top of page

Những lời khai vô giá trị từ phía luật sư của Trump


Vào buổi họp báo thứ Năm tuần này, các luật sư của tổng thống Trump khẩn nài các phóng viên tin tưởng vào các cáo buộc vô căn cứ về việc gian lận bầu cử một cách nghiêm túc hơn. Và trong quá trình đó, họ đã liên tục đề cập đến hàng trăm bản khai tuyên thệ họ đã thu thập được làm bằng chứng về sự gian lận.


Aaron Blake, ngày 22 tháng 11, 2020

Người phát ngôn từ Nhà trắng Kayleigh McEnany. (Fox News)


“Công việc của quý vị là phải đọc những tài liệu này và không được đưa thông tin sai trái rằng không có bằng chứng gì hết,” ông Rudolph W. Giuliani, luật sư riêng của Trump phát biểu.

Bà Jenna Ellis, cố vấn pháp lý của bang vận động tranh cử của Trump cho ý kiến rằng, “Chúng tôi có bằng chứng để trình bày trước tòa,”.


“Những người trong hồ sơ đây có thể chịu án phạt do tội khai man,” Giuliani quả quyết về những bản khai tuyên thệ. “Tên của họ đều nằm trên bản khai này.”


Thế nhưng, những bản khai tuyên thệ này có tầm quan trọng như thế nào? Và nó có thực sự đáng tin cậy hay không?


Ban vận động tranh cử của Trump liên tục đề cập đến hàng trăm các bản khai mà họ đã thu thập được. Họ còn công bố hàng xấp giấy tờ nhằm minh chứng cho “sức nặng” của các vụ kiện của họ. Rất nhiều bản khai chưa được công bố vì các hồ sơ vẫn chưa được trình lên trong các vụ kiện trên thực tế, và những bản khai này cũng chưa được công bố cho công chúng. (Giuliani viện dẫn việc che giấu danh tính những người đang là mục tiêu của các cáo buộc.)


Thế nhưng, trong số những nhân chứng với những cáo buộc được trình bày trước tòa, rất nhiều trong số họ đã bị các thẩm phán bác bỏ vì hồ sơ tố cáo là vô căn cứ và không đáng tin cậy. Một cáo buộc ở mức cao rằng ở nhiều khu vực ở Michigan có nhiều phiếu bầu hơn số lượng cử tri, nhưng sau khi Giuliani và các cộng sự dấy lên vấn đề trên vào thứ Năm — cùng với lời khẩn nài để tin tưởng vào các bản khai một cách nghiêm túc hơn — vụ kiện trên đã đổ vỡ.


Chiến dịch của Trump sẽ nhắc quý vị rằng, đây là các văn bản tuyên thệ chính thức, tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lý, các nguy cơ pháp lý mà những người tuyên thệ sẽ đối diện rất thấp trong trường hợp họ nói sai sự thật.


“Có một cơ hội nhỏ nhoi rằng các bản tuyên thệ (nếu thật sự nó là các văn bản tuyên thệ xác thực — đa số những văn bản chỉ xuất hiện với vẻ “tuyên thệ” không được tính theo nghĩa của đạo luật) có thể buộc người khai vào những quy chế khai man,” cô Lisa Kern Griffin, một chuyên gia về chứng cứ của đại học Duke University, viết trong một email. “Nhưng các truy tố khai man là rất hiếm hầu như không bao giờ xuất hiện trong các lời tuyên bố nằm ngoài các vụ kiện tụng khi mà các lời thề sẽ được chính thức thực hiện — như các buổi lấy lời khai, điều trần của quốc hội, các vụ kiện tụng được bồi thẩm đoàn giải quyết, hay các lời khai từ nhân chứng trước toà.”


Vấn đề mấu chốt ở đây là, lời khai phải được đưa ra tại tòa, khi mà đa số các văn bản từ phía Trump không được thi hành như vậy. Ngoài ra, các tuyên bố sai sự thật sẽ được ghi nhận là “tài liệu" cho các vụ kiện — tức chỉ liên quan đến các khiếu nại thực sự. Và từ đó, các nguy cơ pháp lý được dựa trên các tuyên bố đã được thực thi sẽ được xác định là sai sự thật.


