top of page

Khủng hoảng và tài cán

Updated: Jun 13, 2020

Sự cắt giảm ngân quỹ chính phủ kéo dài hàng thập kỷ càng tồi tệ hơn bởi những thất bại của Trump, khiến cho đại dịch trở nên trầm trọng hơn, mở đường cho các cuộc biểu tình, và nhiều hơn nữa.


Richard North Patterson, ngày 9 tháng 6, 2020


Translated from The Bulwark article “Crises and Competence."


Năm 1986, Ronald Reagan vui vẻ nói “Chín từ đáng sợ nhất trong tiếng Anh là ‘Tôi là từ chính phủ, và tôi đã đến để giúp đỡ.” Nhưng 34 năm sau, sự có mặt của COVID-19 và mâu thuẫn sắc tộc khiến cho câu châm biếm của Reagan có vẻ thiển cận.


Không ai nghi ngờ rằng trách nhiệm, quy mô và thẩm quyền của chính phủ nên là đối tượng của những tranh luận chính đáng. Trong một trường hợp, hoạt động của chính phủ có vẻ chỉ cho có màu; trong trường hợp khác, hoạt động của nó có thể gây ngột ngạt. Rất ít người cho rằng sự kiểm soát từ trung ương của nền kinh tế thực sự thành công ở bất cứ đâu.


Nhưng sự ghê tởm không phân biệt được vai trò của một chính phủ là phi lý và phản lịch sử. Chỉ có chính phủ mới có thể bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện chính sách ngoại giao quan trọng, đó là lý do tại sao chi tiêu quốc phòng tăng đáng kể dưới thời Reagan, và tại sao nhiều người ngưỡng mộ Reagan sau này, xem ông như một vị thánh đỡ đầu của thuyết chính phủ vi mô, là cách nhìn bị đơn giản hoá. Chỉ có chính phủ mới có thể đảm bảo sự an toàn của thực phẩm và thuốc và bảo vệ môi trường tự nhiên của chúng ta. Và chính phủ có thể giúp điều hướng các vết nứt mâu thuẫn chủng tộc giữa chúng ta, và cung cấp các can thiệp kinh tế và sức khỏe cộng đồng không thể thiếu để chống lại đại dịch chết người.


Nhưng bây giờ, khi chúng ta cần nhất một chính phủ liên bang hiệu quả và nhạy bén, tổng thống của chúng ta đã phanh thay nó. Nhưng Donald Trump chẳng phải là duy nhất trong việc này. Như Max Boot ghi chú: “Trump. . . bản thân ông ta là sản phẩm của nhiều thập kỷ nổi dậy của cánh hữu để chống lại chính phủ, và chống lại với lý lẽ luôn.


Những gì đã từng là một triết học ưa thích cho chính phủ vi mô đã thoái hóa trở thành sự sợ hãi phi lý. “Đã lâu từ trước khi Trump,” chiến lược gia của GOP, Stuart Stevens, nhận xét, “đảng Cộng Hòa đã chấp nhận một đức tin rằng thêm sự can thiệp của chính phủ là tệ hại. Nhưng đâu đó trên quãng đường, nó đã trở thành ‘tất cả từ chính phủ đều là tồi tệ. Hiện tại chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng chỉ có thể được giải quyết bằng sự can thiệp lớn mạnh của chính phủ. Thật ngược đời."


Sự riệu rã trong suy nghĩ này dựa vào sự toan tính chính trị. Như Norman Ornstein đã nói với Dana Milbank: “Newt Gingrich đã cho [Đảng Cộng Hòa] chủ đề rằng điều tốt nhất họ có thể làm là làm mất uy tín của chính phủ và làm chính phủ nổ tung.”


Sự e dè của đảng Cộng Hoà đối với một chính phủ lớn đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhu cầu giảm thuế của tầng lớp bảo trợ đảng này. Nó giải thích bài hùng biện chống thuế của Grover Norquist, người nổi tiếng đề xuất thu nhỏ chính phủ cho đến khi ông “có thể kéo nó vào phòng tắm và dìm nó chết ngạt trong bồn tắm.”


