top of page

Lại thêm một tuần nữa Trump không thể làm một nhà độc tài thực thụ

Updated: Jun 13, 2020

Tổng thống muốn đối phó với các cuộc biểu tình bằng sự phô trương quyền lực, nhưng để lộ những yếu điểm của mình.


Quinta Jurecic và Benjamin Wittes, ngày 9 tháng 6, 2020


Translated from The Atlantic Article Yet Another Week of Trump Failing to Be an Actual Authoritarian

SHUTTERSTOCK / THE ATLANTIC


Tuần trước bắt đầu với một trong những cảnh tượng xấu xí nhất - và có thể là nguy hiểm nhất - trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump: người lãnh đạo một quốc gia, từng tuyên bố mình là “vị tổng thống vì luật pháp và trật tự,” sải bước qua một công viên trước đó đã được cảnh sát dùng bạo lực để giải tỏa những người biểu tình ôn hòa.


Chỉ trong vòng một tuần, phản ứng của chính quyền Trump với các cuộc biểu tình khắp cả nước phản đối vụ giết George Floyd đã đã biến thành một trò hề u ám. Trong khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ xuất hiện trên CBS khăng khăng là hơi cay không phải là chất hóa học (hơi cay đúng là chất hóa học), tổng thống đang bận rộn đăng tweet miệt thị nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Colin Powell (đảng Cộng hòa) vì đã tán thành đối thủ thuộc đảng Dân chủ cho nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo. Trong khi đó, hàng ngàn binh sĩ Vệ binh Quốc gia sau khi được triển khai gấp rút đến thủ đô Washington đang trở về nhà, và hàng rào đồ sộ quanh Nhà Trắng không còn làm người ta thấy kinh sợ, khi được cư dân thủ đô trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật và bảng hiệu biểu tình.


Các cuộc biểu tình đã tiến bộ hơn. Chúng ngày càng yên bình. Và sự khăng khăng lớn tiếng của Trump rằng các nhà cầm quyền nên “đàn áp các đường phố” đã bị vô hiệu hóa bởi đám đông thực sự đã kiểm soát được các nhà cầm quyền.


Một cơ hội có thể giúp củng cố sự độc tài ngược lại đã chứng tỏ rằng kẻ độc tài tương lai thực ra cũng hèn yếu - theo nhiều cách khác nhau - còn hơn cả một kẻ độc tài thực thụ.


Trump chưa bao giờ giấu giếm những bốc đồng [có tính] độc tài của mình. Ông thường xuyên bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những kẻ độc tài và đã bày tỏ niềm tin rằng Điều II của Hiến pháp cho phép ông làm “bất cứ điều gì tôi muốn”. Nhưng chủ nghĩa độc tài đó [của Trump] đã không thể hiện được nhiều như người ta đã sợ (hoặc muốn). Trump đã thể hiện quyền lực mạnh mẽ ở những phạm vi mà ông ít kìm nén nhất, nổi bật là việc thực thi [các chính sách] nhập cư. Nhưng ông đã không đi xa hơn những điều đó: Không có thành công rực rỡ nào trong việc chống lại những người bất đồng chính kiến, không đưa [đày] những kẻ thù của mình đến vịnh Guantanamo. Và một vài trường hợp, như cơn đại dịch hiện tại, Trump phần nhiều từ chối sử dụng đến sức mạnh của chính phủ liên bang - chỉ nhún vai và bỏ lại sự quản lý cho các bang [tự quyết định].


Nhưng phản ứng đầu tiên của Trump với các cuộc biểu tình giống như là một phiên bản ác mộng của những gì ông tưởng tượng về nhiệm kỳ tổng thống của mình, là dấu hiệu đầu tiên của một kịch bản tồi tệ nhất về sự sụp đổ nền dân chủ ở Hoa Kỳ. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Bill Barr ra lệnh tấn công người biểu tình ôn hòa ở trước Nhà Trắng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mark Esper đề cập sự cần thiết phải “làm chủ được chiến trường” - là những thành phố Mỹ. Tại Thủ đô, trực thăng của Vệ binh Quốc gia bay lơ lửng trên đầu người biểu tình, thao tác thường dùng khi chiến đấu.


Thời điểm đáng sợ này bị làm tồi tệ hơn bởi sự rối ren, mơ hồ. Trump đã dẩy quốc gia đến bờ bực thẳm, và chẳng ai biết được độ sâu của nó.


Nhưng rồi cảm giác khủng hoảng dần vơi đi: Các cuộc biểu tình trở nên hòa bình hơn, quân đội và lực lược thực phi pháp luật rút lui dần về phía sau. Chuyển biến này phần lớn là do người biểu tình. Trong vài ngày đầu của các cuộc biểu tình, cướp bóc và bạo lực là vấn đề thực sự ở một vài thành phố. Nhưng những người biểu tình sớm thiết lập trật tự một cách hữu cơ, giữ hòa bình và ngăn chặn những thành phần muốn gây rắc rối. Hành động không phù hợp của cảnh sát - đôi khi có bạo lực - cũng giúp đưa dư luận nghiêng hẳn về phe của những người biểu tình. Và ngày càng có nhiều người xuống đường hơn. Kết quả là các cuộc biểu tình gia tăng trên khắp đất nước nhưng không cần sự giữ trật tự [của các cơ quan thực thi pháp luật]. Tổng thống có thể tweet “Luật pháp và trật tự!” nếu ông muốn, nhưng những cuộc biểu tình không có vẻ phạm pháp hay hỗn loạn - và sự hỗn loạn nào có vẻ cũng đến từ phía cảnh sát. Ông có thể huy động lực lượng [quân đội] liên bang và các cơ quan thực thi luật pháp ở Thủ đô, nhưng khi hết cướp bóc và thông điệp trên đường phố đơn giản thành một cuộc phản kháng chính trị, thì hành động đó ngày càng thể hiện rõ tính độc tài.


