top of page

Chúng Ta Thay Đổi Nước Mỹ Như Thế Nào?

Updated: Jun 13, 2020

Hành trình chuyển đổi đất nước này không thể bị giới hạn trong thách thức nạn cảnh sát bạo quyền.


Keeanga-Yamahtta Taylor, ngày 9 tháng 6, năm 2020


Translated from The New Yorker articleHow Do We Change America?


Cuộc nổi dậy diễn ra cả nước phải ứng việc giết hại một cách dã man George Floyd, một người đàn ông bốn mươi sáu (46) tuổi, bởi bốn sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis, đã gặp phải cú sốc, phấn khởi, lo lắng, sợ hãi và cả các cử chỉ đoàn kết. Quy mô của nó to lớn đáng ngạc nhiên. Trên khắp nước Mỹ, tại các thành phố lớn nhỏ, đường phố tràn ngập những đám đông trẻ tuổi, đa chủng tộc. Trong các cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc nổi loạn ở Los Angeles năm 1992, sự tức giận và cay đắng trước nạn kì thị chủng tộc và cảnh sát bạo hành, lạm dụng, và thậm chí giết người cuối cùng đã diễn ra khắp mọi nơi trên nước Mỹ.


Hơn mười bảy ngàn lính từ Vệ Binh Quốc Gia đã được triển khai- con số binh sĩ nhiều hơn so với cả lúc chiếm cứ Iraq và Afghanistan- để dặp tắt cuộc nổi loạn. Hơn mười ngàn người đã bị bắt; hơn mười hai người, đa số là đàn ông Mỹ gốc Phi, đã bị giết. Lệnh giới nghiêm được áp đặt tại ít nhất ba mươi thành phố, bao gồm New York, Chicago, Philadelphia, Omaha, và Sioux City. Những cuộc biểu tình thể hiện sự đoàn kết được tổ chức từ Accra đến Dublin- tại Berlin, Paris, London và hơn thế nữa. Và, đáng ngạc nhiên nhất, hai tuần sau cái chết của Floyd, các cuộc biểu tình vẫn chưa kết thúc. Thứ bảy tuần trước đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình lớn nhất cho đến nay, khi hàng chục ngàn người tập trung tại National Mall và diễn hành đến đường phố Brooklyn và Philadelphia.

Cơn thịnh nộ không ngừng và tốc độ của cuộc nổi loạn đã buộc các tiểu bang phải tạm gác những nỗ lực chống novel coronavirus, dịch bệnh tiếp tục lây nhiễm hàng ngàn người tại Mỹ. Những nhà lãnh đạo tiểu bang đã thành thạo hơn trong việc gọi Lực Lượng Vệ BInh Quốc Gia và và việc phối hợp với cảnh sát để đối đầu với những người diễu hành so với bất kỳ nỗ lực nào của họ để chặn dịch virus. Trong một vở diễn của cả sự hèn nhát và độc tài, Donald Trump đe dọa kêu gọi quân đội Mỹ chiếm các thành phố. “Khủng hoảng” chưa mô tả các ma trận chính trị đã được đặt ra.


Đã có những cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch, và cũng đã có những vụ bạo lực và bùng nổ chỉ có thể được miêu tả như một cuộc nổi dậy hoặc một cuộc bạo loạn. Những cuộc nổi loạn không chỉ là tiếng nói của người chưa từng được lắng nghe, như Tiến sĩ Martin Luther King, Jr., nổi tiếng nói; chúng là cửa dành cho những người bị áp bức bước vào chính trị. Chúng trở thành một sân khấu của vở kịch chính trị, nơi niềm vui, sự nổi loạn, nỗi buồn đau, sự tức giận, và sự phấn khích đụng độ dữ dội với nhau trong một điệu nhảy giải tỏa cảm xúc. Chúng là một lễ hội của người bị áp bức.


Lần đầu tiên trong đời, nhiều người tham gia có thể được nhìn thấy, được nghe thấy và được chú ý ở ngoài công cộng. Nhiều người được kéo từ bên lề vào tạo thành một thế lực mạnh mẽ không còn có thể bị bỏ mặc, đánh đập, hoặc dễ dàng bị loại bỏ. Cung cấp những cảm giác đầu tiên của tự do thực sự, khi cảnh sát một lần sợ đám đông, cuộc bạo loạn có thể mang tính hủy diệt, ngang ngược, bạo lực, và không thể đoán trước được. Nhưng bên trong mớ mâu thuẫn đó nảy sinh những đòi hỏi và khát vọng về một xã hội khác với thực tế chúng ta đang sống trong. Những kẻ nổi loạn không chỉ thể hiện sự mất lòng tin mà họ còn thể hiện toàn bộ tình trạng khó xử của xã hội chúng ta. Như King từng phát biểu, về những cuộc nổi dậy vào cuối những năm 1990, “Tôi không buồn vì người Mỹ Da Đen đang nổi loạn; điều này không chỉ không thể tránh khỏi mà còn được mong muốn. Nếu không có sự trỗi dậy tuyệt vời giữa những người Da Đen, những cuộc lẩn tránh và trì hoãn cũ sẽ tiếp diễn vô tận. Đàn ông Da Đen đã đập cánh cửa mà trong quá khứ đóng chặt do sự thụ động chết chóc. Ngoại trừ những năm phong trào Tái Thiết, họ chưa bao giờ trong lịch sử lâu dài trên đất Mỹ phải vật lộn với sự sáng tạo và can đảm như vậy cho tự do của chính họ. Đây là những năm tươi sáng rực rỡ của chúng ta; mặc dù chúng là những năm đau đớn, chúng không thể bị né tránh được.”