Nói theo gợi hình của Norquist về việc cắt giảm thuế như giết một em bé, Milton Friedman đã so sánh chính phủ liên bang tương tự với một đứa trẻ ngang bướng:


“Làm thế nào chúng ta có thể cắt giảm chính phủ xuống kích thước vừa phải? Tôi tin rằng có một và chỉ một cách duy nhất: cách cha mẹ kiểm soát trẻ em tiêu xài hoang phí, cắt giảm trợ cấp của chúng. Đối với chính phủ, điều này có nghĩa là cắt giảm thuế. Thâm hụt xảy ra sau đó sẽ là cách kiềm chế hiệu quả duy nhất đối với các xu hướng chi tiêu của ngành hành pháp và cơ quan lập pháp. Phản ứng của công chúng sẽ làm cho sự kiềm chế đó có hiệu quả.”


Sai lầm. Thay vào đó, chúng ta đã làm phiền những đứa trẻ của mình bằng cách cách cắt giảm thuế cho người giàu, gây bùng nổ nợ quốc gia. Nhưng sự khinh miệt không có căn cứ này đối với chính phủ đã đưa một kẻ ngu dốt không đủ tiêu chuẩn đến chức tổng thống: nếu chính phủ là đáng ghét, chúng ta chỉ cần một tổng thống ghét nó là đủ. David Corn viết:


“Trump chỉ có thể đáng chấp nhận đối với các cử tri từ lâu đã nói rằng chính phủ là vấn đề. Ông là phản đề của kinh nghiệm và chuyên môn của chính phủ. Và ông ta đã biến điểm đó thành một thuận lợi chính trị và thuyết phục 63 triệu người bỏ phiếu cho , như thể họ đang chọn một người chiến thắng trong một chương trình truyền hình thực tế. Rốt cuộc, ông ta đã gây hài và là một cú đá vào mông của những kẻ Dân Chủ nghĩ rằng chứng chỉ và sự nghiêm túc mới thực sự quan trọng.”


Nhưng COVID-19 đã biến những tiếng cười phì này thành những lời thều thào thở trăn trối. Corn viết tiếp tục:


“Những gì Trump đã làm và không làm có thể sẽ dẫn đến cái chết của hàng ngàn người Mỹ mà đáng lẽ nên sống sót trong đại dịch này.”


Phán quyết này khá là nghiêm trọng. Nhưng Trump xứng đáng với điều đó. Và lãnh đạo đảng Cộng hòa và phong trào Bảo Thủ cũng chia sẻ lầm lỗi này. Họ đã dành nhiều thập kỷ để truyền bá con virus chống chính phủ. . . . Và kể từ khi Trump giành được Nhà Trắng, họ đã chấp nhận và thậm chí bênh vực thương hiệu của sự không biết gì của ông và nhắm mắt làm ngơ trước hành vi thiếu trung thực, bất tài, cố chấp và gây phiền hà của ông. Họ hành động như thể không có vấn đề gì khi người đàn ông trong Nhà Trắng không hề có khả năng dẫn dắt một đất nước.


Có những trường hợp ngoại lệ đáng kính, trong đó có John McCain và Mitt Romney, hai đảng cử viên tổng thống trước đó. Nhưng đảng Cộng Hoà trên một phương diện lớn đã cho phép Trump biến chính phủ của chúng ta thành một ngôi làng Potemkin (những ngôi làng khang trang dùng để giấu đi kinh tế/chính trị khó khăn của một đất nước) với những hậu quả ác tính vượt xa cả coronavirus.


Các thiệt hại là đáng kinh ngạc và về mặt toàn diện. Trong Rủi Ro Thứ Năm, Michael Lewis nêu chi tiết về sự thiếu sự chuẩn bị đến đáng thương của nhóm chuyển tiếp chính quyền của Trump, sự bỏ bê, quản lý sai lầm hoặc cắt quỹ không thương tâm của các cơ quan chính phủ quan trọng. Các hành vi đồng bóng của ông Trump chỉ làm nặng thêm những rối loạn chức năng này: Theo Viện Brookings, tỷ lệ luân chuyển dân sự của chính quyền trong 1.5 năm đầu là 83 phần trăm.


Chính phủ của chúng ta, Boot kết luận, bây giờ phản ánh sự bất lực của Trump: “Vì Trump đã không đủ năng lực, không biết gì và thường không hợp lý, việc ông ta không bao quanh mình với một đội ngũ mạnh mẽ và ổn định gây trầm trọng thêm sự thiếu sót của chính mình và khiến nó gần như bất khả thi trong việc phối hợp một phản ứng quốc gia hợp lý với một đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ.


