top of page

Ngụy biện về tội phạm “black-on-black” bỏ sót nhiều yếu tố về chủng tộc và cái chết do súng đạn

Shirley Carswell, ngày 8 tháng 7 năm 2020



Mục About US là một dự kiến bởi tờ Washington Post để tìm hiểu các vấn đề về danh tính trong Hoa Kỳ. Đăng ký cho bản tin.

Một viên đạn nằm cạnh bảng đánh dấu bằng chứng tại một hiện trường trong khu xóm Brooklyn của thành phố New York vào Chủ Nhật. (Lloyd Mitchell/Reuters)


Gần đây, các mốc thời gian (timelines) của mạng xã hội của tôi đầy phẫn nộ về các vụ cảnh sát giết người da đen không vũ khí, nhưng sau một cuối tuần bạo lực ngày Lễ Độc Lập (Fourth of July) trên toàn quốc mà đã khiến cho vài trẻ em bị mất mạng, tôi để ý thấy số lượng các bài viết (post) châm chích tăng lên hỏi rằng: “Còn tệ nạn hình sự giữa những người da đen với nhau (black-on-black crime) thì sao? Sao không ai đăng gì về chuyện ấy cả?”


Lời ngụy biện “Còn tệ nạn hình sự giữa những người da đen với nhau thì sao?” thường ám chỉ rằng người Mỹ gốc Phi Châu thường hờ hững về việc hàng ngàn nam thiếu niên da đen - và ngày càng tăng thêm trẻ em da đen - bị giết mỗi năm do bạo lực súng đạn. Việc đó ám chỉ rằng người Mỹ đen vô tình chấp nhận sự tàn sát gây ra do chính người của chúng ta mà đã làm khổ các cộng đồng khác mấy chục năm nay và chỉ xuống đường biểu tình khi cảnh sát da trắng là kẻ giết người.


Rất lâu trước những cuộc March for Our Lives (tạm dịch là các Diễu hành cho Sự sống của Chúng tôi) và phong trào Black Lives Matter được nổi bật các tiêu đề trong các năm gần đây, thì dân Mỹ gốc Phi đã đồng hành bước đi trong những khu xóm đầy tệ nạn để biểu tình chống các vụ tàn sát. Vào ngày 4 tháng 7, Davon McNeal, một cậu bé 11 tuổi đã bị bắn chết ở Washington, D.C., em đã bị trúng một viên đạn khi vừa rời khỏi một sự kiện về việc chống bạo lực trong cộng đồng. Sự kiện này đã được mẹ của em là cô Crystal McNeal sắp xếp, việc của cô là một “người ngăn chặn bạo lực” (violence interrupter), một công việc được tạo ra ở một số khu vực đô thị với mục tiêu hòa giải các tranh chấp trong khu phố để nỗ lực hủy bỏ chu trình ám sát để trả thù. Những công dân da Đen đã thành lập hàng trăm tổ chức như vậy để cứu giúp thanh thiếu niên mà thường bị cuốn vào thế giới đó. Các nghệ sĩ da Đen đã sáng tác các bài hát và làm phim để kêu gọi giới trẻ ngăn chặn sự bạo lực.


Trong tháng trước, người dân ở Hoa Kỳ đã bắt đầu xem xét nghiêm túc hơn về cách chúng ta thảo luận về chủng tộc và bao gồm việc chống kỳ thị chủng tộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. (Maya Lin Sugarman/The Washington Post)


Tuyệt vọng để ngăn chặn tỷ lệ giết người đã tăng vọt trong thập niên 90, nhiều người da đen thậm chí ủng hộ dự luật tội phạm (crime bill) của chính quyền Clinton, mặc dù hiện giờ một số người chỉ trích rằng luật đó đã làm hại cộng đồng người da đen nhiều hơn là giúp ích họ. Một cuộc khảo sát của Gallup năm 1994 cho thấy những công dân không phải da trắng đã ủng hộ dự luật ở mức độ cao hơn so với công dân da trắng, 58% so với 49%.


Tính theo nhóm, người Mỹ gốc Phi luôn có xu hướng quan tâm đến tệ nạn nhiều hơn người Mỹ da trắng. Họ cũng là những người rất trung thành ủng hội các luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn, đến 72% người da đen nói rằng việc kiểm soát quyền sở hữu súng là quan trọng hơn việc bảo vệ quyền sử dụng súng, so với người da trắng thì chỉ có 40% người ủng hộ.


