Tại Mỹ, vấn đề sắc tộc thường được nhìn nhận như một ranh giới giữa Da Đen và Da Trắng - và đặc biệt trong thời điểm mà xã hội đang buộc phải đối diện với những cách mà nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống được tạo ra trong lịch sử dân tộc, nguyên nhân cho sự nhìn nhận đó rất rõ ràng.
Cady Lang, ngày 26 tháng 6, 2020
Translated from Time Magazine article The Asian American Response to Black Lives Matter Is Part of a Long, Complicated History.
Người biểu tình cái chết của George Floyd giương cao tấm bảng ở Quảng Trường Lafayette bên cạnh Nhà Trắng. AFP qua Getty Images
Đồng thời, các vùng đất chưa bao giờ chỉ có hai nhóm người này sinh sống, và cách các nhóm thiểu số khác tương tác với cả người Mỹ Đen và Mỹ Trắng đưa ra một cái nhìn sâu sắc về lịch sử. Ví dụ điển hình: Lịch sử phức tạp về sự đồng lòng chống phân biệt người Da Đen và chống phân biệt chủng tộc trong cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Trong vấn đề tuần này của Time, nhân vật thắng giải Pulitzer, Nguyễn Thanh Việt, đã thông dò những cách thức mà cái “bẫy” của việc là một nhóm “người thiểu số kiểu mẫu” tạo ra sự bất công không chỉ cho mỗi người Mỹ gốc Việt, mà là cho tất cả mọi người. Bước đột phá này rất quan trọng, đặc biệt trong sự có mặt của Tou Thao, một cảnh sát Mỹ gốc Á, trong cái chết của George Floyd. Một dòng tweet gây chú ý đã so sánh Thao với nhân vật Châu Á duy nhất giữa những người đấu giá Da Trắng trong bộ phim “Get Out”, trong khi Hasan Minhaj đã giải quyết vấn đề chống phân biệt người Da Đen trong cộng đồng người Mỹ gốc Á trong một clip mới từ chương trình Đạo Luật Yêu Nước (The Patriot Act), nhấn mạnh rằng: “Chúng ta cho rằng mình không phải một phần của vấn đề, nhưng chúng ta đã có mặt ở hiện trường! Đó là lý do tại sao một cái nhìn toàn cảnh lại quan trọng. Nó có liên quan chặt chẽ với nhau - nó xảy ra một cách có hệ thống.”
Hệ thống đó đã phát triển qua nhiều thế kỷ, và vẫn tác động đến các việc làm của nhiều nhà hoạt động người Mỹ gốc Á ngày nay.
Vào thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, người Mỹ gốc Á làm lao động nhập cư ở Mỹ đã bị coi là kẻ xấu (và thường chịu bạo lực kinh hoàng liên quan đến chủng tộc) của “Hiểm Họa Da Vàng”. Sự từng trải của nạn phân biệt chủng tộc đã tạo nên một sự đồng cảm với cộng đồng người Da Đen, điều mà Renee Tajima-Peña, nhà sản xuất của phim tài liệu “Ai đã giết Vincent Chin?” và chuỗi tư liệu về người Mỹ gốc Á của trang PBS, đã nói rằng nó được biểu hiện trên nhiều phương diện. Frederick Douglass đã tố cáo Đạo Luật Bài Ngoại Người Trung Quốc năm 1882 (The Chinese Exclusion Act of 1882), và một người nhập cư Ấn Độ từng là biên tập viên của tờ Negro World đầu thế kỉ 20.
Sự gắn kết này đã tồn tại trong nhiều thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, đi kèm với nhiều vấn đề xã hội ở Mỹ, mọi việc đã trở nên phức tạp hơn vào những năm 1960.