King tiếp tục, “cuộc cách mạng da đen không chỉ là cuộc đấu tranh vì quyền của người da đen. Nó buộc Mỹ phải đối mặt với tất cả các lỗ hổng liên quan đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nghèo đói, quân sự, và chủ nghĩa vật chất. Nó đang phơi bày những tệ nạn bắt nguồn sâu xa trong toàn bộ cấu trúc của xã hội chúng ta. Nó tiết lộ những sai sót mang tính hệ thống hơn là bề ngoài và khuyến khích sự tái thiết triệt để của chính xã hội là vấn đề thực sự phải được đối diện.”


Đến bây giờ, cần phải rõ ràng những yêu cầu của những người da đen trẻ: chấm dứt nạn kì thị chủng tộc, cảnh sát lạm quyền, và bạo lực; và quyền được tự do khỏi sự ép buộc kinh tế của nghèo đói và bất bình đẳng.


Câu hỏi là: Làm sao để chúng ta thay đổi đất nước này? Nó không là một câu hỏi mới; Đối với người Mỹ gốc Phi, nó là câu hỏi cũ như chính quốc gia này. Yếu tố chính của lý do khiến phiến các cuộc nổi loạn bùng nổ trên khắp đường phố bằng nắm đấm và đôi mắt đầy biểu cảm là lời từ chối hoặc vô trách nhiệm của xã hội này trong việc thảo luận câu hỏi đó một cách thỏa mãn. Thay vào đó, những người đang đặt câu hỏi bị dỗ ngọt bằng những bài phát biểu ngọt ngào, được thực hiện với lời xin lỗi, thường xen kẽ với các lời kể về ý nghĩa của nước Mỹ, và cuối cùng chỉ để bảo vệ thực trạng. Có một sự nghèo nàn về trí thức, thiếu ý sáng tạo, và sự cấm đoán các ý tưởng tràn ngập chính trị chính thống ngày nay. Các đề xuất cũ và thất bại được tái sử dụng, nhưng được tuyên bố là mới, làm sống lại sự hoài nghi và mất tinh thần.


Hãy lấy bình luận mới nhất của cựu Tổng thống Barack Obama. Trên Twitter, Obama khuyên rằng “sự thay đổi thực tế đòi hỏi biểu tình để làm nổi bật lên một vấn đề, và chính trị nhằm thực hiện các giải pháp và luật pháp.” Ông tiếp tục nói rằng “có những cải cách dựa trên bằng chứng cụ thể sẽ tạo dựng niềm tin, cứu mạng sống, và dẫn đến giảm tội phạm,” kể cả những đề xuất cho Lực lượng đặc nhiệm của ông về Chính Sách Thế Kỷ 21, diễn ra vào năm 2015. Một kế hoạch đơn giản, rõ rang lại không trả lời được câu hỏi cơ bản nhất: Tại sao việc cải tổ ngành cảnh sát tiếp tục thất bại? Người Mỹ gốc Phi đã biểu tình chống lại sự lạm quyền và bạo hành của cảnh sát kể từ sau vụ bạo loạn ở Chicago năm 1919. Cuộc bạo loạn đầu tiên đối phó với sự lạm dụng quyền lực của cảnh sát xảy ra vào năm 1935, tại Harlem. Năm 1951, một đội ngũ các nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi, được trang bị một thỉnh nguyện thư có tiêu đề “Chúng Ta Buộc Tội Diệt Chủng”, đã cố gắng thuyết phục Liên Hợp Quốc phản ứng vụ giết người da đen của chính phủ Mỹ. Thỉnh nguyện thư của họ có đoạn:


Ngày trước phương thức cổ điển của sự treo cổ là cái dây thừng. Bây giờ nó là viên đạn của cảnh sát. Đối với nhiều người, cảnh sát Mỹ là chính phủ, chắc chắn là đại diện dễ thấy nhất của nó. Chúng tôi trình bày bằng chứng cho thấy việc giết người da đen đã trở thành chính sách ở Mỹ và chính sách của cảnh sát là biểu hiện thực tế nhất chính sách của chính phủ.

Chính sự thiếu phản ứng, và thiếu “các giải pháp thiết thực” để đánh đập, quấy rối, và giết người, đã khiến mọi người xuống đường, thách thức sự thống trị thường thấy của cảnh sát trong cộng đồng da đen.


Nhiều người đã so sánh cuộc biểu tình quốc gia ngày nay với các cuộc nổi loạn nơi đô thị những năm sáu mươi, nhưng nó được định hình bởi cuộc nổi loạn ở Los Angeles năm 1992 và các cuộc biểu tình từ đó nổ ra trên khắp đất nước. Cuộc nổi dậy năm 1992 phát triển từ sự hỗn độn đáng thất vọng của nạn nghèo đói ngày càng tăng, nạn bạo lực được gây ra bởi cuộc chiến ma túy, và con số thất nghiệp ngày càng gia tăng. Đến 1992, tỷ lệ người da đen thất nghiệp chính thức đã đạt mức cao mười bốn phần trăm, cao hơn gấp đôi so với người Mỹ da trắng. Ở vùng Nam Trung Los Angeles, nơi diễn ra cuộc bạo động, hơn một nửa số người trên mười sáu tuổi bị thất nghiệp hoặc không nằm trong số lao động. Một sự tổng hợp giữa sự tàn bạo của cảnh sát và sự dung túng của nhà nước thi hành chống lại một đứa trẻ da đen cuối cùng đã thổi bùng ngọn lửa.


