Translated from The Washington Post article There’s a reason the South Vietnamese flag flew during the Capitol riot
Ở Mỹ, người Mỹ và người Việt theo chủ nghĩa dân tộc cùng chia sẻ một thứ: nuối tiếc về những gì đã mất.
Viet Thanh Nguyen, ngày 14 tháng 1, 2021
Đám đông ủng hộ Trump xâm chiếm Tòa Quốc hội ngày 6 tháng 1.
Giữa những lá cờ tung bay tại cuộc diễn thuyết của Tổng Thống Trump vào tuần trước, và trong cuộc bạo loạn của những người ủng hộ Trump ở Tòa nhà Quốc hội, lạc lõng một lá cờ của một quốc gia khác, một nơi mà chỉ còn tồn tại trong trí nhớ và trí tưởng tượng – Việt Nam Cộng hòa. Lá cờ đặc biệt có màu vàng sáng với ba sọc đỏ. Người Mỹ thuộc thế hệ chiến tranh có thể nhớ nó. Không có gì ngạc nhiên khi thấy lá cờ Việt Nam Cộng hoà trong một cuộc nổi dậy để chống lại nền dân chủ Mỹ, nhưng nó vẫn là một niềm thất vọng. Người Mỹ gốc Việt với cái nhìn cấp tiến khi thấy lá cờ vàng ba sọc tại cuộc biểu tình đã khó chịu và lên án sự phạm thượng của biểu tượng này – lá cờ được phất lên bên cạnh lá cờ Liên Minh Miền Nam của nội chiến Mỹ xa xưa..
Tại sao lá cờ của Việt Nam Cộng hoà lại có mặt ở đây? Tại sao nó, lá cờ của một nước khác, được chào đón bởi những ngườ, hầu hết là những người da trắng, nổi loạn tự mô tả mình là những người Mỹ yêu nước? Các lá cờ của những quốc gia khác cũng có mặt ở cuộc bạo loạn này, và điều ấy là biểu tượng của lòng yêu nước của những người tin vào chủ nghĩa quốc xã. Người Việt từ thời Việt Nam Cộng hoà đặc biệt thích bày tỏ tình yêu của họ cho ông Trump, và tại cuộc biểu tình này và các cuộc biểu tình khác ủng hộ ông Trump, cờ Việt Nam Cộng hòa thường xuyên xuất hiện. Ở Mỹ, những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng và những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam có chung một tư tưởng: một lòng hoài cổ cực đoan về một đất nước đã mất và một mục tiêu không thể nào đạt được.
Tôi nhớ lại một lần khi tôi phát biểu tại một trường đại học ở Nam Carolina vài năm trước. Tôi chưa bao giờ đến tiểu bang này và chỉ thỉnh thoảng đến thăm miền Nam, và thường xuyên đi thăm các thành phố lớn, vì vậy tôi thừa nhận tôi đã lo lắng một chút về bài phát biểu của tôi về cuộc chiến tranh ở Việt Nam và ký ức của tôi sẽ diễn ra như thế nào. Vâng, tôi có một ấn tượng mẫu về miền Nam nước Mỹ. Thật không may khi người đầu tiên đặt câu hỏi cho tôi là một người đàn ông da trắng, lớn tuổi với bộ râu to, rậm rạp - đã đúng như cái khuôn mẫu về người miền Nam nước Mỹ. Ông hỏi rằng: “Bạn có biết rằng chúng tôi cũng đã đánh một cuộc chiến tranh khác ở đây và sau khi chúng tôi thua, chúng tôi cũng cảm thấy căng thẳng sau sự việc này? Chúng tôi cũng là nạn nhân, giống như những người của nước bạn.”
Ông ấy đã ám chỉ về hai miền Nam: miền Nam nước Mỹ và miền Nam Việt Nam, nơi mà tôi sinh ra. Đúng, cả hai đã bị đánh bại trong các cuộc nội chiến. Tôi gợi ý với ông ấy rằng trong khi cả hai chúng tôi có thể là nạn nhân trong một giả thuyết, những cuộc chiến tranh này cũng có những nạn nhân khác, và trong trường hợp của người da đen, hoàn cảnh của họ vượt xa những gì đã xảy ra với người da trắng từ miền Nam. Sau đó ông ấy nói với tôi rằng ông đang ứng cử vào một chức vụ chính trị.