Một mặt, khi phong trào dân quyền đưa ra những cách nghĩ mới về công lý và bình đẳng ở Mỹ, các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Á đã lấy cảm hứng và ủng hộ những người đấu tranh cho sự tự do của người Da Đen. Ví dụ, sau khi người Mỹ gốc Nhật bị coi là mối đe dọa và bị đưa tới trại tạm giam trong Đệ Nhị Thế Chiến, cộng đồng gốc Á đã đề nghị hỗ trợ những người dẫn đầu phong trào dân quyền để cố gắng bãi bỏ Đạo Luật Giam Giữ Khẩn Cấp vì lo ngại rằng các nhà hoạt động xã hội Da Đen có thể bị đối xử tương tự như vậy. Cụm từ “người Mỹ gốc Á” đã ra đời bởi sinh viên trường đại học UC Berkeley, những người được truyền cảm hứng bởi phong trào Sức Mạnh Người Da Đen (Black Power); tương tự, các sinh viên người Mỹ gốc Á đã tập hợp cùng các nhà tổ chức sinh viên người Da Đen và các nhóm sinh viên thuộc các sắc tộc khác để tạo nên một phần của Mặt Trận Giải Phóng Thế Giới Thứ Ba tại trường San Francisco State và UC Berkeley vào cuối thập niên 60, mà đỉnh điểm là các cuộc đình công của sinh viên mở đường cho cơ hội giáo dục bình đẳng và sự ra đời của các chương trình nghiên cứu về dân tộc. Các nhà hoạt động như Yuri Kochiyama và Grace Lee Boggs không chỉ rút ra những hiểu biết sâu sắc về khuôn khổ cấp tiến của người Da Đen về sự giải phóng của người Mỹ gốc Á, mà đã còn là những người bênh vực một cách mạnh mẽ và tích cực cho các phong trào giành công bằng xã hội cho người Da Đen.
Tuy nhiên, đồng thời, sự ngộ nhận phổ biến về mô hình tập thể thiểu số đã bắt đầu lan rộng. Lối suy nghĩ này cho rằng người Mỹ gốc Á thành công hơn các dân tộc thiểu số khác vì sự chăm chỉ, giáo dục và thói quen tuân thủ luật pháp bẩm sinh. Nhưng nhiều bước tiến của người Mỹ gốc Á vào khoảng thập niên 1960 không chỉ là thành quả của sự chăm chỉ, mà còn do các thế lực có hệ thống đã gây ra những bất công như chính sách nhập cư (như Đạo Luật Nhập Cư và Nhập Tịch năm 1965, bãi bỏ các luật nhập cư chống lại người châu Á đã có trước đây và ưu tiên cho các công nhân lành nghề), và sự đánh lạc hướng chính trị về việc này được tạo ra để chống lại phong trào dân quyền.
“Trước khi có sự ngộ nhận phổ biến về mô hình tập thể thiểu số, người châu Á và người Mỹ gốc Á đã bị bóc lột sức lao động, hoặc bị nhìn nhận như là “Hiểm Họa Da Vàng,” trích lời Bianca “Mabute-Louie, một sinh viên học về dân tộc thiểu số ở đại học Laney. “[sự ngộ nhận này] được tạo ra khi những phong trào quyền lợi cho người Da Đen bắt đầu có đà tăng tốc, và các nhà chính trị gia đã cố gắng bãi bỏ những phong trào đó và tuyên bố, ‘Người châu Á đã trải qua nạn phân biệt chủng tộc ở đây, nhưng vì làm việc chăm chỉ, họ đã tự thoát khỏi nạn phân biệt chủng tộc nhờ vươn lên bằng những thứ họ có trong tay, và có giấc mơ Mỹ, vậy tại sao [người Da Đen]không thể?’ Bằng những cách đó, sự ngộ nhận phổ biến về mô hình tập thể thiểu số đã là một công cụ cho chủ nghĩa người Da Trắng thượng đẳng để dẹp tan những phong trào dân quyền cho người Da Đen và phong trào đòi công lý chủng tộc.”
Như Mabute-Louie đã nói, sự ngộ nhận này không chỉ tạo ra một bản sắc nguyên khối cho người Mỹ gốc Á và khiến các cuộc đấu tranh của họ trở nên vô hình, mà còn gây chia rẽ giữa họ và các cộng đồng Da Màu khác, chủ yếu là người Mỹ da đen, bởi vì nó sử dụng “thành công” của người Mỹ gốc Á để vô hiệu hóa những tuyên bố về bất bình đẳng đối với người Mỹ nào không phải Da Trắng. Điều đó cũng củng cố một cấu trúc trong đó sự đồng hóa vào xã hội người Da Trắng là mục tiêu chính cho các nhóm dân tộc khác.
