Translated from The Economist's article “Trey Grayson on the reliability of the American election system”
The 2020 election is well under way. Despite the tussle of politics, the process is robust
Cuộc bầu cử năm 2020 đang diễn ra tốt đẹp. Bất chấp sự hỗn loạn chính trị, quá trình bỏ phiếu thật mạnh mẽ.
Trey Grayson, ngày 26 tháng 10, 2020
Bài bình luận từ khách mời này là một phần của loạt bài về chính trực của cuộc bầu cử Mỹ
Nếu các chuyên gia bầu cử trên toàn THẾ GIỚI phải tạo ra một trường hợp nhằm kiểm tra sức chịu đựng của nền dân chủ, hoàn cảnh hiện thời của nước Mỹ vào năm 2020 là một ví dụ thích hợp nhất. Tuy nhiên, chúng ta có lý do để giữ cách nhìn lạc quan và tin tưởng của cuộc bầu cử. Hệ thống đại cử tri phần lớn đã thực hiện tốt. Cuộc bầu cử và đại dịch năm nay có thể sẽ thúc đẩy cải tiến xa hơn cho hệ thống này.
Các cuộc bầu cử dần xoay quanh về vấn đề phân cực giữa các đảng phái. Đảng Dân Chủ cáo buộc Đảng Cộng Hòa đàn áp số cử tri đi bỏ phiếu bằng cách hạn chế các cuộc bỏ phiếu qua thư trong thời gian đại dịch; Đảng Cộng Hòa hồi đáp với cáo buộc gian lận. Tuy vậy, cả hai bên đều chỉ có thể đưa ra các ví dụ riêng để bảo vệ lý lẽ của riêng mình. Một số người cũng lo lắng về nguy cơ bị tấn công trên mạng hoặc thiên tai, như bão.
Tuy nhiên, tất cả các điều này đều không chú ý đến mức độ công bằng, an toàn và tự do của các cuộc bầu cử ở Mỹ, đặc biệt là đối với các văn phòng liên bang. Đất nước đã chứng kiến nhiều cuộc bầu cử với kết quả gần kề và đã chịu được áp lực. Ví dụ, mặc dù hai tổng thống trước đây của Đảng Cộng Hòa đã thua cuộc bỏ phiếu phổ thông (popular vote) họ đã thắng số cử tri đoàn (electoral college). Hơn nữa, hệ thống bầu cử của Mỹ có các tính năng tích hợp giúp họ có khả năng bảo vệ các cuộc tấn công từ cả trong và ngoài nước.
Theo hiến pháp, các tiểu bang có trách nhiệm tiến hành bầu cử. Mỗi tiểu bang giao một phần trách nhiệm khác nhau cho các thành phố, và tùy thuộc vào mỗi tiểu bang, họ có thể bao gồm các quận hạt, thành phố, thị trấn, giáo xứ hoặc một kết hợp của các vùng. Ngày nay, các quan chức bầu cử địa phương là những anh hùng của đại dịch covid-19 vì họ khéo léo và cống hiến để giữ cho hệ thống hoạt động thông thường.
Và mặc dù hệ thống bầu cử bị chia rẽ thành ngàn mảnh nhỏ với các quy tắc và thủ tục lặt vặt và phức tạp về mặt pháp lý, khó sử dụng và làm đau đầu cho các nhân viên chịu trách cuộc bầu cử, điều này cũng khiến cho kẻ xấu - dù là người trong hay ngoài nước – khó thao túng các cuộc bầu cử hơn.
Bất chấp sự gây gắt và các cáo buộc giữa các đảng chính trị, ban điều hành bầu cử có thể đánh dấu sự hợp tác hiếm có từ hai đảng. Hãy xem tiểu bang Kentucky, nơi mà tôi đã giám sát các cuộc bầu cử với vai trò bộ ngoại trưởng của tiểu bang (Đảng Cộng Hòa) từ năm 2004 đến năm 2011. Năm nay, Thống đốc Andy Beshear (Đảng Dân Chủ) và ông Michael Adams (Đảng Cộng Hòa), bộ ngoại trưởng và chủ tịch điều hành cuộc bầu cử, đã đồng ý với một kế hoạch mở rộng việc bỏ phiếu qua thư cho cuộc bầu cử sơ bộ và tăng thêm các cách bầu khác cho cuộc bầu cử phổ thông.
Theo truyền thống, tiểu bang Kentucky thường yêu cầu hầu hết tất cả cử tri phải trực tiếp bỏ phiếu tại trung tâm vào ngày bầu cử, và ông Adams đã bị chỉ trích dữ dội từ nhiều thành viên Đảng Cộng Hòa, những người không đồng ý với những thay đổi cần thiết để tiến hành thành công một cuộc bầu cử trong một đại dịch. Ngoài việc gia tăng các lựa chọn bỏ phiếu trực tiếp sớm, ông Adams cũng đồng ý nới lỏng các hạn chế đối với việc bỏ phiếu vắng mặt (absentee voting), vốn đã được sử dụng an toàn và đáng tin cậy trong nhiều thập kỷ ở các tiểu bang khác. Ông giữ vững lập trường chống lại sự bất đồng quan điểm từ các thành viên Đảng Cộng Hòa của mình, cho thấy hợp tác lưỡng đảng vẫn có thể xảy ra.