Nhưng COVID-19 chỉ đơn thuần là phần kịch mới nhất trong sự lừa dối của Trump. Trong một bài báo The New Yorker gần đây, Susan Glasser đã nêu chi tiết về “một chính quyền mà về mặt nào đó hầu như tồn tại một cách thoi thóp so với những chính quyền tiền nhiệm của nó, đặc biệt là khi nói đến các lĩnh vực quan trọng như an ninh trong nước, kinh tế và quốc tế, hay thậm chí là quản lý những khủng hoảng đơn giản.”


“Lấy một ví dụ,” Glasser trích dẫn Bộ An Ninh Nội Địa, nơi Trump buộc Bộ trưởng Kirstjen Nielsen từ chức và, một năm sau đó, vẫn chưa bổ nhiệm người kế nhiệm hay một phó thư ký thường trực, chánh văn phòng, hoặc người phụ trách quản lý. Một chỗ khác là TSA, nơi 20 trong số 75 vị trí hàng đầu bị bỏ trống hoặc được đảm nhiệm bởi các quan chức tạm thời.


Tại Bộ Quốc phòng, hơn một phần tư các vị trí đáng lẽ được Thượng Viện xác nhận vẫn bị bỏ trống hoặc cũng được đảm nhiệm bởi các quan chức tạm thời, theo Washington Post và Hiệp Hội Đối tác Dịch Vụ Công Cộng (Partnership for Public Service). Ưu tiên hàng đầu của Trump là sự tự phụ: Jack Detsch và Robbie Gramer đã có nhắc đến trong tờ tạp chí Foreign Policy, Trump đã phái một người thi hành đến các quan chức của Bộ Quốc phòng để điều tra lòng trung thành.


Bệnh lý tương tự cũng làm hỏng Bộ Ngoại giao. Trong số 20 thư ký trợ lý được xác nhận hoặc có tư cách tạm thời, chỉ có năm được chọn từ chức trách ngoại giao. Một số vị trí này vẫn còn trống. Những bài kiểm tra về lòng trung thành thì rất nhiều; các chuyên gia đáng kính như William Taylor và Marie Yovanovich bị cho lên đường; Kẻ nịnh bợ Trump Mike Pompeo đối xử với văn phòng ngoại giao như một ông đế vương nhỏ. Cựu phó thư ký William Burns đã viết về sự quản lý sai lầm của Trump rằng, “Lần trước Bộ Ngoại Giao bị tàn phá như thế này, Joe McCarthy (người đã tự tiện sa thải nhân viên quan chức Mỹ) vẫn còn đang nắm chức ở đấy.”


Gây tổn hại không kém là khi Trump liên tục sa thải các quan chức tình báo hàng đầu. Trên tờ Washington Post, chín cựu lãnh đạo của các cơ quan tình báo đã phản đối: “Khi chúng ta đang cùng nhau chống lại căn bệnh chết người này, các tổ chức tình báo đã giúp bảo vệ tất cả chúng ta khỏi các mối đe dọa hiện tại và tương lai cũng đang bị tấn công từ một kẻ thù quỷ quyệt: chính trị trong nước. Chúng ta không thể để đại dịch covid-19 là vỏ bọc cho con đường hủy diệt sâu sắc đang bị chính quyền Trump theo đuổi.”


Tại Bộ Tư Pháp, Tổng chưởng lý William Barr cũng đang ném một quả bóng xi măng vào bộ phận của mình, không ngừng tháo gỡ bất kỳ rào cản nào đối với sự lạm dụng quyền lực của tổng thống. Như Donald Ayer, một phó tổng chưởng lý của đảng Cộng Hòa dưới thời George W. Bush, đã viết trên tờ The Atlantic:


“Chỉ trong hơn một năm, Barr đã nhiều lần phá hoại truyền thống mạnh mẽ của Bộ Tư Pháp trong việc tìm hiểu thực tế một cách độc lập, không mang định kiến, trong đó các kết luận được bảo vệ khỏi sự can thiệp chính trị. . . . Barr đã không tôn trọng sự liêm chính và quyền hạn của các luật sư có kinh nghiệm trong ngành luật bằng cách liên tục đưa những người bạn chính trị vào vai trò giám sát đặc biệt để xem xét công việc của những người khác và xây dựng những thay đổi trong những quan điểm ủng hộ để một cách thiếu xấu hổ.


Chắc chắn, sự khinh miệt phổ quát của Trump đối với việc quản trị, coi thường chuyên môn và sự thù địch của ông ta đối với các nhóm giám sát sẽ tạo nên sự kiệt quệ của tinh thần. Trên khắp chính phủ, các chuyên gia lâu năm đang rời trong nhiều toán lớn.