Quan điểm của ông ấy cảm thấy quen thuộc, bởi vì tôi đã lớn lên trong một cộng đồng song song với quan điểm của ông: cộng đồng của người Việt Nam tị nạn, nơi mọi người luôn nghĩ họ là nạn nhân bởi vì kẻ thù của họ: chủ nghĩa cộng sản. Sự nhiệt tình của họ về ý tưởng đó làm cho ho nghĩ rằng không thể có một thế giới nào không được chia gọn gàng thành hai bên: chúng ta hoặc họ, chống cộng hoặc ủng hộ, tốt chống ác, nạn nhân đối kháng với kẻ phạm tội. Trong một thế giới với cách nhìn như vậy, sẽ không thể hòa giải với kẻ thù. Quá khứ sẽ không bị lãng quên. Cuộc chiến tranh chưa kết thúc. Trận chiến có thể được đổi mới, và lần sau, sẽ có thể thắng. Cái khả năng mà sự luân lý và đạo đức của họ có thể bị nghi ngờ - không khả thi.
Sự phức tạp của cảm giác chống cộng trong cộng đồng Việt Nam, bao gồm nhiều cựu quân nhân và cựu quan chức chính phủ, có nghĩa là cộng đồng sẽ luôn nghiêng về phía đảng Cộng hòa. Trong khi toàn bộ người Mỹ gốc Á đã bỏ phiếu 2 trong 1 cho giữa ông Joe Biden và Trump, người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump nhiều hơn ông Biden, 57% so với 41%. Lòng thù hận Trung Quốc của người Mỹ gốc Việt được phóng đại bởi những tin tức giả trên các phương tiện mạng trong cộng đồng Việt, đã làm họ ủng hộ một tổng thống mà họ cho rằng là mạnh bạo hơn hơn về chính sách đối ngoại . Điều này phù hợp với chủ nghĩa chống cộng sản cứng rắn của họ. Nhiều thập kỉ trôi qua, nhiều người trong cộng đồng đã đặt niềm tin vào một ngày quay về Việt Nam để lật độ chế độ Cộng sản, trước là bằng quân sự, sau đó, khi các cựu binh già đi, họ sẽ lật đổ bằng chính trị. Chế độ Việt Nam Cộng sản nghiêm túc xem xét mối đe đọa này. Trong những năm sau chiến thắng của mình, chế độ Cộng sản đã cầm tù hàng chục ngàn người làm việc cho cựu thù của mình, từ đại tướng và thẩm phán cho đến binh sĩ và linh mục. Có một số đã thiệt mạng trong trại cải tạo của họ. Hàng trăm ngàn người trốn bằng cách vượt biên, và nhiều người đã chết ngoài biển. Chế độ đã bài trừ một cách hiệu quả bất kì dấu hiệu chống đối nào, chôn vùi kí ức về miền Nam Việt Nam, phá hủy những tượng đài và bịt miệng những ai chống lại điều này. Những người phản kháng vẫn tồn tại ngày nay, nhưng họ bị quyết liệt bắt giam nhanh chóng . Hãy xem lại những điều tương phản ở Mỹ sau Nội chiến đất nước: Tái kiến thiết chỉ kéo dài hơn một thập kỉ. Jim Crow và Ku Klux Klan nổi dậy. Sự mơ tưởng và lãng mạn của một miền Nam da trắng cao quý trở nên thịnh hành và được nâng cao. Cả hai hướng tiếp cận đều để đưa đất nước đi lên nhanh chóng dưới danh nghĩa của sự thống nhất nhưng thực chất là cho sự chia rẽ lên ngôi. Mô hình của Việt Nam loại bỏ sự chống phá chế độ của mình, nhưng không loại bỏ tinh thần bất tuân, làm tinh thần đó chuyển dịch sang một cộng đồng tị nạn đầy thù hận. Mô hình của Mỹ khoan dung hơn với phe chiến bại nhưng lại dẫn đến thù hận ngấm ngầm trong một bộ phận Da trắng, một phần gắn liền với miền Nam và sự thua trận ở đây, một phần gắn liền với sự lắng đọng của Chủ nghĩa Da trắng thượng đẳng. Bài học ở đây là không phải cứ trừng phạt binh lính Nội chiến nặng hơn thì sẽ ngăn ngừa sự trỗi dậy của một đạo quân báo thù xa xưa; trừng phạt không thôi sẽ không đem lại sự khuất phục. Thứ còn thiếu, trong cả hai cách, là sự hòa giải chân thành. Sự hòa giải không chỉ là hai bên đối nghịch đồng ý chấm dứt mâu thuẫn hoặc bước tiếp vì lợi ích của nền kinh tế. Hòa giải có đạo đức, hiểu biết về lịch sử, chính trị sẽ cần các bên nhận thức được mình đã làm gì và đã phương hại đến ai. Từ đó, sự tha thứ có thể được nhân rộng và các hàn gắn có thể được tiến hành, từ thay đổi cho đến tưởng niệm. Nhưng dù tất cả các bên, trong một trận chiến thừa nhận hành vi cường bạo của mình, không có nghĩa là ai cũng có lỗi như nhau, hoặc tất cả hành vi đều có lỗi như nhau. Sự thiếu sót trong nhận thức của một số người Mỹ về cuộc Nội chiến xảy ra để đấu tranh cho nô lệ và chế độ nô lệ là một tội ác mà đất nước này vẫn chưa bù đắp đầy đủ về mặt hình ảnh hay vật chất, dẫn đến tình trạng, làm người ta tự xem mình là nạn nhân - cho dù là ở vòng tay của chính phủ hay bởi sự áp bức của những người được coi là tinh anh, đúng đắn về chính trị.
