top of page

Ít có khả năng Biden sẽ nhẹ tay với Trung Quốc

Translated from Reuters article China unlikely to find Biden a soft touch


Trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống bất thành của mình, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần cảnh báo rằng chiến thắng của Biden là chiến thắng của Trung Quốc, và Bắc Kinh sẽ được đà “chiếm hữu nước Mỹ.”


Tuy nhiên, rất ít chứng cứ cho thấy Bắc Kinh coi Biden là một người thế chỗ nhẹ tay hơn Trump - người đã dịch chuyển phần lớn cục bộ nước Mỹ để đối đầu với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm cuối tại vị của ông.


David Brunnstrom, Humeyra Pamuk, ngày 8 tháng 11, 2020


Trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống bất thành của mình, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần cảnh báo rằng chiến thắng của Biden là chiến thắng của Trung Quốc, và Bắc Kinh sẽ được đà “chiếm hữu nước Mỹ.”


Tuy nhiên, rất ít chứng cứ cho thấy Bắc Kinh coi Biden là một người thế chỗ nhẹ tay hơn Trump - người đã dịch chuyển phần lớn cục bộ nước Mỹ để đối đầu với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm cuối tại vị của ông.


Ngay cả trước khi Trump nhậm chức, chính quyền Dân chủ trước đó của Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Biden đã cứng rắn với Trung Quốc hơn rất nhiều.


Sau vài nỗ lực giao chiến với Trung Quốc hồi đầu, chính quyền Trump bắt đầu mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Họ đã nhận được vài lời khen ngợi miễn cưỡng từ những nhà cố vấn của Biden cho dù hai chiến dịch tranh cử đã đấu tranh gắt gao.


Biden chưa đưa ra chi tiết chiến lược đối đầu Trung Quốc, nhưng tất cả những động thái đều cho thấy ông sẽ tiếp tục cứng rắn với Bắc Kinh.


Nhưng, các nhà ngoại giao, nhà phân tích, và cựu quan chức đã từng làm cố vấn cho chiến dịch Biden cũng dự kiến Biden sẽ hành động có chừng mực hơn sau những lời đe dọa bừa bãi của Trump và nhấn mạnh cách tiếp cận “cạnh tranh có chiến lược” thay vì đối đầu trực tiếp.


Tuy vậy, đã có lúc Biden còn nặng tay hơn vị tổng thống sắp mãn nhiệm trong việc tấn công Trung Quốc.


Ông đã từng gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “tên côn đồ” và thề ước sẽ dẫn đầu một chiến dịch quốc tế để “gây áp lực, cô lập, và trừng phạt Trung Quốc.” Chiến dịch của Biden cũng đã xếp loại hành động đàn áp nhóm người Hồi giáo ở Tân Cương vào “tội diệt chủng” - một động thái cương quyết hơn chính sách hiện tại và sẽ có nhiều ảnh hưởng nếu được công nhận chính thức.


“Hoa Kỳ cần phải cứng rắn với Trung Quốc,” Biden nói trong một bài báo đăng tải vào tháng Ba trong lúc đại dịch coronavirus bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc đang hoành hành.


“Cách đối mặt hiệu quả nhất với thách thức đó chính là xây dựng một lực lượng thống nhất vững chắc gồm đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ để đương đầu với hành vi ngược đãi và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.”


Tiếp theo câu nói đó, Biden cũng đã viết rằng ông mong muốn “hợp tác với Bắc Kinh trong những vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai bên, như biến đổi khí hậu, không phổ biến vũ khí hạt nhân và an ninh y tế toàn cầu.


“SẼ CÓ NHỮNG TRANH LUẬN GAY GẮT”


Giải hòa những mục tiêu trên sẽ là thách thức quan trọng với Biden, vì chúng có khả năng dẫn đến những cuộc tranh cãi giữa phe cứng rắn và phe thực tế như trong chính quyền Trump.


“Sẽ có những tranh luận rất gay gắt,” một cựu quan chức cao cấp của chính quyền Obama và từng làm việc gần gũi với Biden cho hay.