Điều này sẽ làm suy thoái nền công vụ. Không ai nghi ngờ rằng các quan chức năng là những mục tiêu dễ dàng để Trump gán nhưng tin đồn không có thật về “Chính Phủ trá hình” (Deep State) Nhưng như Daron Acemoglu giải thích trong Bộ Ngoại giao:


“Bằng cách duy trì các quy tắc và thủ tục phi đảng phái và dựa vào chuyên môn kỹ thuật, các quan chức chuyên nghiệp. . . có chức năng như một hàng rào bảo vệ cho chính quyền, ngăn chặn các chính sách đảng phái cực đoan hoặc các suy nghĩ phe phái trần trụi hơn của họ được thực thi. Phục vụ dân sự chuyên nghiệp cũng là biện pháp bảo vệ cuối cùng, mạnh mẽ nhất trước các thảm họa tự nhiên và các tình huống khẩn cấp về sức khỏe. . . .


Sự thù địch của tống thống đối với chuyên môn vô tư đã buộc nhiều nhân viên liên bang có khả năng và kinh nghiệm nhất phải nghỉ việc, chỉ để được thay thế bởi những người trung thành với Trump. Các cuộc tấn công dai dẳng của ông ta chống lại những người mâu thuẫn với sự thiếu trung thực của ông hoặc ai dám chỉ ra các vấn đề với chính sách của chính quyền của ông, đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi cản trở các quan chức lên tiếng. Sự sợ hãi này phần nào giải thích cho phản ứng chậm trễ, im lặng, và vô tác dụng ban đầu.


Quyết tâm trốn tránh trách nhiệm, Trump đã mở rộng cuộc thánh chiến gây đổ nát của mình bằng cách sa thải hoặc thay thế tổng thanh tra có trách nhiệm giám sát độc lập các hoạt động liên bang. Danh sách này rất ấn tượng:


Michael Atkinson, tổng thanh tra cộng đồng tình báo. Tội của ông ấy? Gửi khiếu nại tố giác Ukraine đến Quốc hội. Trump nói: [Hắn] không phải là một người hâm mộ lớn của Trump, tôi có thể nói với các bạn điều này.” Đây là một cảnh báo trắng trợn cho các tổng thanh tra khác: Giám sát Trump có nghĩa là tự sát nghề nghiệp.


Glenn Fine, chủ tịch một hội đồng mới để giám sát 2 nghìn tỷ đô la chi tiêu kích thích trong đại dịch. Tội của ông ấy? Là vì ông ấy còn thở. Công việc này vẫn còn trống.


Christi Grimm, phó tổng thanh tra chính của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Tội của cô ấy? Phát hành một báo cáo ghi nhận sự thiếu hụt nghiêm trọng các xét nghiệm, bộ dụng cụ và bệnh viện mặt nạ cần thiết để chống lại COVID-19. Báo cáo chính xác một cách đau đớn này đã bị Trump chế giễu là “tin tức giả mạo như mọi ngày.”


Steve Linick, tổng thanh tra tại Bộ Ngoại giao. Tội của ông? Nhiều hành vi phạm tội được Washington Post kể lại đây: ông đã đưa ra một báo cáo rằng các quan chức cấp cao đã quấy rối nhân viên và cáo buộc họ không trung thành với Trump; đưa tài liệu giúp sự thăm dò luận tội ở Hạ viện (một trong những nhiệm vụ của Hạ Viện là giám sát); và điều tra các cáo buộc lạm dụng của Pompeo.


Rà soát lại đống đổ nát, Mitt Romney phản đối: “Sự sa thải của nhiều Tổng Thanh Tra là chưa từng có; làm như vậy mà không có lý do chính đáng sẽ đóng băng sự độc lập cần thiết cho mục đích của họ. Đó là một mối đe dọa với nền dân chủ có trách nhiệm và sự nứt nẻ trong cán cân quyền lực theo hiến pháp.”


