top of page

Người Mỹ đang dần tin rằng bạo lực là giải pháp nếu phe bên kia thắng


Đã có một sự gia tăng nhẹ trong những tháng gần đây về số lượng người Mỹ chấp thuận vấn đề nhức nhối này. (Our research detected an uptick in recent months in the share of Americans willing to condone political unrest.)


LARRY DIAMOND, LEE DRUTMAN, TOD LINDBERG, NATHAN P. KALMOE and LILLIANA MASON, ngày 10 tháng 10, 2020

Một thành viên nhóm Proud Boys bắn súng sơn vào đám đông biểu tình chống đối cảnh sát khi hai nhóm đụng độ nhau.


Tại cuộc tranh luận tổng thống tuần trước, Trump đã nêu lên sự quan ngại về bạo lực chính trị - cụ thể là bạo lực từ cánh tả. Tương tự, ứng viên Dân chủ cũng có mối quan ngại về bạo lực cách mạng - bạo lực cánh hữu.


Cả hai ứng viên đều có lý.


Chúng tôi, như một số đông ngày càng tăng các học giả và lãnh đạo Mỹ, đang ngày một lo lắng rằng đất nước đang tiến về một cuộc khủng hoảng hậu bầu cử tồi tệ nhất trong một thế kỷ rưỡi trở lại đây. Mối e ngại lớn nhất của chúng ta chính là có một cuộc bầu cử bị gián đoạn - đặc biệt nếu có những cuộc đua sát nút ở một vài bang màu tím hoặc có một ứng viên tố giác tính xác thực trong quá trình bầu cử - sẽ kích động bạo lực và đổ máu.


Đáng tiếc là chúng tôi không hề có ý muốn gieo rắc hoang mang về khả năng xảy ra bạo lực chính trị, mà chúng tôi đã thu thập được những tín hiệu đáng lo ngại, rằng bạo lực là cần thiết nếu phe của họ thua trong cuộc bầu cử tổng thống.


Sự gia tăng này là một phong trào có tính lưỡng đảng. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy cả pha Dân chủ và Cộng hoà đều biện minh bạo lực như một cách để đạt được mục đích chính trị, và cả hai bên đều gia tăng sự ủng hộ sát sao.


Cuối năm ngoái, đã có thêm một số người nói rằng họ sẽ chấp thuận bạo lực gây ra từ chính phe họ, và chúng tôi đã kết hợp với dữ liệu của mình để tìm hiểu về khuynh hướng đáng lo ngại này. Cũng từ đó mà chúng tôi đã khảo sát một câu hỏi khác: “Bạn có chấp nhận bạo lực xảy ra không nếu ứng cử viên của Đảng còn lại thắng?”


Mặc dầu thành phần những người trả lời từ hai bên có sự khác biệt đôi chút nhưng cả hai phe đều có chung một cách diễn đạt. Đó là:

  • Trong 3 người tự xưng thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa, sẽ có 1 người ủng hộ bạo lực để đạt được mục đích chính trị. Đây là một sự gia tăng đáng kể trong ba năm vừa qua.

  • Trong tháng Chín, có 44% người theo Đảng Cộng hòa và 41% người theo Đảng Dân chủ cho rằng bạo lực sẽ có “một chút" lý lẽ nếu ứng cử viên phe đối lập thắng. Số liệu này đã gia tăng từ tháng Sáu, khi chỉ có 35% của Đảng Cộng hòa và 37% Đảng Dân chủ đồng ý với ý kiến này.

  • Tương tự, 36% người Đảng Cộng hòa và 33% bên Dân chủ bày tỏ rằng việc dùng bạo lực để đạt được mục đích chính trị có lý “một ít" - tăng từ con số 30% của cả hai phe trong tháng Sáu.

  • Nhiều cử tri hơn nữa lại tin rằng bạo lực sẽ giúp ích “rất nhiều” nếu ứng viên của họ thua trong tháng Mười một, chính xác là 20% bên Cộng hòa và 19% bên Dân chủ.

  • Số liệu còn cao hơn nữa ở những cử tri trung thành nhất. 26% người tự nhận “rất cấp tiến” của Đảng Dân chủ ủng hộ bạo lực nếu ứng viên Dân chủ thua so với 7% những người chỉ tự nhận mình “cấp tiến”. 16% những người “rất bảo thủ” của Cộng hòa ủng hộ bạo lực trong khi có 7% ủng hộ trong những người chỉ tự nhận mình “bảo thủ”. Điều này cho thấy các cử tri ở hai cực ủng hộ bạo lực nhiều hơn gấp 2-4 lần so với cử tri thông thường.

Nhìn chung, 1 trong 5 người Mỹ quan tâm đến chính trị ủng hộ bạo lực nếu phe đối lập thắng cử.


Chúng ta nên nhìn nhận tình hình nghiêm trọng đến mức độ nào? Theo lịch sử và tâm lý xã hội, ta nên nhìn nhận nó một cách rất nghiêm túc. Trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ trước, bạo lực ở châu Âu đã phá vỡ văn hoá Dân chủ yếu ớt, chèn ép các thế lực khác để chế độ chuyên quyền lên ngôi. Điều đó có sự tương đồng sâu sắc với chính trị Mỹ ngày nay.


Tuy nhiên, không phải ai chấp thuận bạo lực cũng sẵn sàng nã súng. Từ suy nghĩ dẫn đến hành động là một quãng đường rất xa, bị ngăn trở bởi xã hội, pháp luật và sự bảo toàn tính mạng.