“Sẽ có những người trong nhóm Biden thấy Trung Quốc tượng trưng cho một mối đe dọa có hệ thống với Hoa Kỳ và chúng ta phải đối phó với họ một cách tương xứng, rồi sẽ có những người thực tế cho rằng, ‘Chúng ta đang giữa đại dịch, biến đổi khí hậu đang tăng nhanh, chúng ta phải hợp tác với họ.’”


Ngược lại với xu hướng của chính quyền sắp mãn nhiệm là đơn phương tấn công Bắc Kinh rồi dọa nạt bắt ép đồng minh và đối tác phải ủng hộ mình, Biden sẽ hướng tới kêu gọi đồng minh ngay từ đầu và khẳng định lại sự lãnh đạo của Hoa Kỳ qua những tổ chức quốc tế mà Trump đã khinh miệt.


Những cố vấn hàng đầu của Biden chia sẻ với Reuters rằng ông sẽ ngay lập tức tham khảo ý kiến những đồng minh chủ chốt trước khi đưa ra quyết định về thuế xuất nhập khẩu cho Trung Quốc với mong muốn có được một “đòn bẩy chung” để củng cố sức mạnh.


“Chính sách Trung Quốc của chính quyền Biden sẽ dễ đoán và có chiến lược hơn,” Wendy Cutler, cựu ngoại giao Hoa Kỳ và đàm phán thương mại, cho hay.


“Rồi các cố vấn sẽ không phải bát nháo thực thi những tuyên bố được tổng thống thông báo qua Twitter nữa. Và rồi cũng sẽ không còn cảnh áp dụng hình phạt bừa bãi để xem cái nào hiệu quả mà không theo bất cứ một khuôn khổ nào nữa.”


Tuy các nhà phân tích cho rằng chi tiết cụ thể trong chính sách Trung Quốc tương lai sẽ phụ thuộc vào những người Biden chỉ định cho các chức vụ chủ chốt, tập trung xây dựng lại những mối đồng minh rạn nứt sẽ là một nguyên tắc nền tảng.


Những cái tên đang cạnh tranh cho các chức vụ hàng đầu và chính Biden cũng nhấn mạnh rằng để làm việc hiệu quả, cách tiếp cận của họ phải lấy đầu tư nội địa làm nền móng, để đảm bảo Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranh hơn Trung Quốc trong những công nghệ then chốt như máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo và 5G.


Michele Flournoy, một đối thủ hiếu chiến cho vị trí bộ trưởng quốc phòng, đã cảnh báo rằng tổn thương kinh tế gây ra bởi đại dịch đồng nghĩa với việc ngân sách quốc phòng sẽ bị san bằng hoặc thậm chí còn tệ hơn. Bà cũng nhấn mạnh rằng lực lượng quân đội Hoa Kỳ cần có khả năng và quyết tâm đấu tranh chống lại bất kì mối đe dọa nào.


“Nếu quân đội Hoa Kỳ có thể đe dọa một cách đáng tin rằng chúng ta sẽ làm đắm tất cả tàu quân sự, tàu ngầm, và tàu buôn của Trung Quốc ở biển Đông trong 72 giờ, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải cân nhắc lại trước khi phát động lệnh phong tỏa hoặc xâm chiếm Đài Loan chẳng hạn,” bà viết trên tờ Foreign Affairs, số tháng Sáu.


Kurt Campbell, nhà ngoại giao tối cao Hoa Kỳ cho Đông Á trong chính quyền Obama nhiệm kỳ đầu, chia sẻ với think tank (các tổ chức nghiên cứu, phân tích và vận động chính sách) Policy Exchange tại London vào 28 tháng 10 rằng Washington đang đối mặt với “một giai đoạn cạnh tranh chiến lược sâu sắc” với Trung Quốc. Hoa Kỳ rất cần đưa ra một cách tiếp cận đồng nhất từ trong nước để xua tan nhận định rằng nước Mỹ đang “xuống dốc không phanh.”


“Chúng ta phải thuyết phục các nước khác rằng mọi chuyện ở nhà vẫn ổn, và hiện thì nó không hề ổn,” ông nói. “Với vấn đề Trung Quốc và châu Á, hai đảng rất cần hợp tác với nhau trên một mức độ nào đó… Nếu không, chắc chắn chúng ta sẽ thất bại.”


Người dịch: Ren Dinh

Comments


bottom of page