“Nói rằng nhóm thiểu số này là nhóm ‘thiểu số tốt đẹp’ có nghĩa bạn nói rằng có một nhóm thiểu số xấu xa, và điều này sẽ khiến người ta bị chia rẽ,” nhà văn và nhà hoạt động Helen Zia đã chỉ ra. “Vấn đề là khi bạn ‘xoè ra củ cà rốt’ (nhử mồi người khác), một số người bắt đầu tin rằng chúng ta có thể rũ bỏ hình ảnh và sự rập khuôn trước đây đinh ninh rằng chúng ta là kẻ thù và được chấp nhận, chúng ta có thể tiến lên, chúng ta có thể nhận được những đặc quyền của người Da Trắng đang làm chủ, chúng ta thậm chí có thể trở thành người Da Trắng danh dự.”
Bước đột phá này không có nghĩa rằng sự đồng lòng giữa hai cộng đồng đã chấm dứt: ví dụ, khi Vincent Chin bị đánh đến chết do bị phân biệt chủng tộc ở Detroit năm 1982, những nhà hoạt động người Da Đen như Jesse Jackson đã là một phần của phong trào kêu gọi dành công lý cho cái chết của ông. Nhưng nó đã dẫn đến chia rẽ trong mối quan hệ giữa họ, và sự căng thẳng đó đã xuất hiện rất nhiều trong những sự thuật lại chính thống trong lịch sử gần đây, phần lớn nhờ vào các sự kiện diễn ra ở Los Angeles vào năm 1992.
Năm đó, ở Los Angeles đã nổ ra các cuộc biểu tình và bạo loạn sau khi bốn sĩ quan cảnh sát bị máy ảnh ghi lại hành vi dã man đánh đập ông Rodney King, một người lái xe Da Đen, được tha bổng. Trong các cuộc bạo loạn, các doanh nghiệp của người Mỹ gốc Hàn dường như là mục tiêu của tội cướp bóc và phá hoại, điều mà nhiều người liên hệ đến vụ sát hại Latasha Harlins năm 1991, một cô gái Da Đen 15 tuổi, bởi một chủ cửa hàng người nhập cư Hàn Quốc, Soon Ja Du, người đã bắn Harlins sau khi cho rằng cô đã ăn cắp một chai nước cam. Mặc dù Du bị kết án ngộ sát tự nguyện vào cuối năm đó, sự khoan hồng trong bản án của bà đã thêm dầu vào ngọn lửa của bất ổn dân sự được thắp lên cho Rodney King.
Trong những năm sau đó, xung đột sắc tộc thường đóng vai trò là khuôn khổ chính để nhìn nhận về sự tương tác giữa các cộng đồng người Mỹ gốc Á và người Da Đen. Từ một video lan truyền năm 2017 ghi lại cảnh một chủ cửa hàng làm đẹp Hàn Quốc tấn công một khách hàng Da Đen mà ông nghi ngờ là đang ăn cắp; cho đến sự ủng hộ của một số người Mỹ gốc Á về việc loại bỏ các trường tuyển sinh viên có cân nhắc yếu tố sắc tộc; cho tới sự chia rẽ của cộng đồng người Mỹ gốc Á ở New York với cảnh sát Peter Liang, sau khi ông bị kết án ngộ sát sau khi bắn chết một người đàn ông Da Đen, Akai Gurley, các cuộc đối thoại về sắc tộc giữa hai cộng đồng này thường tập trung vào các hành động và định kiến chống lại người Da Đen.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng sự căng thẳng đó còn rất xa vời so với bức tranh toàn cảnh.
“Xung đột luôn là một phần chính của sự việc, nhưng bởi vì việc nói về người châu Á và người Mỹ gốc Phi đấu lại nhau mang tính giật gân hơn là nói về việc cộng kết giữa hai nhóm để tìm kiếm giải pháp hằng ngày,” trích Tajima-Peña. “Toni Morrison nhấn mạnh về một câu chuyện chính, không phải viết bởi chúng ta, và câu chuyện này [của hai cộng đồng này] luôn luôn là sự xung đột và căng thẳng.”
Bây giờ, khi nước Mỹ chứng kiến các cuộc nổi dậy lớn mạnh chống lại sự bất công về chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát, một số người nhìn thấy cơ hội tiếp nối lịch sử của sự đồng lòng, và đặt lịch sử của sự chia rẽ sang một bên. Trong khi người Mỹ gốc Á vẫn trải qua nạn phân biệt chủng tộc-- người ta chỉ cần nhìn nhận sự gia tăng của các cuộc tấn công chống lại người châu Á dữ dội trong những tháng gần đây, do đại dịch vi-rút Corona, như bằng chứng-- họ không trải qua mức độ phân biệt chủng tộc theo cấu trúc tương tự như của những người Da Đen đang trải qua, và sự nhận thức đó đã đẩy nhiều người tới phong trào hoạt động.
