top of page

Khẩu trang, CDC và thẩm phán - cuộc chiến diễn ra từ năm 1944

By ARI SHAPIRO, MALLORY YU, PATRICK JARENWATTANANON, on 27-04-2022, 18:00:00

Đeo khẩu trang không còn là bắt buộc ở nhiều sân bay, tàu điện ngầm và xe bus. Nhưng để hiểu tại sao, bạn cần phải trở lại năm 1944 khi Đạo luật Dịch vụ Sức khoẻ Công cộng được thông qua.

Điều luật này cho phép Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật (CDC) thi hành các biện pháp "cần thiết để ngăn chặn sự xuất hiện, lây truyền hay lan rộng của các bệnh truyền nhiễm." Lúc đó chưa có CDC, nhưng đã có Dịch vụ Sức khoẻ Cộng đồng cũng như những ký ức về đại dịch cúm năm 1918. Giáo sư Lawrence Gostin từ đại học Georgetown cho biết, trong khoảng thời gian này, các quan chức y tế nhận ra rằng các bệnh truyền nhiễm là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất mà chỉ riêng các bang không thể ngăn chặn được sự lây lan của nó. CDC cho biết, ngăn chặn dịch bệnh lây lan giữa các bang và giữa các nước là những gì mà họ đang cố gắng làm khi bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID. Tác động chưa từng có của COVID lên Hoa Kỳ như là một lời nhắc nhở về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh đe doạ đến an ninh Hoa kỳ, Gostin cho biết. Gostin nói: "Chúng ta cần cơ quan y tế trung tâm, đủ năng lực để bảo vệ chúng ta, nhưng không may, chúng ta chỉ nhận ra điều này sau khi đã chịu hậu quả nặng nề từ việc công chúng mất niềm tin vào CDC. Và kết quả là, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia thể hiện năng lực tồi tệ nhất trong ứng phó với COVID cũng như tỉ lệ tử vong do dịch bệnh." Gostin cho biết thêm rằng ông không đồng ý với quyết định của Thẩm phán liên bang Kathryn Kimball Mizelle, bà đã gỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên máy bay cũng như các phương tiện giao thông công cộng khác vào tuần trước. Trong phán quyết dài 59 trang, thẩm phám Mizell nhận thấy CDC đã vượt quá quyền hạn và không tuân thủ quy trình xây dựng luật lệ tiêu chuẩn. Gostin tin rằng phán quyết này có lỗ hổng trong lập luận. "Thẩm phán Mizelle tập trung vào từ 'hợp vệ sinh' và nó trở thành từ khoá, và bà tìm trong từ điển định nghĩa về hợp vệ sinh và nó không bao gồm khẩu trang...Nhưng tôi nghĩ đây là một lập luận thiếu sót." "Ngay cả từ hợp vệ sinh cũng là một thiếu sót vì chúng ta đang nghĩ về hợp vệ sinh trong hoàn cảnh của chúng ta hiện tại, những gì chúng ta đang thấy, giống như chỉ xoay quanh các chất khử khuẩn. Nhưng vào năm 1944 [và] trong suốt lịch sử Hoa Kỳ, thuật ngữ hợp vệ sinh mang nghĩa đặc biệt hơn và nó thể hiện ý nghĩa vệ sinh, sức khoẻ công cộng. Gostin đã nói chuyện với All Things Considered của NPR về căng thẳng trong việc chính quyền liên bang nên có bao nhiêu thẩm quyền, việc diễn giải luật của thẩm phán Kimball Mizelle, và chính sách nên được đổi mới như thế nào. Buổi phỏng vấn này đã được chỉnh sửa về độ dài và sự rõ ràng. Những điểm nổi bật Ông có thấy loại căng thẳng mà chúng ta đang thấy hiện nay tương tự việc chính quyền liên bang nên có thẩm quyền gì khi luật được ban hành vào những năm 1940 không? Không. Tôi nghĩ rằng hồi đó có sự đồng tình mạnh mẽ trên cả nước, từ Đảng Cộng Hoà tới Đảng dân chủ, rằng chúng ta cần một cơ quan y tế công cộng mạnh, và hầu hết sức mạnh của y tế công cộng nên nằm ở mức bang và địa phương. Những gì mà một bang hay một thành phố không thể làm là ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trên cả nước, mà trên thực tế đến từ nước ngoài. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng trao cho chính quyền liên bang quyền hạn rất lớn để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh vào Hoa Kỳ và sự lây lan các bệnh truyền nhiễm trên cả nước, để làm bất cứ điều gì cần thiết nhằm bảo vệ nước Mỹ...Và đương nhiên, theo định nghĩa, COVID-19 cũng là một bệnh như vậy. Việc đại dịch tiếp theo chắc chắn sẽ khác đại dịch trước, việc giải thích rõ luật có ý nghĩa gì với khả năng phản ứng trước những thứ có thể xảy ra trong tương lai? Chà, nếu [điều luật] này được giữ nguyên, nó sẽ như là việc CDC bị còng tay khi đại dịch tiếp theo xảy đến, họ sẽ luôn luôn trong trạng thái căng thẳng. Họ sẽ luôn luôn dè chừng trong từng hành động. Và khi hành động, sẽ có kiện tụng chống lại nó. Trong khi tôi nghĩ điều mà tất cả người Mỹ chúng ta đều muốn, bất kể hệ tư tưởng và đảng phái chính trị, chúng ta muốn một cơ quan y tế công cộng nhanh nhẹn, quyết đoán và hành động gấp rút để bảo vệ chúng tá. Chúng ta cần cẩn thận với những gì chúng ta mong ước vì khi cuộc khủng hoảng y tế tiếp theo ập đến, chúng ta sẽ tìm đến CDC và các cơ quan y tế công cộng khác để được bảo vệ. Và nếu CDC bị còng tay, chúng ta sẽ không có được sự bảo vệ mà chúng ta cần và xứng đáng được có như một quốc gia. Ông có nghĩ rằng đạo luật được thông qua năm 1944 cần được cập nhật? Đúng vậy. Tôi muốn thấy quyền ban hành luật lệ của CDC được hiện đại hoá và chúng ta nên học những bài học từ COVID-19. Điều đó có nghĩa là chúng ta trao cho CDC quyền hạn rõ ràng, cần thiết trong khủng hoảng sức khoẻ sắp tới. Nếu bạn suy nghĩ về việc mang khẩu trang khi bay, nó gần như là quyền lực mà CDC cần có, bởi vì sẽ có người nào đó bay từ New York đến Los Angeles. Sẽ không có bang nào có thể bảo vệ chúng ta [khỏi điều đó]. Vậy đó sẽ là ranh giới giữa loại chính sách này và những chính sách khác, ví dụ như việc mọi người không thể rời khỏi nhà khi có đợt bùng phát COVID ở Thượng Hải? Đúng vậy. Tôi không nghĩ rằng CDC nên can dự vào hoạt động của từng bang, chỉnh đốn một cá nhân, việc kinh doanh, mà để bang có thẩm quyền để tự làm việc đó. Nhưng không bang nào có thể ngăn tôi di chuyển từ New York tới New Jersey hay từ New Jersey tới California. Do đó chúng ta cần một trung tâm sức khoẻ công cộng quốc gia, và tôi tin rằng chúng ta nên được hiện đại hoá. Tôi muốn thấy một cơ quan liên bang mạnh mẽ, quyền lực, dứt khoát, sử dụng khoa học và bảo vệ được chúng ta khi sự hoạt động riêng rẽ ở các bang không thể làm được.


Người dịch: Tran Tuan Hanh

Biên tập: Tran Tuan Hanh

Comentarios


bottom of page