top of page

Nhìn vào bên trong số dân Châu Á đa dạng và đang tăng nhanh ở Mỹ

Translated from The New York Times's article Inside the Diverse and Growing Asian Population in the U.S.

By Robert Gebeloff, Denise Lu and Miriam Jordan, on 20-08-2021, 13:00:00

Theo số liệu điều tra dân số gần đây, trong vòng ba thập kỷ qua, số người Châu Á ở Mỹ tăng gần gấp ba, và người gốc Á là nhóm phát triển nhanh nhất trong số bốn nhóm sắc tộc lớn nhất của quốc gia này.

Nhưng ngoài việc dân số gia tăng, theo một bài phân tích số liệu điều tra dân số của New York Times, số dân châu Á cũng phân bố đa dạng về mặt địa lý với những chênh lệch lớn về thu nhập, tình trạng quyền công dân và quan điểm chính trị. Dân số Châu Á cấu tạo phức tạp, gồm gần 20 triệu người có gốc từ hơn 20 quốc gia Đông Á, Đông Nam Á và lục địa Ấn, những vùng mà Cục Điều tra Dân số coi là xuất xứ của người Á. Vào năm 1990, dân số Châu Á ở Mỹ đạt mức 6.6 triệu người và hầu như tập trung ở một vài vùng trong các thành phố ven biển. 30 năm sau, những vùng này phát triển mạnh, và dân số Châu Á phân bố rộng rãi hơn, những gia đình xây dựng cuộc sống ở ngoại ô phía Nam và nông thôn vùng Trung Tây. Số hạt nơi người gốc Á sinh sống đại diện cho hơn 5% dân số địa phương đã tăng từ 39 vào năm 1990 đến 176 vào năm 2020. Neil G. Ruiz – phó giám đốc nghiên cứu chủng tộc và dân tộc tại Trung tâm Nghiên cứu Pew – nói: "Khi mọi người nghĩ về người Á ở Mỹ, họ nghĩ đến California, Hawaii. Nhưng việc dân số Châu Á sinh sống tập trung không chỉ là hiện tượng ở bờ Tây. Giờ đây nó trở thành một hiện tượng trên toàn nước Mỹ." North Dakota, South Dakota, Texas, North Carolina và Indiana là những bang có số lượng người dân gốc Á tăng mạnh vào thập kỷ qua. Và số lượng người dân gốc Á cũng đã định cư với số lượng lớn ở các bang như West Virginia, nơi mà tổng dân số đang có xu hướng giảm.