Chúng tôi vẫn nhớ, vào ngày 3 tháng 3 năm 1991, Rodney King, một người da đen lái mô tô, đã bị bốn cảnh sát L.A đánh đập bên cạnh đường cao tốc. Nhưng đúng hai tuần sau, một cô gái da đen mười lăm tuổi, Latasha Harlins, bị bắn vào đầu bởi một chủ cửa hàng tiện lợi, Soon Ja Du, sau một cuộc gây gỗ về việc có chăng Harlins sẽ trả tiền cho một chai nước cam. Một bồi thẩm đoàn thấy Du phạm tội ngộ sát và đề nghị mức án tối đa, nhưng thẩm phán trong vụ án không đồng ý và kết án Du năm năm quản chế, phục vụ cộng đồng, và phạt tiền năm-trăm đô la. Cuộc bạo động ở L.A bắt đầu vào ngày 29 tháng 4 năm 1992, khi các sĩ quan từng hành hung King bất ngờ được tha bổng, nhưng cuộc bạo động cũng được tiếp thêm động lực bởi thực tế là, một tuần trước đó, một tòa án kháng cáo giữ nguyên bản án nhẹ hơn cho Du.


Ngay sau phán quyết, một nhóm người biểu tình đa chủng tộc đã tập trung bên ngoài trụ sở của Sở cảnh sát Los Angeles, đồng thanh hô, “Không có công lý, không có hòa bình!” và “Có tội!” Khi mọi người bắt đầu tụ tập ở miền Nam Trung, cảnh sát đã đến và định bắt giữ họ, trước khi nhận ra rằng họ đã bị lấn át và bỏ mặc khu vực. Tại một thời điểm, báo L.A. Times kể lại, trên các đường Seventy-First và Normandie, hai trăm người dân “xếp hàng ở ngã tư, nhiều người giơ nắm đấm lên. Những bó nhựa đường và bê tông được ném về phía các xe ô tô. Vài người hét, 'Đó là một điều đen đủi.' Những người khác lại hét, 'Đây là cho Rodney King.'” Đến cuối ngày, hơn ba trăm đám cháy bùng phát khắp thành phố, tại sở cảnh sát và tòa thị chính, trung tâm thành phố, và trong các khu phố của người da trắng ở Fairfax và Westwood. Tại Atlanta, hàng trăm thanh niên da đen đã hô tên “Rodney King” khi họ đập phá cửa sổ cửa hàng trong khu thương mại của thành phố. Ở Bắc California, bảy trăm học sinh từ trường trung học Berkeley rời khỏi lớp học để biểu tình. Trong một thời gian ngắn năm ngày, cuộc bạo động của L.A nổi lên như một cuộc bạo động lớn nhất và gây thiệt hại nhất trong lịch sử Mỹ, với sáu mươi ba người chết, thiệt hại tài sản ước tính một tỷ đô la, gần hai ngàn bốn trăm người bị thương, và mười bảy ngàn người bị bắt. Tổng thống George H. W. Bush đã viện dẫn Đạo luật chống nổi dậy, để huy động các đơn vị từ Thủy quân lục chiến và Quân đội để dập tắt cuộc nổi loạn. Một người đàn ông da đen tên Terry Adams đã nói chuyện với L.A. Times, và khơi lại động lực và tâm trạng. “Người dân chúng tôi đang đau đớn,” ông nói. “Tại sao chúng ta nên vẽ ra một đường lối chống lại bạo lực? Hệ thống tư pháp không làm được.”


Cuộc bạo động ở L.A. chia sẻ với các cuộc nổi loạn của những năm 1960 một ngọn lửa mô tả sự lạm dụng của cảnh sát, bạo lực lan rộng, và cơn thịnh nộ của người bạo động. Nhưng, vào những năm 1960, nền kinh tế xáo trộn và quan niệm còn đó của khế ước xã hội đồng nghĩa với việc Tổng thống Lyndon B. Johnson có thể cố gắng nhấn chìm phong trào dân quyền và Quyền người Da Đen với các chi tiêu xã hội và chương trình chính phủ khổng lồ, bao gồm cả việc thông qua Đạo luật Phát triển Nhà và Đô thị năm 1968, lần đầu tạo ra chương trình chính phủ hỗ trợ, cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp, hướng về người Mỹ gốc Phi.


Đến cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, nền kinh tế rơi vào suy thoái và khế ước xã hội đã bị xé toạc. Các cuộc nổi loạn của những năm 1960 và sự chi tiêu xã hội quá mức nhằm kiểm soát các cuộc bạo động lại tạo ra một phản ứng dữ dội chống lại các chương trình phúc lợi mở rộng. Phe bảo thủ chính trị cho rằng thị trường, chứ không phải sự can thiệp của chính phủ, có thể tạo ra hiệu quả và sự đổi mới trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng. Biện pháp biện luận này được dùng với các điểm kì thị chủng tộc của người Mỹ gốc Phi, những người phụ thuộc vào các chương trình phúc lợi. Ronald Reagan thành thạo nghệ thuật kì thị chủng tộc một cách mù màu trong thời kỳ hậu dân quyền với những lời mời gọi của ông về “các nữ hoàng phúc lợi.” Những từ ngữ sai lệch này không chỉ mở đường cho việc đánh giá thấp chương trình phúc lợi, mà còn củng cố những ảo tưởng phân biệt chủng tộc nhắm vào tình trạng của người Mỹ da đen và đã hợp pháp hóa sự tước đoạt và đẩy những người này ra ngoài lề.