Độc tài không thì chưa đủ, mà cụ thể là: sự độc tài không hiệu quả. Vì những gì thực sự xảy ra ngày càng xa rời với những mệnh lệnh yếu ớt của ông. Ông muốn đưa 10 000 binh lính đến thủ đô. Điều đó không xảy ra. Ông muốn viện dẫn Đạo luật Khởi loạn. Điều này cũng không xảy ra. Thực tế là, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley, đã đưa ra một bản ghi nhớ cho tất cả các lực lượng nhắc nhở họ, “Chúng ta, những người mặc quân phục … luôn cam kết [phục vụ] những giá trị quốc gia và các nguyên lý trong Hiến pháp” và “sẽ tuân thủ luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn hoạt động nghiêm ngặt của mình mọi lúc”.


Trump muốn thẳng tay, nhưng ông không thể khiến người khác làm theo ý của mình. Nói với ngôn ngữ của ông sẽ là: Hèn yếu!


Đất nước này đã chứng kiến mệnh lệnh yếu đuối tương tự trong nhánh hành pháp trước đây, trong một bối cảnh khác. Bản báo cáo của Mueller chứa đầy những ví dụ mà Trump ra lệnh cho các trợ lý và quan chức làm những việc từ sai trái cho đến phạm pháp thẳng thừng và những người này hoặc từ chối hoặc đơn giản là không thực hiện những mệnh lệnh đó. Trump không thể khiến những người của ông dựng lên một cuộc điều tra Hillary Clinton vô cớ, sa thải Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller, hay làm sai lệch bằng chứng để che đậy hành động sai trái của mình. Hệ quả là một vị tổng thống muốn hãm hại [người khác] nhưng lại quá kém hiệu quả trong việc thực thi.


Nhưng ngày nay, một loại điểm yếu nữa cũng đang diễn ra: Cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, và Trump dường như ngày càng lo sợ rằng mình sẽ không thắng cử. Ông ấy không sai. Trong các cuộc thăm dò cả nước, Trump luôn thua Biden từ 3 đến hơn 10 điểm. Trump rõ ràng yếu thế hơn ở các bang quan trọng [battleground states]. Đảng dân chủ đang có ưu thế đáng để ở những cuộc khảo sát ý kiến chung về sự kiểm soát [số ghế] Quốc hội. Thượng viện [hiện đang kiểm soát bởi đảng Cộng hòa] bỗng dưng bị lung lay. Và trong khi tỷ lệ ủng hộ Trump ở mức thấp trong cái khoảng hẹp mà nó thường biến động, tỷ lệ này được xem là có sự suy giảm trong những tháng vừa qua.


Tỉ lệ ủng hộ thấp chủ yếu do thực tế là, như chúng tôi đã nhận định trong tháng 3, chiến thuật của Trump cực kỳ không phù hợp cho những cuộc khủng hoảng hiện nay: một loài virus không thể bị hù dọa, nền kinh tế tụt dốc không tự hồi phục với tính cách và sự bắt nạt của Trump, và giờ người biểu tình không chịu rời đi khi ông đang tỏ ra là người cứng rắn. Do vậy, ngoài việc là người lãnh đạo yếu kém không thể khiến bộ hạ làm trái pháp luật hay đàn áp các cuộc biểu tình, và bị yếu thế trong các cuộc thăm dò bầu cử, Trump giờ như người không có thực quyền, thậm chí là lố bịch, khi đối mặt với những tình huống không có lợi và không thể xoay chuyển dễ dàng.


Tất cả những điều này làm cho tuần trước trở thành sự cảnh báo cho chính cuộc bầu cử [tổng thống] nếu Trump thất bại. Bản năng độc tài vẫn còn đó, tất nhiên. Chúng tôi đồ là sự yếu kém cũng còn như vậy, và những nỗ lực để khiến chính phủ của ông làm những điều sai trái, thậm chí là phạm pháp. Độ hoảng loạn của ông hẳn là sẽ còn cao hơn cả bây giờ, và tình hình khi đó, sự chuyển tiếp quyền lực một cách yên bình, cũng sẽ có nguy cơ như vậy. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng, một lần nữa, sự yếu kém sẽ áp đảo tính độc tài, sự vô dụng sẽ chiến thắng những lời đe dọa, và tổng thống [Trump] sẽ hiện ra như là người đáng khinh bỉ và nhạo báng, hơn là người đáng nể sợ và ngày càng củng cố thêm quyền lực.


Translation by Nhan Nguyen

Kommentare


bottom of page