Xa hơn về phía bắc, ngoại trưởng tiểu bang Michigan bà Jocelyn Benson (Đảng Dân Chủ và ngoại trưởng tiểu bang Ohio ông Frank LaRose (Đảng Cộng Hòa) đã trở thành một cặp tiên phong cho việc điều hành bầu cử với tính cách lịch sự và lưỡng đảng. Năm nay, họ sẽ hợp tác điều hành Ủy ban Bầu cử của Hiệp hội Ngoại trưởng Quốc gia, có trách nhiệm cho phép các tiểu bang chia sẻ sáng kiến và các phương pháp hay nhất liên quan đến bầu cử và bỏ phiếu. Họ thậm chí đã biến mối thù lịch sử giữa hai tiểu bang mình thành cơ hội để cạnh tranh về động lực đăng ký cử tri.
Cả Ohio và Michigan đều là tiểu bang chiến trường và có khả năng cả hai sẽ quyết định kẻ thắng số cử tri đoàn. Nếu kết quả bầu cử sát sao hoặc có tranh chấp, các quan chức như bà Benson và ông LaRose sẽ là người xem xét tính chính thực của cuộc đua này. Mặc dù việc kiểm phiếu thực tế xảy ra ở các khu bầu cử trên toàn quốc, nhưng chính các ngoại trưởng tiểu bang là người phải đảm bảo các khu bầu cử đó có nguồn lực, nhân sự, sự đào tạo và hướng dẫn phù hợp.
Như bất kỳ quá trình chính trị nào, các cuộc bầu cử dễ bị âm mưu, lạm dụng và bê bối. Nhưng đối với những người lo lắng tổng thống sẽ không rời Tòa Bạch Ốc nên nhớ đến hệ thống nhân tài của Mỹ, đó là các cuộc bầu cử liên bang được điều hành hoàn toàn bởi các chính phủ tiểu bang, hầu hết nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ liên bang. Các thành viên Tòa Bạch Ốc có rất ít hoặc không có quyền kiểm soát quá trình quyết định xem họ có được giữ quyền hay không.
Bất kỳ ứng cử viên nào thách thức kết quả của cuộc bỏ phiếu ở cấp tiểu bang sẽ phải tuân theo các thủ tục được thiết lập theo luật tiểu bang, hoặc thủ tục sẽ thông qua các tòa án tiểu bang hoặc liên bang. Cuối cùng, các cơ quan giải quyết các tranh chấp liên quan đến bầu cử tổng thống cao nhất là Tối cao Pháp viện hoặc Quốc hội. Tuy nhiên những giải pháp nêu trên là rất hiếm.
Một tác dụng phụ của hệ thống cử tri đoàn là các cuộc bầu cử hiếm khi được số phiếu rất gần quyết định. Các cử tri đoàn thường mở rộng chiến thắng vì hầu hết tất cả các tiểu bang đều áp dụng hình thức đầu phiếu đa số tương đối (winner-take-all) khi người thắng được hết số cử tri đoàn. Để Quốc hội hoặc Tối cao Pháp viện quyết định người chiến thắng trong cuộc bầu cử, cả cuộc tranh cử số phiếu cử tri đoàn và cuộc bỏ phiếu ở cấp tiểu bang sẽ phải rất gần nhau, như đã xảy ra vào năm 2000. Dựa trên thăm dò dư luận hiện tại, tỷ lệ có một tình huống bấp bênh là cực kỳ thấp.
Một bước phát triển quan trọng trong năm nay là ngày càng có nhiều công ty và vận động viên lên tiếng của họ và chia sẻ nguồn lực ủng hộ bỏ phiếu. Một danh sách dài gồm sân vận động thể thao chuyên nghiệp đang được chuyển thành các đại trung tâm bỏ phiếu để giúp đáp ứng cuộc bầu cử có thể có tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất trong mấy chục năm nay. Một nỗ lực do ngôi sao bóng rổ LeBron James dẫn đầu đã tuyển dụng 10,000 tình nguyện viên làm việc tại các địa điểm bỏ phiếu trên khắp nước. (Điều không đáng ngạc nhiên là bà Benson và ông LaRose luôn sáng tạo đã có tham gia vào nỗ lực này.) Một tập đoàn các nhà máy bia ở Ohio đang dùng nhãn hiệu của họ để khuyến khích cử tri đăng ký và đi bỏ phiếu. Các chủ doanh nghiệp thậm chí còn cho nhân viên nghỉ ngày được trả lương để phục sự tại các trung tâm bầu.