Bạo động ở Los Angeles không chỉ vạch trần thực trạng cảnh sát mà người Mỹ gốc Phi phải chịu đựng mà còn lộ ra cái ruột rỗng của nền kinh tế Hoa Kỳ sau cuộc Cách Mạng Reagan được cho là thiên tài kinh tế. Các cuộc nổi loạn của những năm 1960 bị chê bai là các cuộc bạo loạn chủng tộc vì chúng bị giới hạn hầu như dành cho các cộng đồng da đen bị tách biệt. Cuộc nổi dậy ở L.A lan nhanh khắp thành phố: năm mươi mốt phần trăm người bị bắt là người Latin, và chỉ ba mươi sáu phần trăm là người da đen. Một số nhỏ là người da trắng cũng bị bắt giữ. Các quan chức nhà nước đã sử dụng phân biệt chủng tộc như một cây xà beng triệt hạ chương trình phúc lợi, nhưng hệ quả đã được cảm nhận rộng rãi. Mặc dù người Mỹ gốc Phi là những người nhận phúc lợi không tương xứng, người da trắng chiếm đa số, và họ cũng phải chịu đựng khi bị cắt giảm. Như Willie Brown, người lúc đó là Phát ngôn viên của Hạ viện California, đã viết, trên tờ San Francisco Examiner, vài ngày sau cuộc bạo động, “Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, nhiều cuộc biểu tình và phần lớn bạo lực và tội ác, đặc biệt là cướp bóc, đến từ nhiều chủng tộc- người da đen, người da trắng, người gốc Tây Ban Nha, và người châu Á đều tham gia.” Mặc dù thường tách biệt với nhau về mặt xã hội, mỗi nhóm tìm mọi cách để bày tỏ sự bất bình tương tự của họ trong cuộc nổi dậy dữ dội chống lại L.A.P.D.


Khoảng thời gian sau cuộc nổi loạn của L.A đã không mở ra những sáng kiến ​​mới để cải thiện chất lượng cuộc sống của những người đã nổi dậy. Ngược lại, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Bush là Marlin Fitzwater đổ lỗi cho lý do cuộc nổi dậy là do các chương trình phúc lợi xã hội của các chính quyền trước đây, nói, “Chúng tôi tin rằng nhiều vấn đề gốc rễ dẫn đến những khó khăn trong nội bộ thành phố đã bắt đầu từ những năm sáu mươi và bảy mươi và họ đã thất bại.” Những năm 1990 đã trở thành thời điểm cho quyền chính trị và cho Đảng Dân chủ, khi đảng Dân chủ củng cố việc chuyển hướng sang một chương trình nghị sự tương tự cắt giảm ngân sách một cách khắc nghiệt đối với các chương trình phúc lợi xã hội và nhấn mạnh khó khăn của người Mỹ gốc Phi là kết quả của việc bất thường trong cấu trúc gia đình. Vào tháng 5, năm 1992, Bill Clinton gián đoạn các hoạt động chiến dịch tranh cử bình thường của mình để đi đến Nam Trung Los Angeles, nơi ông đưa ra phân tích về những gì đã sai. Người ta đã cướp bóc, ông nói, “vì họ không còn là một phần của hệ thống nữa. Họ không chia sẻ các giá trị của chúng ta và con cái của họ lớn lên trong một nền văn hóa xa lạ với chúng ta, không có gia đình, không có hàng xóm, không có nhà thờ, không có sự hỗ trợ.”


Đảng Dân chủ đã phản ứng với cuộc bạo động ở Los Angeles năm 1992 bằng cách đẩy đất nước đi xa hơn trên con đường trừng phạt trong hệ thống tư pháp hình sự. Joe Biden, ứng cử viên Tổng thống hàng đầu của đảng Dân chủ hiện tại, đã nổi lên lần trước từ việc đưa ra một “bộ luật tội phạm” mới cam kết đưa thêm một trăm ngàn cảnh sát ra đường, kêu gọi các án tù bắt buộc đối với một số tội ác, tăng tiền tài trợ cho việc trị an và các nhà tù, và thúc đẩy biện pháp tử hình. Sự tập trung mới của Đảng Dân chủ nhắm vào luật pháp và trật tự được kết hợp với một cuộc tấn công không ngừng nghỉ vào quyền được hỗ trợ phúc lợi. Đến năm 1996, Clinton đã tuân theo cam kết của mình để “kết thúc chương trình phúc lợi mà chúng ta từng biết.” Biden ủng hộ bộ luật, lập luận rằng “văn hóa nhận trợ cấp phúc lợi phải được thay thế bằng văn hóa làm việc. Văn hóa phụ thuộc phải được thay thế bằng văn hóa tự túc và trách nhiệm cá nhân. Và văn hóa của sự chắn chắn không còn là lối sống.”


Dự luật tội phạm năm 1994 là một cột trụ trong hiện tượng bắt giam hàng loạt và khoan dung công khai đối với chính sách và hình phạt khắc nghiệt nhắm vào các khu phố người Mỹ gốc Phi. Nó đã giúp xây dựng một thế giới mà những người da đen trẻ tuổi đang nổi loạn chống lại ngày nay. Nhưng việc kiên quyết cắt giảm chương trình cung cấp phúc lợi và thực phẩm cũng đã đánh dấu cho cuộc nổi dậy mới nhất này. Những vết cắt này là một phần lớn lý do khiến đại dịch coronavirus đã đổ bộ rất mạnh vào Mỹ, đặc biệt là vào Mỹ đen. Đây là những lý do mà chúng tôi không có sự an toàn ở đất nước này, bao gồm hỗ trợ thực phẩm và tiền mặt trong những thời điểm khó khăn. Sự yếu kém của chương trình phúc lợi xã hội Mỹ có nguồn gốc sâu xa, nhưng nó đã bị xé nát không thể phục hồi khi đảng Dân chủ từng cầm quyền.