Trên thực tế, những người đàn ông da trắng là nhóm dân đa số chống lại luật kiểm soát súng dưới mọi hình thức, mặc dù số liệu thống kê cho thấy họ có thể hưởng lợi nhiều nhất từ các luật này.


Đó là vì phần lớn các vụ tử vong vì súng đạn ở Hoa Kỳ không phải là vì giết người mà là do tự sát, và tổng số người da trắng tự sát lên đến 74% của số đó. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), từ năm 1999 đến 2018, hơn 288,000 đàn ông da trắng đã tự bắn chết mình. Nguy cơ tử vong do sự tự sát tăng cao đáng kể khi có quyền tiếp cận súng. Nói cách khác, nếu những người đàn ông da trắng không có nhiều súng như vậy, họ sẽ ít có khả năng chết hơn.


Cho dù có bằng chứng từ Pew Research, 60% người Mỹ da trắng nói rằng quyền sở hữu súng giúp bảo vệ người dân chống tội phạm nhiều hơn là tạo ra rủi ro cá nhân cho họ (35% người nghĩ ngược lại). Với tỷ lệ tương tự ngược lại thì 56% những người da đen nói rằng quyền sở hữu súng gây nhiều nguy hiểm cho sự an toàn của người dân (37% nghĩ ngược lại).


Trong khi hầu hết các tội phạm bạo lực đã giảm đáng kể từ đầu những năm 1990, bạo lực súng đạn đã bắt đầu tăng lên trở lại trong những năm gần đây. Vào năm 2018, là năm gần đây nhất cho dữ liệu hoàn tất, đã có hơn 22,000 dân Mỹ cố ý tự sát bằng súng và có khoảng 11,000 người là nạn nhân giết người bằng súng. Trong khi những vụ giết người giảm xuống , số vụ tự sát đã nhích lên từ năm trước.


Các nỗ lực để giảm các cái chết vì súng đạn đã bị cản trở không phải là do cộng đồng hờ hững nhưng vì Quốc Hội sợ đụng chạm đến Hiệp hội Súng Quốc gia (National Rifle Association) và các nhà ủng hộ quyền sử dụng súng khác. Nghiên cứu về bạo lực súng đạn được Liên bang tài trợ đã bị ngừng lại sau khi các nhà lập pháp thông qua Dickey Amendment (Luật sửa đổi Dickey) vào năm 1996. Với sự ủng hộ của Hiệp hội Súng Quốc gia, tu chính án này đã cắt giảm ngân sách nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh vì sợ là việc này sẽ được xem như là các cơ quan liên bang đang ủng hộ việc kiểm soát súng.


Quốc hội vẫn chưa chịu hành động dù đã phải đối mặt với các vụ xả súng liên tục giết chết hàng trăm người vô tội, gồm cả học sinh trong trường học. Tuy nhiên, vào năm trước, $25 triệu Mỹ kim đã được chấp thuận cho việc nghiên cứu về bạo lực súng đạn, đây cũng là quỹ tài trợ đầu tiên trong 2 thế kỷ nay, nhưng đây vẫn chỉ là một nửa số tiền đã được yêu cầu. Để xin một khoản tiền tương đối là ít mà đã cần đến 20 năm để thực hiện, thì việc này cho thấy những người Đảng Cộng Hòa và vài người Đảng Dân Chủ với khuynh hướng chủ nghĩa tự do (liberal Democrats) rất sợ đụng chạm đến các cử tri da trắng tại các tiểu bang dao động (swing states) vì họ quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu súng trong Tu Chính Án Hiến pháp Thứ Nhì (Second Amendment) hơn là để cứu mạng, kể cả của chính người của họ.