Nhưng dù lượng phản hồi chỉ thay đổi 1%, nó cũng đã đại diện ý kiến cho hơn một triệu người Mỹ. Hai người trong chúng tôi còn tìm ra rằng người ta lại càng trở nên đồng tình hơn sau mỗi sự kiện bạo động xảy ra, tạo ra một vòng luẩn quẩn mặc cho tình hình không diễn ra trên diện rộng.

Nhìn theo hướng này, các sự kiện diễn ra trong hè càng đáng lo lắng hơn. Cử tri hai bên đã tranh đấu dữ dội ở Portland, tiểu bang Oregon; Kenosha, Wisconsin. và Louisville. Những người cực đoan cánh tả đã liên tục bao vây các tòa nhà liên bang ở Portland; trong một số trường hợp, người biểu tình cực hữu mang vũ trang còn tiến vào tòa Quốc hội ở Michigan.

Phe Dân chủ đã diễn giải câu nói của Trump thành sự hợp pháp hóa hay thậm chí là ủng hộ bạo lực của những người theo Trump. Nỗi lo sợ chỉ gia tăng khi các bình luận của tổng thống trong cuộc tranh luận lần này còn khích lệ nhóm Proud Boys, một nhóm thượng đẳng da trắng kỳ thị phụ nữ nổi lên gần đây trong các cuộc biểu tình, rằng hãy “rút lui và chờ đợi.”


Đối với Đảng Cộng hòa, họ lại xem câu hỏi tu từ của Biden “Có ai tin rằng sẽ có ít bạo loạn hơn nếu Trump tái đắc cử không?” là một mối đe dọa ngầm về bạo loạn nếu ông thua.


Các nhà lãnh đạo nên làm gì? Không có bài học nào về sự sụp đổ nền dân chủ nhãn tiền hơn là việc chính họ đóng vai trò then chốt để chia phe đối cực, hoặc người lại, hàn gắn sự phân cực hoá này. Từ Đức, Ý trong nội chiến châu Âu đến Mỹ Latin trong những năm 60, 70, chiến thuật và luận điệu của các chính trị gia lãnh đạo sẽ định hình số phận của nền dân chủ trong khủng hoảng.

Nghiên cứu mới về nước Mỹ tái khẳng định sự thật trường tồn này: Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc dập tắt động lực vũ trang với các tín đồ của mình. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy thông điệp đưa ra từ Trump hay Biden lên án bạo lực sẽ giảm mạnh ý kiến tán đồng bạo lực.

Bất kì ai trong vị trí lãnh đạo nền dân chủ - dù là ở một tổ chức cộng đồng, đô thị, đảng chính trị, Quốc hội hay Nhà trắng - đều có nghĩa vụ khước từ bạo lực và nhấn mạnh với cử tri rằng họ cũng nên như vậy. Hơn ai hết, lãnh đạo có một trách nhiệm quan trọng trong việc giữ gìn và đốc thúc cử tri giữ vững tác phong của một nền dân chủ, bao gồm nguyên tắc rằng cử tri có quyền lựa chọn người lãnh đạo họ, và mọi lá phiếu hợp lệ phải được đếm trước khi quyết định được đưa ra.


Thế nhưng tôi e chúng ta đang bị cuốn vào một sự phân cực hoá chính trị sâu sắc mà không một ứng viên hay một chiến dịch vận động tranh cử nào có thể giải thoát cho ta.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều viễn cảnh có khả năng kích động bạo lực chưa từng thấy hậu bầu cử. Biden có thể vượt lên sau đêm chung cuộc nhờ các lá phiếu bầu qua thư mà Tổng thống Trump xem như là gian dối.Điều này sẽ khiến người ủng hộ Trump cảm thấy như cuộc bầu cử này đã bị cướp khỏi tay ứng viên của họ. Nếu các cơ quan lập pháp tiểu bang được phe Cộng hòa nắm quyền, tìm cách loại bỏ phiếu bầu qua thư hoàn toàn và cho Đại cử tri Đoàn toàn quyền quyết định bất chấp số phiếu bầu, phe Dân chủ và những phe còn lại sẽ bùng nổ. Điều đó cũng có thể xảy ra nếu Trump lại thắng không bằng phiếu đại chúng mà bằng thiểu số ở những tiểu bang có phiếu bầu của Đại cử tri Đoàn. Chính Quốc hội, một nơi phân cực sâu sắc, cũng khó có thể đưa ra một kết quả chính đáng.


Hy vọng khả quan nhất để bình ổn tình hình đó là sự thành lập một lực lượng thứ ba độc lập và lưỡng đảng - một ủy ban đa dạng tập hợp lãnh đạo xuất sắc và những người kỳ cựu của cả hai Đảng và của xã hội dân sự. Nhiệm vụ của họ sẽ là xác thực và bảo vệ lề lối của nền dân chủ, đặc biệt là các chân lý như mọi lá phiếu hợp lệ đều phải được tính, và bạo lực là không bao giờ chính đáng tại Mỹ. Quốc hội nên lập ra ủy ban này ngay lập tức.


Chúng tôi không hề coi nhẹ báo động này. Quyết định mà chúng ta đưa ra trong vài tháng tới đây mang tính hệ trọng rất lớn. Nếu chúng ta rơi vào vòng xoáy bạo lực, hệ quả của tương lai nước Mỹ với thể chế dân chủ sẽ cực kỳ nguy cấp.

Người dịch: Kim Pham

Biên Tập: Cookie Duong

Коментари


bottom of page