Không khí hiện tại khó có thể được giảm xuống thành những bài học chính trị trong quá khứ, nhưng di sản của những năm chín mươi chi phối tư duy chính trị của các vị dân biểu ngày nay. Khi đảng Cộng hòa khăng khăng buộc các yêu cầu phải làm việc để nhận trợ cấp thực phẩm giữa đại dịch, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức hơn 13%, họ đang trừng phạt theo cách các chính sách được hình thành bởi Clinton, Biden, và các đảng viên Dân chủ hàng đầu trong suốt những năm 1990. Vì vậy, mặc dù Biden cực kỳ mong muốn chúng tôi tin rằng ông ta là người của sự thay đổi, nhưng lý lịch dài về phục vụ cộng đồng của ông lại nói khác. Ông đã tuyên bố rằng Barack Obama lựa chọn ông làm ứng viên đồng hành của ông ấy là một sự xóa đi các thỏa hiệp của Biden trong trò chơi chính trị tận dụng chủng tộc của đảng Dân chủ những năm 1990. Nhưng, từ sự thái quá của hệ thống tư pháp hình sự và sự mất đi của chương trình phúc lợi cho đến sự bất bình đẳng bắt nguồn từ một nền kinh tế thị trường không kiểm soát, bạo lực, Biden đã giúp định hình phần lớn hệ thống ấy mà thế hệ này đã kế thừa và đang nổi dậy chống lại.

Quan trọng hơn, những ý tưởng được mài giũa trong những năm 1990 và 90 tiếp tục nổi bật trong chính sách của Biden. Các cố vấn trong chiến dịch của ông bao gồm Larry Summers, với tư cách là Bộ trưởng Tài chính của Clinton, là người ủng hộ nhiệt tình cho việc bãi bỏ nhiều quy định, và, với tư cách là cố vấn kinh tế của Obama trong thời kỳ suy thoái, đã ủng hộ việc cứu trợ Phố Wall trong khi cho phép hàng triệu người Mỹ vỡ nợ. Số người này cũng bao gồm Rahm Emanuel, người có nhiệm kỳ làm thị trưởng Chicago kết thúc trong sự ô nhục, khi được tiết lộ rằng chính quyền của ông đã che đậy vụ cảnh sát giết hại Laquan McDonald mười bảy tuổi, người đã bị cảnh sát da trắng bắn chết với mười sáu phát súng. Nhưng Emanuel gây hại cho Chicago còn đi sâu hơn nhiều so với sự bảo vệ của ông cho một lực lượng cảnh sát phân biệt chủng tộc và lạm dụng bạo lực. Ông cũng đã thực hiện việc đóng cửa các trường công lập lớn nhất trong lịch sử Mỹ- vào năm 2013. Sau hai nhiệm kỳ, ông rời khỏi thành phố trong tình trạng hư hại như ông đã bắt đầu, với bốn mươi lăm phần trăm đàn ông da đen trẻ ở Chicago vừa nghỉ học và thất nghiệp.


Điều này chỉ ra tầm quan trọng của việc mở rộng cuộc thảo luận về những gì gây ra cho đất nước, ngoài sự phân biệt chủng tộc và sự bạo hành của cảnh sát. Chúng ta cũng phải thảo luận về các điều kiện bất bình đẳng kinh tế, khi chúng đan xen với kì thị chủng tộc và giới tính, gây bất lợi cho người Mỹ gốc Phi trong khi khiến họ dễ gặp nạn cảnh sát bạo hành. Mặt khác, chúng ta có nguy cơ giảm nhẹ nạn phân biệt chủng tộc trở thành các hành vi thái quá và cố ý của các cá nhân, trong khi xem nhẹ sự tác động từ chính sách công và phân biệt đối xử trong lĩnh vực tư nhân, bất kể ý định cá nhân, mà đã làm tê liệt đi sức sống của người Mỹ gốc Phi.


Khi trọng tâm được đặt vào sự man rợ của hành động tước đi mạng sống của George Floyd, nó cho phép những người như cựu Tổng thống George W. Bush tham gia vào cuộc trò chuyện và tuyên bố sẽ làm mất đi nạn phân biệt chủng tộc. Bush đã viết, trong một bức thư ngỏ về vụ giết hại Floyd, rằng “đó vẫn là một cú sốc khi nhiều người Mỹ gốc Phi, đặc biệt là thanh niên người Mỹ gốc Phi, bị quấy rối và đe dọa ở chính đất nước họ.” Điều này sẽ buồn cười nếu George W. Bush không phải là người thợ gặt cáu kỉnh giấu mình dưới tấm vải mà ông mô tả là “chủ nghĩa bảo thủ từ bi.” Là thống đốc bang Texas, ông giám sát một hệ thống áp dụng hình phạt tử hình tràn lan và phân biệt chủng tộc, đích thân ký vào việc xử tử một trăm năm mươi hai người bị giam giữ, một số lượng đáng kể trong số họ là người Mỹ gốc Phi. Với tư cách là Tổng thống, Bush giám sát sự phản ứng thụ động của chính phủ đối với cơn bão Katrina, đã góp phần gây ra cái chết của gần hai nghìn người và gây nên hàng chục ngàn cư dân người Mỹ gốc Phi di tản một cách rối loạn ở New Orleans. Việc Bush có thể tham gia một cuộc thảo luận về nạn phân biệt chủng tộc của Mỹ trong khi bỏ qua vai trò của chính mình trong sự tồn tại và duy trì của tệ nạn nói lên sự hời hợt của cuộc trò chuyện. Mặc dù nhiều người đang trở nên thoải mái khi nói ra những cụm từ như “phân biệt chủng tộc có tính hệ thống,” các giải pháp được đề xuất vẫn bị sa lầy trong hệ thống đang bị phê phán. Kết quả là gốc rễ của sự áp bức và bất bình đẳng tạo thành điều mà nhiều nhà hoạt động gọi là “chủ nghĩa tư bản chủng tộc.”