Đàn ông da trắng ở hầu hết mọi lứa tuổi đều bị ảnh hưởng bởi việc tự tử, với khoản số bắt đầu tăng lên trong những năm cuối tuổi thiếu niên và cao nhất từ trung niên đến những năm cuối tuổi 50. Nhưng tỷ lệ vẫn giữ cao ngay cả cho những người đàn ông ở độ tuổi 70 và 80. Tổ chức Phòng chống Tự tử Hoa Kỳ (viết tắt là ASFP - American Foundation for Suicide Prevention) nói rằng các vụ tự tử thường xuyên là kết quả của các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể điều trị và có liên quan đến các chức năng não ảnh hưởng đến việc ra quyết định và kiểm soát hành vi. Tuy nhiên, đối với tỷ lệ giết người thì số tự tử có lý do phức tạp hơn là một vấn đề duy nhất. Tổ chức AFSP cho biết, “Các căng thẳng trong đời sống kết hợp với các yếu tố nguy cơ từng được biết đến, như chấn thương tuổi thơ (childhood trauma), sử dụng chất gây nghiện - hoặc thậm chí là các cơn đau cơ thể kinh niên - có thể khiến” cho một người nào đó lấy mạng sống của mình.

Tương tự như trên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rất nhiều thanh niên da đen - cũng là nhóm có nhiều khả năng là thủ phạm và nạn nhân của các án mạng bằng súng - có một tình trạng tương tự như Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), do họ thường xuyên tiếp xúc với sự bạo lực, cảnh nghèo cùng cực, thất nghiệp cao, việc lạm dụng ma túy và rượu và các tệ nạn xã hội khác tạo ra cảm giác tuyệt vọng. Một báo cáo năm 2017 trên tờ báo The Guardian cho thấy phần lớn của vấn đề các vụ giết người bằng súng của Mỹ “xảy ra ở một ít nơi có thể dự đoán được, thường được thúc đẩy bởi các nhóm người có nguy cơ cao có thể dự đoán được và gánh nặng của việc là bất cứ điều gì ngoài ngẫu nhiên.”


Với rất nhiều báo chí tập trung vào các án mạng xảy ra trong đô thị - nhiều cơ quan báo chí địa phương liên tục kiểm soát - trong khi nạn tự sát lấy mạng của gấp đôi số người thì chỉ được báo cáo tương đối ít hơn. Một số người lý luận ​​rằng tự tử là một vấn đề riêng tư không ảnh hưởng đến cộng đồng chung. Các chuyên gia phòng ngừa tự tử không khuyến khích các cơ quan truyền thông đưa tin về các chi tiết riêng tư của các trường hợp tự tử vì nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tin tức này có thể làm các người dễ bị tổn thương bắt chước. Nhưng ngay cả những câu chuyện thời sự nói chung về tự tử cũng thường tập trung nhiều hơn vào tỷ lệ gia tăng giữa các nhóm người (demographic) khác so với rất nhiều đàn ông da trắng theo thống kê. Điều đó dường như đang được thay đổi khi con số tăng lên. Dù vậy, hậu quả của việc báo cáo lệch lạc như vậy từ trước đến nay làm khuôn mặt công cộng của bạo lực súng đạn ở đất nước này là một thanh niên da đen chứ không như là một người da trắng trung niên.

Năm ngoái, nhà bình luận Armin Brott viết trong một bản tin về sức khỏe và sự lành mạnh rằng, “Báo cáo sự thật về việc người nào tự tử sẽ buộc phải thừa nhận rằng đó là một câu chuyện đương đại - là đàn ông nói chung và đàn ông da trắng nói riêng là một nhóm người có đặc quyền toàn cầu và không có vấn đề nào - là sai.”


Khi những người đàn ông da trắng phản ứng chống lại hoàn cảnh sống của họ bằng bạo lực súng đạn, hành vi này đã được xem như một vấn đề sức khỏe cộng đồng, do bệnh tâm thần và căng thẳng gây ra. Nhưng khi người đàn ông da đen làm điều đó, thì việc này dường như đã được miêu tả như là một vấn đề hình sự, gây ra bởi sự vô pháp luật và sự thiếu đạo đức. Trong cả hai đại dịch này, cái nhân số chung là các nhà lập pháp Hoa kỳ đã trung thành một cách mù quáng với Hiệp hội Súng Quốc gia. Sự nhiệt tình bảo vệ quyền mang vũ khí của họ có một giá rất cao, và dù bị giữ im lặng, không chỉ có cộng đồng da đen đã phải trả cái giá đó.


Shirley Carswell

Shirley Carswell là giảng viên của Trường Truyền thông Đại học Howard và là cựu phó tổng biên tập của tờ báo Washington Post. Theo Twitter.


Translated by Que Do

Copy edits by Lien Pham

Comments


bottom of page