nhiều thời điểm.


Tại sao Trump lại muốn tiêu diệt nó

Sau khi giải thích chương trình này một cách mập mờ trước công chúng, Trump thông báo giữa năm 2017 rằng ông sẽ bãi bỏ DACA sau khi chín bộ trưởng bộ tư pháp theo tư tưởng bảo thủ và có cách nhìn cực đoan về việc di dân đe dọa thưa kiện. Trump lấy lý luận rằng ông Obama đã vượt quá quyền hạn của mình khi thành lập chương trình. Ông Trump kêu gọi quốc hội đưa ra chính sách thay thế.


Đề nghị huỷ bỏ của ông chỉ đưa ra lập luận cho rằng đã có một sự vượt quá quyền hạn, mà không kèm thêm lý do nào khác để bỏ đi chương trình. Vào thừ Năm, Pháp Viện Tối Cao đã phán quyết rằng, trên mặt pháp lý, điều đó là không đủ.


Translation by Khang Ton.

Comments


bottom of page