Joe Biden, trong một lần xuất hiện nơi công cộng hiếm hoi gần đây, đã đến Philadelphia để mô tả sự lãnh đạo cần thiết để thời điểm hiện tại. Bài phát biểu của ông nghe như nó có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong vòng hai mươi năm qua. Ông đã ban hành một đề nghị chấm dứt tình trạng làm nghẹt thở- mặc dù nhiều sở cảnh sát đã làm điều đó rồi, ít nhất là trên giấy tờ. Sở cảnh sát New York là một trong số này, mặc dù điều này không ngăn Daniel Pantaleo bóp cổ Eric Garner đến chết, cũng không khiến Pantaleo bị tống vào tù vì hành động đó. Biden kêu gọi trách nhiệm, giám sát, và kiểm soát cộng đồng. Những đề xuất này nhằm kiềm chế chính sách phân biệt chủng tộc cũng lâu đời như những tuyên bố đầu tiên về cải cách được đưa ra từ Ủy ban Kerner, vào năm 1967. Sau đó, khi các thành phố của quốc gia này nổi giận với những cuộc nổi dậy, các nhà cải cách liên bang đã liệt kê những thay đổi đối với chính sách của cảnh sát như những điều trên, và, hơn năm mươi năm sau, cảnh sát vẫn kiên quyết từ chối các cải cách với sự kiêu ngạo. Điều đáng kinh ngạc là Joe Biden không hề có một ý tưởng mới hoặc ý nghĩa nào về việc kiểm soát cảnh sát.


Barack Obama, trong một bài viết đăng trên Medium, mô tả việc bỏ phiếu là con đường tạo ra “sự thay đổi thật sự,” mặc dù ông cũng viết rằng “nếu” chúng ta muốn mang lại sự thay đổi thực sự, thì sự lựa chọn không phải là giữa biểu tình và chính trị. Chúng ta phải làm cả hai. Chúng ta phải huy động để nâng cao nhận thức, và chúng ta phải tổ chức và bỏ phiếu bầu để đảm bảo rằng chúng tôi chọn ra các ứng cử viên khuynh hướng cải cách. Obama đã tạo ra một xu hướng can thiệp vào các cuộc tranh luận chính trị như thể ông là một người quan sát tò mò và tách rời, hơn là một người từng giữ vị trí quyền lực nhất thế giới. Phong trào Mạng sống Da Đen Quan trọng đã nở rộ trong những năm cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Obama. Ở mỗi giai đoạn phát triển của phong trào, Obama dường như không thể kiềm chế sự lạm dụng bạo lực của cảnh sát đã đang thúc đẩy sự phát triển của phong trào. Thật dễ dàng để bị đánh lạc hướng khỏi những rắc rối của chủ nghĩa liên bang và những hạn chế về quyền hành pháp, khi cho rằng cảnh sát bạo hành chỉ là một vấn đề địa phương. Nhưng cuối cùng, Obama đã triệu tập một lực lượng đặc nhiệm quốc gia nhằm cung cấp hướng dẫn và sự lãnh đạo về buộc trách nhiệm của cảnh sát, và chúng ta có thể xem xét tính hiệu quả của nó từ cái nhìn ngày nay.


Lực lượng đặc nhiệm Obama cho Chính sách thế kỷ 21 đã đưa ra sáu mươi ba khuyến nghị, bao gồm cả việc chấm dứt tình trạng “tình nghi vì kì thị chủng tộc” và mở rộng các nỗ lực “kiểm soát cộng đồng.” Điều này kêu gọi “đào tạo tốt hơn” nữa và cải tổ toàn bộ hệ thống tư pháp hình sự. Nhưng chúng chỉ là những lời đề nghị; không có cơ chế để làm cho mười tám ngàn cơ quan thực thi pháp luật khác nhau của cả nước tuân thủ. Báo cáo của Lực lượng Đặc nhiệm được công bố vào ngày 2 tháng 3 năm 2015. Tháng đó, cảnh sát trên cả nước đã giết hại thêm một trăm mười ba người khác, nhiều hơn ba mươi so với tháng trước. Vào ngày 4 tháng Tư, Walter Scott, một người đàn ông da đen không vũ trang đang chạy trốn khỏi một cảnh sát da trắng, Micheal Slager, ở North Charleston, South Carolina, đã bị bắn năm lần từ phía sau. Tám ngày sau, Freddie Gray được cảnh sát Baltimore đón, đặt trong một chiếc xe van không có sự che chở và lái xe quanh thành phố. Khi anh ta được đưa ra khỏi chiếc xe, cột sống của anh ta bị tổn thương tám mươi phần trăm ở cổ. Anh ta chết bảy ngày sau đó. Baltimore thấy cơn thịnh nộ bùng nổ. Và Baltimore không giống như Ferguson, Missouri, được điều hành bởi một chính quyền da trắng và được tuần tra bởi một lực lượng cảnh sát da trắng. Từ Thị trưởng Stephanie Rawlings-Blake đến một lực lượng cảnh sát đa chủng tộc, Baltimore là một thành phố dẫn dắt bởi người da đen.


Ngay cả khi nạn dùng bạo lực bừa bãi của cơ quan thực thi pháp luật đã trở thành trọng tâm sắc nét hơn trong năm năm qua, gần như không có hậu quả về mặt phân bổ ngân sách thành phố. Cảnh sát tiếp tục hưởng những phần vô lý của ngân sách hoạt động tại địa phương- ngay cả trong các phòng ban là nguồn gốc của sự bối rối và lạm dụng các vụ kiện. Tại Los Angeles, với cuộc khủng hoảng vô gia cư và tiền thuê ngoài tầm kiểm soát, cảnh sát thu được 53 phần trăm quỹ chung của thành phố. Chicago, một thành phố với lực lượng cảnh sát tham nhũng khét tiếng và lạm quyền, đã dành ra ba mươi chín phần trăm ngân sách cho cảnh sát. Ngân sách điều hành Philadelphia phải cần được kiểm tra lại vì sự suy giảm trong trưng thu thuế do đại dịch coronavirus; cơ quan duy nhất sẽ không bị cắt giảm ngân sách là sở cảnh sát. Trong khi các trường công lập, nhà ở giá cả phải chăng, chương trình phòng chống bạo lực, và hội đồng giám sát cảnh sát chuẩn bị cắt giảm ngân sách ba trăm bảy mươi triệu đô la, Sở Cảnh sát Philadelphia, nơi đã thu được mười sáu phần trăm số tiền của thành phố, dự kiến ​​sẽ được nhận thêm hai mươi ba triệu đô la.


