top of page

Cách chính phủ Mỹ cách ly chủng tộc- một lịch sử bị lãng quên

Updated: Jun 28, 2020

Terry Gross, ngày 3 tháng 5, 2017



Các chính sách nhà ở liên bang được tạo ra sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế đảm bảo rằng người Mỹ gốc Phi và những người da màu khác bị cách ly khỏi các cộng đồng ngoại ô mới - và thay vào đó họ bị đẩy vào các dự án nhà ở đô thị, như tòa tháp Brewster-Doulass của Detroit.

Paul Sancya / AP


Vào năm 1933, vì nạn thiếu nhà ở, chính phủ liên bang Mỹ đã kiến tạo một chương trình với mục đích làm gia tăng - và cách ly - số lượng nhà cửa tại Mỹ. Tác giả Richard Rothstein cho biết rằng những chương trình hỗ trợ nhà cửa được đưa ra dưới tổ hợp Chính Sách Kinh Tế Mới (New Deal) là tương đương với việc tài trợ một hệ thống cách ly chủng tộc từ chính phủ.


Theo lời ông nói, những nỗ lực từ chính phủ "chủ yếu chỉ để cung cấp nhà cửa cho gia đình người da trắng có tầng lớp trung lưu hoặc thấp hơn". Cộng đồng người Mỹ gốc Phi và những thành phần người da màu khác đã không được gia nhập vào những cộng đồng ngoại thành mới, và đã bị đẩy vào những dự án địa ốc ở nội thành.


Cuốn sách mới của Rothstein - tựa đề là The Color of Law (Màu Sắc Của Luật) - phân tích cách mà những chính sách từ địa phương, tiểu bang, và liên bang đã dẫn đến sự cách ly chủng tộc. Theo ông cho thấy, Cục Quản Lý Gia Cư Liên Bang (Federal Housing Administration, viết tắt là FHA) được thành lập trong năm 1934 đã đẩy mạnh thêm nỗ lực cách ly chủng tộc với chính sách được gọi là "khoanh vùng đỏ" (redlining). Ở chính thời điểm đó, FHA cũng phụ cấp cho các chủ thầu chuyên sản xuất hàng loạt nhà cửa cho những khu vực người da trắng ở, dưới điều kiện là không có ngôi nhà nào được bán cho người Mỹ gốc Phi.


Rothstein cho biết là những chính sách xưa này đã gây ra ảnh hưởng lâu dài ở xã hội Mỹ. "Hiện tại, việc cách ly chủng tộc ở nhiều đô thị lại dẫn đến một sự bất bình đẳng bị động, bởi vì gia đình ở những khu phố bị cách ly khó mà tiến lên được do thiếu cơ hội", theo lời ông. "Nếu chúng ta muốn tăng cường sự bình đẳng xã hội, nếu chúng ta muốn làm giảm thái độ thù địch giữa cảnh sát và những thanh niên người Mỹ gốc Phi, thì ta cần bắt tay huỷ bỏ sự cách ly chủng tộc"


Những điểm nổi bật trong cuộc phỏng vấn


Cách FHA biện hộ cho sự phân biệt chủng tộc

FHA lý luận rằng nếu người Mỹ gốc Phi được mua nhà ở những ngoại thành này, thậm chí nếu họ chỉ được mua căn ở gần đó, thì những căn nhà của người da trắng mà FHA đang cho bảo hiểm sẽ bị tuột giá, và vì vậy số tiền họ cho vay sẽ gặp rủi ro.


Lý luận này từ phía FHA lại không có căn cứ. Thực tế là khi người Mỹ gốc Phi cố gắng mua nhà trong những khu vực mà hoàn toàn (hoặc phần đông) chỉ có người da trắng ở, giá bất động sản tăng lên vì người Mỹ gốc Phi sẵn sàng trả giá cao hơn so với người da trắng, đơn giản là vì nguồn cung cấp nhà cửa của họ bị hạn chế và họ có quá ít sự lựa chọn. Vì thế, lời giải thích mà FHA đã đưa ra không hề dựa trên một khảo sát nào. Nó không hề dựa trên thực tế nào cả.