Lịch sử bị đô hộ của Việt Nam và sự chiếm đóng từ những thế lực ngoại lai tạo ra một vấn đề rối rắm hơn khi nhận định ai trong số họ là người ở bên phải của lịch sử. Dù vậy, hòa giải vẫn là điều bất khả khi chính quyền từ chối chấp nhận sự bất đồng quan điểm, không chấp nhận những quan điểm của miền Nam cũ về lịch sử và chiến tranh, hay thừa nhận sự bạo hành của chế độ. Đồng thời, cộng đồng người Việt tị nạn cũng phải muốn làm hòa, đồng nghĩa với việc thừa nhận chế độ Cộng sản và thiếu sót của Việt Nam Cộng hòa. Thay vào đó, nhiều người trong cộng đồng khăng khăng rằng chỉ có một cách để hiểu chiến tranh, lịch sử và chính trị. Điều này không những gia tăng khoảng cách giữa người Việt tị nạn với Việt Nam mà còn giữa họ với con cháu, những người đã bài xích chính trị kiểu Trump. Sự rạn nứt đó quá to lớn và mắc kẹt trong sự chia rẽ của chính trị Mỹ ngày nay với ký nức của chiến cũ đã mang họ đến Mỹ ngay từ đầu. Ký nhức đó góp phần lý giải cho tâm lý dễ kích động đã làm nhiều người Việt di cư đồng cảm với tâm lý quyền lực của một số người Mỹ. Khi Trump gọi người ủng hộ của mình là “những người đàn ông và phụ nữ bị lãng quên của đất nước”, những người “sẽ không bị lãng quên thêm nữa,” và nói với họ rằng “mọi người đang lắng nghe các bạn,” ắt hẳn ông đang nói với dân Da trắng trước tiên. Nhưng lời lẽ của ông cộng hưởng với nhiều người Việt di cư cũng cảm thấy bị lãng quên và chìm đắm - có lẽ đến độ vui sướng - trong sự thù địch với những kẻ đã đánh bại mình. Vậy nên họ vẫy lá cờ màu vàng, một biểu tượng của sự mất mát, và nó được chấp thuận bởi những tín đồ của sự mất mát khác. Đây là một dạng hoài niệm, nói thẳng ra là họ nhớ nhà - và một người có thể chết trong u uất vì mất nước, như nhiều kẻ bị lưu đày hay người tị nạn có thể làm chứng. Hoài niệm thường vô hại, ngoại trừ đối với những ai đang vật vã vì nó. Đáng tiếc thay, sự hoài niệm đến cực đoan của những nhà yêu nước - hòa cùng lòng thù hận, khát khao được báo thù và viễn cảnh giành lấy chiến thắng - đã lây nhiễm cả thể chế chính trị Mỹ. Đất nước đang chao đảo giữa phần nhớ về quá khứ và phần quên đi, một biện pháp nửa mùa làm nó càng dễ tổn thương hơn trước những kẻ phản động. Khi chúng ta còn trì hoãn việc hòa giải, chúng ta sẽ mãi còn bị trói buộc với những kí ức không vui, mãi không thể bước tiếp.
Người dịch (Lược dịch/Phỏng dịch): Uyên Dương, Kim Pham.
Biên tập: L. Tạ
Comentarios