Phải thừa nhận rằng không phải tất cả các quan chức chính phủ đều đồng minh trong nỗ lực này. Ví dụ, thống đốc bang Texas, Greg Abbott, đã ráng giới hạn chỉ cung cấp một thùng phiếu cho mỗi quận, kể cả ở Quận Harris, nơi thành phố Houston làm tổ, khiến họ chỉ có một thùng phiếu cho hơn 4 triệu cư dân. Việc này hiện đang được kiện ra tòa.
Có lẽ dấu hiệu khích lệ nhất là sự kiên cường của cử tri Mỹ. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy chỉ một số ít người Mỹ mong đợi biết kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3 tháng 11, so với đa số mọi người mong đợi kết quả trong khoảng thời gian thích hợp từ vài ngày đến vài tuần sau đó ngày bầu cử. Với những kỳ vọng được đặt ra theo cách hợp lý, dân Mỹ sẽ sẵn sàng cho phép hệ thống hoạt động, ngay cả khi điều đó có nghĩa là kết quả và các kiểm kê lại sẽ đến chậm hơn hoặc các sự kiện bất ngờ khác.
Do đại dịch, ngày càng nhiều người Mỹ chú ý đến cách bầu cử phức tạp hơn bao giờ hết, và các cơ hội để cải thiện và hiện đại hóa các hệ thống bầu cử ngày càng tăng lên.
Một chính sách được đề nghị là việc xác minh và đăng ký tự động, được gọi tắt là AVR (Automatic Voter Registration). Chính sách này thay thế hệ thống đăng ký cử tri dựa trên giấy bút tốn kém và dễ xảy ra lỗi với hệ thống vi tính tự động cập nhật thông tin đăng ký của cử tri. Kết hợp với Trung tâm Thông tin Đăng ký Điện tử, được gọi là ERIC, một hệ thống chia sẻ dữ liệu giữa các tiểu bang, chính sách AVR có thể đảm bảo nhiều người được đăng ký bỏ phiếu ở đúng vị trí hơn và tránh bỏ tình trạng đăng ký hai nơi, điều này thường xảy ra vì khoảng 10% dân Mỹ chuyển nhà hàng năm. Ủy ban Quản lý Bầu cử Tổng thống lưỡng đảng, nơi tôi làm việc, đã đề nghị các loại nâng cấp công nghệ này để cải thiện trải nghiệm đi bầu của cử tri, vì hồ sơ thông tin cử tri chính xác hơn sẽ giảm thời gian chờ đợi tại các địa điểm bỏ phiếu.
Cơ sở dữ liệu bầu cử của tiểu bang đã sẵn nằm trong hệ thống vi tính, vì vậy việc cải thiện chúng với chương trình AVR và Trung tâm Đăng ký Điện tử ERIC — mà chỉ so sánh dữ liệu và không thay đổi chúng — sẽ không khiến chúng dễ bị tấn công hơn. Ngược lại, việc này sẽ cung cấp thêm thời gian và nguồn lực để dành cho an ninh mạng. Với kỷ lục số lượng cử tri đăng ký trong năm nay, AVR đã có thể tiết kiệm hàng triệu đô la và hàng nghìn giờ làm việc cho 32 tiểu bang vẫn chưa thực hiện chính sách đó.
Các hệ thống này, như các máy bỏ phiếu, được bảo vệ mạnh mẽ để chống lại các cuộc tấn công an ninh mạng. Các quan chức cấp cao về an ninh quốc gia gần đây đã trực tiếp phát biểu với người dân Mỹ, đưa ra một đánh giá lạc quan về an ninh bỏ phiếu của Mỹ. Sự phối hợp giữa các chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương rất mạnh mẽ, cũng như sự hợp tác với khu vực tư nhân. Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Mặc dù các mối đe dọa của cuộc bầu cử Hoa Kỳ đã tăng cao kể từ năm 2016, nhưng khả năng chúng ta phát hiện, ngăn chặn và trung hòa những mối đe dọa đó đã được tăng cường. Điều này khiến ta an tâm.
Có rất nhiều điều để lo lắng về chính trị Mỹ. Nhiều thể chế của chúng ta dường như đang thất bại, chế độ đảng phái đã dập đi lòng yêu nước đối với nhiều người và các quy tắc cũ đang bị phá bỏ nhanh hơn các quy tắc mới có thể được viết ra, đặc biệt là do chính một số lãnh đạo cao nhất của chúng ta. Nhưng bất chấp tất cả những ồn ào trong rất nhiều đời sống công cộng ở Mỹ, hệ thống bầu cử của chúng ta là một niềm đáng tự hào — bởi vì chúng có hiệu lực.
__________________
Trey Grayson, đảng viên Đảng Cộng Hòa, là cựu Ngoại trưởng tiểu bang Kentucky và là đồng chủ tịch ban cố vấn của Dự án Bầu cử An toàn.
Người dịch: Que Do
Biên tập: Uyen Tran
Комментарии