Cách các cơ quan liên bang sử dụng khoanh vùng đỏ để cách ly người Mỹ gốc Phi

Cụm từ "khoanh vùng đỏ"...bắt nguồn từ quá trình triển khai tổ hợp Chính Sách Kinh Tế Mới (New Deal), từ những bản đồ của mỗi khu đô thị trong toàn nước. Những bản đồ đó được Tập Đoàn Vốn Địa Ốc (Home Owners Loan Corp) mã hoá bằng màu, và sau đó FHA đã dùng những mã hoá màu này để biểu thị nơi nào là an toàn cho việc bảo hiểm thế chấp. Tất cả những nơi nào mà người Mỹ gốc Phi ở, và tất cả những nơi xung quanh đó, đều được tô màu đỏ để cho các thẩm định viên biết rằng những khu phố này quá rủi ro để bảo hiểm thế chấp.


Nói đến Cẩm Nang của FHA rõ ràng đề ra những chính sách mang tính phân biệt (segregationist)

Trong một văn bản mang tên "Cẩm Nang của FHA (Underwriting Manual of the FHA)" có câu ghi rằng "những nhóm có sắc tộc không tương hợp với nhau không nên được ở chung một cộng đồng", có nghĩa là vốn vay cho người Mỹ gốc Phi không được bán bảo hiểm.


Trong một dự án xây dựng ở Detroit giữa thời Đệ Nhị Thế Chiến, FHA đã từ chối tiến hành dự án này trừ khi nhà xây dựng lập nên một bức tường xi măng cao 2 mét để tách riêng nó khỏi khu vực của người Mỹ gốc Phi ở gần đó, mục đích để đảm bảo rằng không một người Mỹ gốc Phi nào có thể bước chân vào khu phố đó.


Cuốn Cẩm Nang của FHA khuyến nghị rằng một cách hiệu quả để chia tách khu phố của người Mỹ gốc Phi và người Mỹ da trắng là bằng cách xây dựng đại lộ. Vậy đây không phải là một chính sách pháp luật ban hành, mà là quy định chung của chính phủ.


Nói đến những ảnh hưởng lâu dài của việc người Mỹ gốc Phi bị cấm mua nhà ở ngoại thành và thế chấp tài sản nhà

Hiện tại, thu nhập trung bình của người Mỹ gốc Phi chiếm 60% thu nhập trung bình của người da trắng. Nhưng tài sản của họ chỉ bằng 5% tài sản của người da trắng. Phần lớn gia đình trong tầng lớp trung lưu ở nước Mỹ tích lũy tài sản từ vốn thế chấp nhà. Vì thế, sự khác biệt quá chênh lệch giữa 60% tỷ lệ thu nhập và 5% tỷ lệ tài sản phần lớn là vì những chính sách xây dựng nhà cửa đã được liên bang ban hành trong suốt thế kỷ 20.

Những gia đình người Mỹ gốc Phi bị FHA cấm mua nhà ở ngoại thành vào những thập niên 40, 50, đến cả 60, không đạt được bất kỳ tăng trưởng trong vốn thế chấp nhà như người da trắng đạt được. Vì thế, trong cuối thập niên 40 và 50, những ngôi nhà nằm trong ngoại thành ở phía Nam San Francisco như là Daly City, như Levittown, hay bất kỳ thành phố tương tự xuyên trong nước đã được bán với mức giá gấp đôi mức thu nhập trung bình quốc gia. Những gia đình giai cấp công nhân được FHA thế chấp đã có khả năng mua những ngôi nhà này. Người Mỹ gốc Phi cũng có đủ khả năng mua các ngôi nhà đó nhưng lại bị cấm mua. Hiện tại, những ngôi nhà đó tối thiểu đáng giá $300,000 hay $400,000, cao gấp 6 đến 8 lần so với thu nhập trung bình quốc gia.


Vào năm 1968, Đạo Luật Bình Đẳng Gia Cư được ban hành, như để nói, “OK, người Mỹ gốc Phi, các ông bà có thể mua nhà ở Daly City hay Levittown rồi” ...nhưng đây là một lời hứa trống rỗng bởi vì trong lúc người Mỹ trắng được mua nhà và tích lũy được tài sản thế chấp và của cải, những ngôi nhà đó đã không còn nằm trong tầm khả năng của những gia đình người Mỹ gốc Phi dù họ có thể đủ điều kiện nếu trước đó không phải vì bị cấm.