Sự đa dạng giữa và trong các nhóm sắc tộc Sự đa dạng của người dân gốc Á thường không được chú ý. Những số liệu được công bố hầu như đều coi người gốc Á là một chủng tộc duy nhất, nhưng thực tế phức tạp hơn thế. Ngoài những người Á thuộc duy nhất chủng tộc này thì còn 3.5 triệu người Á đa chủng tộc, chiếm hơn ¼ số người đa chủng tộc ở Mỹ. Gần 60% người gốc Á, bao gồm cả những người đa chủng tộc, đều được sinh ra ở ngoài nước Mỹ, và phần đông đều là những công dân được nhập tịch. Một lượng lớn người Á ở Mỹ đều là công dân được nhập tịch hoặc sinh ra ở Mỹ. Trong số 24 nhóm người được The Times phân tích, xuất hiện thêm sự khác biệt lớn vể độ tuổi, thu nhập và các mục nhân khẩu khác. Ngay cả ở trong các nhóm này cũng có những khác biệt đáng kể về đặc trưng của những người mới di cư và những người được sinh ra ở Mỹ hoặc được nhập tịch nhiều năm về trước. Ví dụ, thu nhập gia đình của người gốc Á cao hơn tổng thu nhập gia đình người Mỹ. Tương tự, trình độ học vấn của họ cũng cao hơn. Tuy nhiên, ta cũng có thêm nhiều dao động khi so sánh các nhóm nằm trong tổ hợp dân số gốc Á. Xét về mặt kinh tế, những người Ấn Độ thường giàu có hơn trong khi người Bhutan có thu nhập thấp nhất và thường không có khả năng mua nhà. Rất nhiều người này là người tị nạn Bhutan nói tiếng Nepal bị giam hàng năm trời trong các trại tập trung và bị giới hạn tiếp cận với nền giáo dục. Ở Columbus, Ohio, nơi tập trung đông dân Bhutan nhất ngoài Châu Á, rất nhiều người làm nghề phân loại và đóng hàng cho Amazon, FedEx, Kroger và Bath & Body Works, cùng các công ty khác. Năm 2010, dân số Châu Á trong một khu vực tại thành phố đó gần như là 0. Năm 2020, con số này đã tăng vọt lên hơn 1000 người nhờ có dòng người đến từ Bhutan. Nhiều người trong số họ di chuyển từ các thành phố nơi họ ban đầu được tái định cư bởi chính phủ. Giám đốc quản lý hồ sơ tại một cơ quan tái định cư cho người tị nạn Jhuma Acharya, nói: “Ai cũng biết rằng tìm việc tại Columbus không cần phải biết tiếng Anh vì có rất nhiều vị trí làm việc tại nhà kho." Trong một cuộc điều tra dân số ở Montgomery, Alabama - nơi Huyndai Motors đặt một nhà máy lắp ráp vào năm 2005 giúp ươm mầm sự phát triển lớn mạnh của cộng đồng người Hàn Quốc - cứ ba người thì có một người là người Châu Á, trong đó gồm cả những giám đốc điều hành công ty và những cá nhân bán hàng tự do. Sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm chịu ảnh hưởng từ loại ngành nghề và số lượng người lao động ở mỗi hộ gia đình. Số lượng người lao động lại dựa trên tình trạng quyền công dân. Trong ngành y tế, người lao động gốc Philippines chiếm số lượng lớn không đồng đều. Nhưng trong ngành dịch vụ còn nhiều người lao động gốc Phillipines hơn, đặc biệt là những người không có quốc tịch Mỹ. Ở các hộ gia đình Hàn Quốc có trụ cột là người sinh ra tại Mỹ, mức lương trung bình của họ là $95,000. Nhưng đối với gia đình có người trụ cột không phải công dân Mỹ, mức thu nhập của họ chỉ $54,000. Khoảng cách khác biệt này còn lớn hơn với nhóm gốc Trung Quốc và Đài Loan. Người gốc Ấn Độ chiếm tỉ lệ nhiều ở các nhóm công việc được trả lương cao, bao gồm khoa học máy tính, quản lý tài chính và y khoa. Chín phần trăm tổng số bác sĩ tại Mỹ là người gốc Ấn Độ, trong đó hơn một nửa là người nhập cư. Bác sĩ tâm lý nhi khoa Nihit Gupta và vợ của anh, chuyên gia thận học người Ấn Độ Shikha Jaiswal, đã hành nghề tại West Virginia từ năm 2016. Bác sĩ chia sẻ: “Nơi đây đón nhận chúng tôi rất nồng hậu. Tiểu bang này vẫn còn thiếu thốn và họ rất quý trọng công việc chúng tôi.” Năm nay anh 38 tuổi và là một trong hai bác sĩ tâm lý duy nhất trong bán kính 70 dặm. Cặp đôi đã có đứa con đầu lòng, một bé trai 20 tháng tuổi tên là Tasmay. Người Mỹ gốc Á sinh ra ở Mỹ có xu hướng trẻ hơn, trong đó một nửa là trẻ em. Họ là con cái của những công dân lớn tuổi, đã nhập tịch và di cư đến Mỹ từ thế hệ trước. Vì là nhóm đang phát triển mạnh trong dân số Mỹ, vai trò của người Mỹ gốc Á trong chính trị bầu cử Mỹ cũng càng lớn dần. Theo tờ The Times phân tích, các khu vực có đông dân cư Châu Á đã ủng hộ áp đảo ông Joseph R. Biden Jr. trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, thế nhưng lại có sự khác biệt giữa từng nhóm gốc Á. Ví dụ, hơn một nửa số địa phương có người Mỹ gốc Việt chiếm đa số đã ủng hộ tổng thống Donald J. Trump năm 2020. Những con số ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt, các nhà nhân khẩu học dự đoán dân số Châu Á sẽ vượt 46 triệu người vào năm 2060.


Người dịch: An Nguyen & Linh Nguyen

Biên tập: Ren Dinh


Yorumlar


bottom of page