Trong suốt Chính quyền Obama và Trump, những thất bại trong việc kiềm chế các hoạt động trị an phân biệt chủng tộc đã được kết hợp bởi sự đình trệ kinh tế trong các cộng đồng người Mỹ gốc Phi, được đo lường bởi tỷ lệ sở hữu nhà bị đình trệ và khoảng cách giàu nghèo về chủng tộc càng tăng. Có phải những thất bại của quản lý và chính trị đều là lỗi của Obama? Tất nhiên là không, nhưng, khi bạn chạy theo những lời hứa lớn về sự thay đổi và cuối cùng giám sát một thực trạng tàn bạo, mọi người rút ra kết luận không quả quan. Đối với nhiều người Mỹ gốc Phi nghèo và thuộc tầng lớp lao động, những người vẫn còn niềm tự hào to lớn về Tổng thống da đen đầu tiên và Đệ nhất phu nhân, Michelle Obama, kết luận là bầu quốc gia Tổng thống da đen đầu tiên sẽ không bao giờ thay đổi được nước Mỹ. Người ta thậm chí có thể giải thích những thất bại của Chính quyền Obama là một số yếu tố nhỏ đã khiến quốc gia này bốc cháy.


Chúng ta không thể nhấn mạnh vào “sự thay đổi thực sự” ở Hoa Kỳ bằng cách tiếp tục sử dụng các phương pháp, lập luận tương tự, và các chiến lược chính trị thất bại đã đưa chúng ta đến thời điểm này. Chúng ta không thể cho phép động lực hiện tại bị đình trệ bởi một cuộc thảo luận quy mô nhỏ về cải cách cảnh sát. Trong bài viết của Obama, ông đã viết, “Tôi đã thấy một người phụ nữ da đen lớn tuổi được phỏng vấn hôm nay trong nước mắt vì cửa hàng tạp hóa duy nhất trong khu phố của bà đã bị vứt bỏ. Nếu lịch sử để lại bất kỳ hướng dẫn nào, cửa hàng đó có thể mất nhiều năm để quay lại. Vì vậy, hãy không bào chữa cho bạo lực, hoặc lý trí hóa nó, hoặc tham gia vào nó.” Nếu chúng ta đang nghĩ về những vấn đề này theo những bước lớn và rộng, hoặc một cách có hệ thống, chúng ta có thể hỏi: Tại sao chỉ có một cửa hàng tạp hóa duy nhất trong khu phố của người phụ nữ này? Điều đó có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về lịch sử phân biệt dân cư trong khu phố đó, hoặc phân biệt đối xử công việc hoặc các trường học không đủ sự hỗ trợ trong khu vực, do đó, có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về sự tha hóa đến mức mà nó bắt buộc mọi người chiến đấu với cường độ của một cuộc bạo loạn để đòi hỏi mọi thứ thay đổi. Và đây là lúc rắc rối thực sự bắt đầu. Xã hội của chúng ta không thể kết thúc những điều kiện này mà không trả giá đắt.


Vào năm 1968, King, trong các tuần trước khi anh ta bị ám sát, nói, “Theo một nghĩa nào đó, tôi đoán bạn có thể nói, chúng ta đang tham gia vào cuộc đấu tranh giai cấp.” Anh đang nói về phí tổn duy trì các chương trình thiết yếu để đưa người da đen thoát khỏi nghèo đói và bất bình đẳng, chính là biểu tượng cho sự khuất phục phân biệt chủng tộc. Kết thúc nạn phân biệt ở miền Nam, sau đó, là cái giá rẻ so với ngân sách khổng lồ cần thiết để chấm dứt các loại kì thị khiến người da đen không có cơ hội ở xã hội Mỹ, từ các công việc được trả lương tốt đến các trường được hỗ trợ tốt, nhà ở tốt, và chương trình nghỉ hưu thoải mái. Những việc này nghe cái giá khá cao, nhưng, nếu chúng ta có một cuộc thảo luận thật sự về cách chúng ta thay đổi nước Mỹ, thì phải bắt đầu bằng một đánh giá trung thực về phạm vi của các sự thiếu hụt. Phân biệt chủng tộc và chính sách tham nhũng là phần nổi của tảng băng chìm.


Chúng ta phải tạo điều kiện cho nền chính trị mới, ý tưởng mới, cải tiến mới, và con người mới. Sự đắc cử của Biden có thể chặn sự khốn khổ mà một nhiệm kỳ nữa của Trump mang lại, nhưng nó sẽ không dừng các vấn đề tiềm ẩn đã mang lại hơn một trăm ngàn cái chết do dịch covid-19 hay các cuộc biểu tình dai dẳng chống lại lạm quyền và bạo lực của giới cảnh sát. Liệu chính phủ liên bang có can thiệp ngăn chặn các vụ đuổi khỏi nhà sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ da đen? Liệu chính phủ có sử dụng thẩm quyền của mình để trừng phạt giới cảnh sát, và làm trống chỗ các nhà tù và phòng giam, nơi không chỉ mang lại cái chết trong xã hội mà giờ đây còn là nơi gây lây lan dịch covid-19? Chính phủ sẽ chấm dứt cuộc chiến chống lại trợ cấp thực phẩm và cho phép người Mỹ gốc Phi và cư dân khác của đất nước này được ăn giữa cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy Thoái? Chính phủ có hỗ trợ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hàng chục triệu người Mỹ gốc Phi đang bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu nhất của coronavirus và hậu quả là cái chết? Chính phủ sẽ cung cấp nguồn hỗ trợ cho các trường công lập, cho phép trẻ em da đen có cơ hội học tập trong sự thanh bình? Chính phủ sẽ chi ra hàng trăm tỷ mỹ kim cần thiết để xây dựng lại cộng đồng của tầng lớp lao động đang bị tàn phá? Sẽ có dịch vụ chăm sóc trẻ em và phương tiện đi lại miễn phí trong ngày?