Những gia đình người da trắng có khả năng cho con cái học đại học với thế chấp tài sản của họ; họ có thể chăm sóc cho ba mẹ lớn tuổi của mình mà không cần lệ thuộc đến những người con cái. Họ có khả năng để lại của cải cho con cái mình. Những người Mỹ gốc Phi không nhận được bất kỳ lợi thế nào cả vì lâu nay đã bị ngăn cấm không được mua nhà trong các ngoại thành này.


Nói đến cách mà dự án địa ốc ngày xưa dành cho giới người da trắng tầng lớp trung lưu và thấp hơn nay đã trở thành nơi mà phần đông là người da Đen và người nghèo.

Mô hình nhà ở xã hội được khởi đầu trong nước giữa thời Chính Sách Kinh Tế Mới (New Deal) với mục đích nhắm đến tệ nạn thiếu nhà ở; nó không phải là chương trình phúc lợi xã hội dành cho người nghèo. Trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng (Great Depression), hoàn toàn không có dự án xây dựng nhà ở nào hoạt động cả. Những gia đình trung lưu và giai cấp công nhân lúc đó đã ở trong giai đoạn mất hết nhà cửa khi họ bị thất việc. Do đó, rất nhiều gia đình người trung lưu bị thất việc và gia đình giai cấp công nhân người da trắng đã trở thành nhóm cử tri mà chính quyền liên bang Mỹ quan tâm tới nhất. Vì thế, chính quyền liên bang đã bắt đầu lên kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội dành riêng cho người da trắng trên nhiều thành phố khắp nước Mỹ. Bản năng của vài bang chức cầm quyền với chủ nghĩa Tự Do (Liberal) trong thời tổng thống Roosevelt cũng có dẫn đến một số dự án xây dựng nhà cửa cho người Mỹ gốc Phi, nhưng những dự án đó luôn là những dự án riêng, không được hội nhập chính thức.


Những dự án xây dựng dành cho người da trắng có rất nhiều nhà còn trống; những dự án xây dựng dành cho người da Đen thì phải chờ rất lâu mới tìm được chỗ. Cuối cùng thì tình trạng này trở nên quá lộ liễu, khiến những người cầm quyền trong chính quyền liên bang mở cửa cho người Mỹ gốc Phi vào những nơi được chỉ định cho người da trắng, và những nơi ấy đầy người Mỹ gốc Phi. Cũng trong lúc ấy, nhiều ngành công nghiệp dọn ra khỏi các thành phố, bỏ lại người Mỹ gốc Phi ở những khu vực đó để trở nên nghèo hơn. Những khu ở ấy trở thành khu ở của người nghèo, không còn dành cho giai cấp công nhân. Những khu ấy được nhận trợ cấp mà trước giờ chưa ba giờ nhận được...và chúng đã trở thành những "khu ở chuột" mà ngày nay ta hay so sánh với mô hình nhà ở xã hội.

Những nhà ở còn trống tại khu vực của người da trắng được tạo ra bởi FHA với mục đích để làm cho nước Mỹ chuyền về ngoại ô (suburbanize), và FHA trợ cấp việc xây dựng hàng loạt để nhà xây dựng tạo ra những tổ ở dành riêng cho người da trắng, và họ cũng trợ cấp cho những gia đình đang sống tại mô hình nhà ở xã hội, kể cả nhiều người da trắng đang sống ở trọng tâm thành phố để họ dời đến các ngoại thành riêng người da trắng này. Vì vậy FHA đã làm thu giảm dân số người da trắng tại các nhà ở xã hội, trong khi đó uỷ quyền nhà ở xã hội đã phải lãnh trách nhiệm đùm bọc những người Mỹ gốc Phi ngày càng nghèo đến mức mà họ không thể trả đủ tiền thuê nhà hàng tháng.

Khang Tôn đã phiên dịch bài viết này.

Comments


bottom of page