Đó chính xác là mục tiêu của Trump. Trò chơi cuối cùng của ông ta là tiêu diệt bất kỳ ràng buộc nào của chính phủ đối với hành vi của ông-- vừa đoạt lấy những quyền lực độc tài và vừa xoái mòn sự hữu dụng của chính chính phủ-- và mối đe dọa của ông rằng sẽ quân sự hóa một cuộc khủng hoảng chủng tộc, chỉ là một ví dụ. Acemoglu viết:


“Kịch bản thường bắt đầu với một nhà chuyên chế tiềm năng sẽ bố trí các các nhân trung thành vào các tổ chức chính phủ, những người sẽ nói vẹt những gì nhà chuyên chế muốn nghe. Sau đó đến những sai lầm chính sách không thể tránh khỏi, vì ý thức hệ và sự nịnh hót áp đảo lời khuyên khôn ngoan. Nhưng vì không có sự độc lập và cam kết về chuyên môn, các chính trị gia, quan chức hàng đầu và các thẩm phán đã nhân đôi lỗi lầm của họ, loại bỏ bất cứ ai lên tiếng chống lại họ. Khi niềm tin của công chúng vào các tổ chức nhà nước suy giảm và các công chức mất đi ý thức trách nhiệm đối với công chúng nói chung, việc chuyển đổi thể chế sang một nền dân chủ chỉ có tính chất tô màu, có thể sẽ nhanh chóng.”


Và chết người. Bây giờ được biết rộng rãi rằng, vào năm 2018, Trump đã giải tán đơn vị an ninh y tế toàn cầu của National Security Council (Hội Đồng An Ninh Quốc Gia), nhóm với chuyên môn, cựu quan chức Obama khẳng định, đủ để giúp chính phủ chống lại đại dịch nhanh hơn.


Thay vào đó, chúng ta đã loạng choạng. Như Lisa Monaco, một cố vấn an ninh quốc gia của Obama, nói với tờ The Atlantic:


“Trở lại vào tháng 12, khi chúng tôi lần đầu tiên thấy [coronavirus xuất hiện], ai đã hỏi, “chúng ta có đủ xét nghiệm không? Ai đã hỏi, chúng ta có đủ thiết bị bảo vệ cá nhân nếu bệnh này đến đây và ở đây với quy mô không? Ai đã hỏi, khả năng sức khỏe cộng đồng của chúng ta là gì, và hãy vẽ mô hình ra. Nếu bệnh thực sự lan rộng, chúng ta sẽ cần bao nhiêu giường Intensive Care Unit (Chăm Sóc Đặt Biệt)?” Ai sẽ là người tạo ra danh sách các câu hỏi và trả lời chúng?


Rõ ràng, không có ai. Như Tiến sĩ Asish Jha, giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu Harvard, đã than thở vào tháng 3, “Đây là một bệnh nhiễm trùng di chuyển nhanh đến mức mất vài ngày là sự việc trở nên tồi tệ, và mất vài tuần sẽ trở thành khủng khiếp. Mất hai tháng gần như là thảm họa, và đó là những gì chúng tôi đã mất.”


Thật đúng. Các nhà lập mô hình dịch bệnh tại Columbia đã ước tính vào tháng trước rằng chúng ta sẽ phải chịu ít hơn 36,000 ca tử vong nếu Trump khởi xướng giãn cách xã hội một tuần trước đó, và tránh được khoảng 83% tất cả các trường hợp tử vong nếu ông đã bắt đầu hai tuần trước đó.


Thay vào đó, khi số người chết tăng lên, Trump đã sa thải Rick Bright, một nhà dịch tễ học liên bang đầy kinh nghiệm. Trong tháng 1, ông đã cố gắng và không báo cho các quản trị viên hàng đầu của HHS rằng chúng ta rất thiếu mặt nạ phòng độc, nhưng không ai nghe. Tội của Bright? Đặt ra nghi ngờ về một trong những cách chữa bệnh lang băm của Trump, hydroxychloroquine.


Trong khi đó, nhà lãnh đạo nhẫn tâm của một chính phủ liên bang bất tài đã ký hợp đồng phụ chống đại dịch cho các thống đốc bang. Trong một cuộc gọi hội nghị, Trump nói với họ: Máy hô hấp, máy thở, tất cả các thiết bị-- hãy thử tự mình lấy.” Khi họ miệt mài vang xin ông viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng tốc độ sản xuất các đồ vật chống dịch, ông đã từ chối.


Kết quả là phiên bản đời thực của The Hunger Games (Trò Chơi Chỉ Có Một Người Thắng Cuộc). Vào cuối tháng 3, tờ Washington Post đưa tin rằng, một cuộc tranh giành điên cuồng cho mặt nạ, áo choàng và máy thở đang khiến các bang chống lại nhau và đẩy giá lên cao. Một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của đất nước đang nhận được nguồn cung cấp mặt nạ N95 mới, nhưng những nơi khác vẫn không có hàng. Các bệnh viện đang khẩn cầu quyên góp khẩu trang và găng tay từ các công ty xây dựng, tiệm làm móng và tiệm xăm, và xem xét sử dụng máy thở được thiết kế cho động vật lớn vì họ không thể tìm thấy loại được làm cho người.


Đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng hàng đầu, Trump đã cai trị đất nước như một lãnh đạo nước nghèo. “Khi anh tham chiến,” thống đốc New York Andrew Cuomo đã nói với CNN, “anh không nói với các tiểu bang,mỗi tiểu bang phải mua xe tăng riêng, mỗi tiểu bang phải mua súng của riêng họ.”


Thất bại trong việc cung cấp các đầy đủ xét nghiệm, Trump cũng giao cho các thống đốc trách nhiệm thiết lập một chương trình thử nghiệm mạnh mẽ. Đồng thời, ông tấn công các thống đốc tiểu bang Dân Chủ vì không mở lại nền kinh tế bị tàn phá bởi những thất bại ông đã tạo ra vì không chịu giải quyết đại dịch. Trốn tránh trách nhiệm cơ bản của mình là đoàn kết người dân, ông ta đã yếm thế và làm sâu thêm những vết nứt trong quan hệ chính trị và xã hội của chúng ta bằng cách chấp nhận các cuộc biểu tình của một thiểu số nhỏ với một chủ nghĩa tự do loạn trí bao gồm quyền gây nguy hiểm cho cuộc sống của người khác.


Trong khi đó, Trump đã sử dụng COVID-19 như một vỏ bọc để tháo dỡ các biện pháp bảo vệ môi trường liên bang, bao gồm các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu. Trong khi khăng khăng rằng cứu trợ tài chính cho các tiểu bang mà ông đã buộc mang gánh nặng một cách vô trách nhiệm sẽ làm tăng thêm thâm hụt, Trump đã gợi ý về một món quà chắc chắn gây thâm thủng ngân sách năng hơn nữa: một kỳ nghỉ từ thuế tăng vốn.


Và bây giờ, khi các cuộc biểu tình phản đối việc giết chết George Floyd vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước, Trump đã lạm dụng văn phòng của mình để gây ra sự căm thù chủng tộc và bạo lực, một sự phân tâm chết người khác từ những sự bỏ hoang trách nhiệm đã làm chết người trước đó.


Dường như không có gì có thể ngăn sự cuồng hoả của Trump khổi thiêu hủy mọi trách nhiệm của tổng thống. Như Naomi Oreskes đã nói với tờ New Yorker về COVID-19: “Chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán chính xác những điều mà chính quyền này đã làm. Họ đã không muốn thừa nhận mức độ nghiêm trọng của [đại dịch] bởi vì đây là một ví dụ trong sách giáo khoa về lý do tại sao chúng ta cần một chính phủ liên bang.”


Có vẻ như là tốt hơn nếu hàng ngàn người Mỹ chết một cách vô lý. Cuộc tàn sát này không chỉ làm mất uy tín của Trump, mà cũng mất uy tín cái triết lý giả mà ông đại diện: sự thoái vị toàn diện của chính phủ liên bang trong các trách nhiệm đạo đức và thực tế. Stephen Walt đã viết:


“Người ta có thể hy vọng rằng cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ nhắc nhở đủ người Mỹ rằng việc có những người có năng lực và đáng tin cậy ở các vị trí lãnh đạo chủ chốt thực sự là đáng cần, và việc đòi hỏi trách nhiệm đối với tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, hay sự bất tài, là điều cần thiết cho các chính sách công hiệu quả. Cho dù bạn ủng hộ một chính phủ phúc lợi lớn hay một chính phủ nhỏ bé, trên hết bạn nên muốn nó được lãnh đạo và phục vụ bởi các chuyên gia am hiểu và tận tâm.”


Chứng kiến ​​quá nhiều cái chết và sự xáo trộn, người ta không thể không suy nghĩ về việc câu đùa của Reagan đã dở đến mức nào. Farhad Manjoo nói đúng: “Những từ an ủi nhất mà tôi có thể nghĩ đến bây giờ, giữa rất nhiều sự hoang mang, hỗn loạn và nhầm lẫn, là: ‘Tôi từ chính phủ, và tôi đến đây để giúp đỡ.”

--------------------------------------

Richard North Patterson là một luật sư, nhà bình luận chính trị và tiểu thuyết gia bán chạy. Ông là cựu chủ tịch của Common Cause và là thành viên của Council of Foreign Relations.


Translation by Cookie Duong


Comments


bottom of page