“Người Mỹ gốc Á mang rất nhiều ân huệ cho sự hiện diện của họ ở đất nước này nhờ cuộc đấu tranh vì tự do của người Da Đen - từ quyền công dân từ lúc mới sinh đến khả năng được kể những câu chuyện của chúng ta trong giáo dục và văn hóa đến các quyền dân sự mà chúng ta được hưởng,” trích lời Jeff Chang, tác giả của cuốn Chúng Tôi Sẽ Ổn: Ghi Chú Về Sắc Tộc và Chia Rẽ. “Chúng tôi muốn tồn tại cùng lẽ phải của lịch sử, và lẽ phải đó đang hoàn toàn chiến đấu chống lại sự phân biệt chủng tộc đối với người Da Đen.
Một số người Mỹ gốc Á đã tập trung vào việc nêu lên vấn đề phân biệt chủng tộc theo cách nói riêng với cộng đồng và gia đình của họ. Ví dụ, Letters for Black Lives, một tổ chức cung cấp các bài viết đa ngôn ngữ để giúp mọi người nói về Black Lives Matter (Sinh Mạng Người Da Đen Cũng Đáng Quý) với gia đình của họ, được bắt đầu bởi những người Mỹ gốc Á năm 2016; nhóm hiện nay đã cập nhật các bài mẫu của họ để phản ánh được những tin tức gần đây nhiều hơn. Và Tiến sĩ Anthony C. Ocampo, phó giáo sư xã hội học tại đại học Cal Poly Pomona, đã thực hiện một bài thuyết trình với anh em họ của mình để đối thoại với gia đình về những gì diễn ra trên bản tin và việc nó liên quan đến phân biệt chủng tộc như thế nào.
Những người khác đang tạo ra các tài liệu được thiết kế để giáo dục và phổ cập cho người Mỹ gốc Á về cách lịch sử của họ đã giao thoa với lịch sử của người Da Đen. Mabute-Louie đã tạo ra những chia sẻ trên Instagram và không những đề cập đến cách để chống lại sự phân biệt người Da Đen, mà còn cung cấp bối cảnh về lịch sử đoàn kết của người Mỹ gốc Á và người Da Đen. “Có rất nhiều tài liệu về cách chống phân biệt chủng tộc và rất nhiều sách vở về sự mỏng manh của cảm xúc người Da Trắng (khi nói đến chủng tộc),” bà nói. “Tuy nhiên, tôi thấy rất nhiều tài nguyên giáo dục về chủng tộc đều được phục vụ và tạo ra cho người Da Trắng, và chúng tôi với tư cách là người Mỹ gốc Á có một hành trình rất khác biệt.”
Tuy nhiên, cuối cùng, bất kể là phương pháp nào, những nhà hoạt động này chia sẻ niềm tin cốt lõi rằng cách người Mỹ gốc Á phản ứng trong thời điểm hiện tại sẽ không chỉ phản ánh lịch sử tương đồng này mà còn giúp định hình tương lai của cả hai cộng đồng này.
“Sức mạnh của người Mỹ gốc Á đứng lên cho phong trào Black Lives Matter là việc nó gửi gắm một thông điệp rõ ràng: mưu kế kỳ thị mượn logic hợp lý mà đang giữ cộng đồng khỏi thăng tiến có thể trông khác một chút trong cộng đồng người Da Đen so với cộng đồng người Mỹ gốc Á, nhưng nó vẫn là một hệ thống tương tự. Những cấu trúc đó được tạo ra để xua chúng ta đứng bên lề, để đặt chúng ta trong vị trí của một người cấp dưới, để giữ ta xa khỏi vị trí lãnh đạo, về cơ bản là để đặt chúng ta vào vị trí nơi chúng ta không thể viết nên những câu chuyện của chính mình tại đất nước này,” trích lời Ocampo. “Chúng ta cần phải là người viết nên câu chuyện của mình.”
Sửa đổi, ngày 27 tháng 6
Do lỗi chỉnh sửa, bản gốc của bài viết này đã nhầm lẫn về việc có bao nhiêu sĩ quan người Mỹ gốc Á có mặt trong cái chết của George Floyd. Đã có một, không phải hai người.
Translation by Ha Vi Nguyen
Copy edits by Cookie Duong
Comments