Nếu chúng ta nghiêm túc về việc chấm dứt kì thị chủng tộc và thay đổi nước Mỹ, chúng ta phải bắt đầu bằng một đánh giá thực sự và nghiêm túc về các vấn đề. Chúng ta giảm nhẹ trách nhiệm này bằng cách tiếp tục nhờ vả các đặc vụ và diễn viên những người đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng trên khi họ có cơ hội giúp giải quyết nó. Nhưng, quan trọng hơn cả, hành trình chuyển đổi đất nước này không thể chỉ giới hạn trong việc thách thức nạn cảnh sát bạo hành. Hành trình này phải dẹp đi cái logic đã hỗ trợ tài chính cho cảnh sát và nhà tù bằng chi phí của các trường học và bệnh viện công. Cảnh sát không nên được trang bị đắt tiền nhằm mục đích đánh đập và giết hại thường dân trong khi các y tá buộc bao tải rác xung quanh cơ thể của họ và tái sử dụng mặt nạ trong một nỗ lực vô ích để kiềm hãm coronavirus.


Chúng ta có các nguồn lực để làm lại Hoa Kỳ, nhưng nó sẽ phải trả giá bằng những kẻ cầm quyền và những kẻ cướp bóc, và trong đó có cả câu hỏi hóc búa ba trăm năm tuổi: Những giá trị tự do của nước Mỹ, quyền tự do, và sự theo đuổi về hạnh phúc, liên tục bị dập tắt bởi cái thực tế của nợ nần, tuyệt vọng, và sự xuống cấp của con người về nạn kì thị chủng tộc và bất bình đẳng.


Cuộc bạo động đang diễn ra ở Mỹ hôm nay nắm giữ lời hứa thật sự thay đổi đất nước này. Trong khi nó phản ánh lịch sử và thất bại của những nỗ lực quá khứ để đương đầu với nạn phân biệt chủng tộc và sự bạo hành của giới cảnh sát, những cuộc biểu tình này không được xem là chỉ nhắm vào riêng các vấn đề này. Không giống như cuộc bạo động ở Los Angeles, nơi các doanh nghiệp Hàn Quốc bị nhắm đến và một số người da trắng ngoài cuộc bị đánh đập, hoặc các cuộc nổi loạn của những năm 1960, chỉ giới hạn trong các khu phố da đen, các cuộc biểu tình hôm nay thể hiện sự tuyệt vời của tình đoàn kết đa chủng tộc. Các tiểu bang đông người da trắng nhất cả nước, bao gồm Maine và Idaho, đã có những cuộc biểu tình đến hàng ngàn người. Và nó không chỉ có sinh viên hay nhà hoạt động; các yêu cầu chấm dứt bạo lực phân biệt chủng tộc đã kêu gọi được hàng loạt người bình thường vốn đã chứng kiến áp bức quá lâu.


Các cuộc biểu tình đang được xây dựng trên nền tảng của những biến cố trước đó của phong trào Cuộc Sống Da Đen Quan Trọng (B.L.M.). Hôm nay, những người trẻ da trắng bị buộc phải phản đối không phải vì lo lắng về sự bất ổn của đất nước này và tương lai bị tổn hại của họ trong đó mà còn vì một cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và nạn kì thị chủng tộc đang thối rữa. Triển vọng đã được hình thành trong nhiều năm qua bởi chính sách chống phân biệt chủng tộc của phong trào B.L.M., ra ngoài việc xem chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chỉ liên quan cá nhân hoặc thái độ, đạt đến sự hiểu rằng nó bắt nguồn từ trong các tổ chức và hệ thống của đất nước.


Điều này có thể giải thích, một phần, cho nền tảng chính trị vững chắc mà phong trào đấu tranh này đã bắt đầu. Nó giải thích lý do tại sao các nhà tranh đấu và tổ chức đã nhanh chóng có thể nhận được sự ủng hộ cho các yêu cầu giảm ngân sách cho sở cảnh sát, và trong một số trường hợp đưa ra ý tưởng về việc chấm dứt hoàn toàn chính sách trị an một cách bất chính hiện nay. Họ đã có thể nhanh chóng liên kết gói ngân sách khổng lồ cho ngành cảnh sát vào các phương án công kích đối với các khía cạnh khác của dịch vụ cộng đồng, và đến các giới hạn về khả năng của các thành phố trong việc chú ý đến các khủng hoảng xã hội để lộ ra bởi dịch covid-19. Họ đã biết xây dựng dựa trên những ký ức về những thất bại trước đó, và từ chối nhún nhường trước những lời kêu gọi thay đổi sáo rỗng hoặc khoa trương. Đây là bằng chứng một lần nữa về cách các cuộc đấu tranh xây dựng lẫn nhau và không chỉ là các sự kiện trở lại từ quá khứ.


Keeanga-Yamahtta Taylor là tác giả của “Cuộc Đua Lợi Ích: Làm Thế Nào Các Ngân hàng và Ngành Công nghiệp Bất động sản Phá Hoại Chủ Nhà Da đen” (Race for Profit: How Banks and the Real Estate Industry Undermined Black Homeownership). Cô hiện là một giáo sư chuyên về các ngành học về người Mỹ gốc Phi tại Đại học Princeton.

Translation by Tuan Nguyen

Comments


bottom of page