Trong trường hợp các bản khai từ những quan sát viên từ cuộc bầu cử, nó rất khó để chứng minh rằng những gì họ khai là sai sự thật, chẳng hạn như các trường hợp họ cáo buộc rằng một số người kiểm soát phiếu đã nói với họ điều gì đó. Thêm vào đó, các lời khai từ những cá nhân như một cố vấn an ninh từ Texas đã lầm tưởng dữ liệu được thật sự lấy từ Minnesota là của bang Michigan, sẽ được hiểu như một sai sót không cố ý hay xảy ra từ việc thiếu kinh nghiệm — chứ không được nhìn nhận là một lời nói dối hoàn toàn.


Những lời khai từ phía Trump có một lịch sử bấp bênh. Nói một cách tử tế, khi chúng được sử dụng tại các phiên tòa, các lời khai này thường bị gạt sang một bên.


Một thẩm phán tại Michigan để ý rằng bằng chứng trong lời khai từ phía Trump không phải là bằng chứng trực tiếp mặc cho luận điểm từ chiến dịch bầu cử của Trump cứ khăng khăng là như vậy:


LUẬT SƯ CỦA TRUMP: Thưa Quý toà, trên phương diện về quan điểm tin đồn, đây là lời khai trực tiếp được lấy từ bà Connarn, và bà đã khai báo dựa việc bà có chứng cứ trực tiếp và những thông tin —


THẨM PHÁN: “Tôi nghe một người nào nói một điều gì đó.” Hãy giải thích cho tôi biết rằng tại sao nó không phải là tin đồn. Nào, hãy bắt đầu đi.


LUẬT SƯ CỦA TRUMP: Mà nó là lời khai trực tiếp từ chứng cứ của bà –


THẨM PHÁN: Lời khai đó có được lấy tại phiên toà khi tính xác thực của nó được khẳng định không??


Người thẩm phán đã bác bỏ khiếu nại là “các tin đồn vô căn cứ.” Các nhân chứng khác khai rằng, “Tôi tin rằng phiếu bầu của tôi cho Donald J. Trump và Michael Pence đã không được tính.” Nhưng khi thẩm phán các thẩm phán yêu cầu họ đưa ra bằng chứng, những nhân chứng thừa nhận rằng họ không có chứng cứ nào để củng cố cho lời khai của họ.


Một điều tương tự xảy ra tại hạt Chatham, GA., nơi mà đảng Cộng hoà đã gọi hai nhân chứng là một phần của cáo buộc của họ đối với 53 phiếu bầu được nhận sau ngày bầu cử và đã được chỉnh sửa lại ngày trước đó nhằm giả mạo tính hợp pháp. Nhưng khi được hỏi, các nhân chứng thừa nhận rằng họ không biết các phiếu bầu đã được nhận sau khi hạn chót hay không, khi mà các nhân chứng từ hội đồng bầu cử địa phương đã tuyên thệ trước toà rằng họ đã nhận những lá phiếu này được đúng thời điểm.


Rất nhiều văn kiện từ phía chiến dịch bầu cử của Trump không cáo buộc các hành vi sai trái, nhưng chỉ đề cập đến những vấn đề cáo buộc trong quá trình đếm phiếu. Và như các phóng viên từ The Washington Post, David A. Fahrenthold, Emma Brown và Hannah Knowles đã báo cáo trong tuần này, rất nhiều cáo buộc đó không chắc chắn:


“Kinh hoàng các cáo buộc về gian lận bầu cử từ 234 trang đã được ký và tuyên thệ từ các người khai,” phía bầu cử của Trump viết trên Twitter.


Nhưng khi nhìn kỹ vào các lời khai được công bố, rất nhiều trong số đó không cáo buộc những sai phạm với các phiếu bầu. Thay vào đó, nó chỉ cho thấy những người thách thức kết quả bầu cử khiếu nại về những việc hoàn toàn không liên quan: một phương tiện phát thanh quá lớn tiếng, một quan sát viên của đảng Dân chủ tại nơi bầu cử đã công kích rằng “Hãy trở về những vùng ngoại ô của bà đi, Karen.”

Một số quan sát viên đã trở nên đa nghi đơn thuần chỉ sau khi họ thấy rất nhiều phiếu bầu cho đảng viên Dân chủ — ở Detroit, một thành phố đa số thuộc phía Dân chủ, nơi mà Biden chiến thắng với 94 phần trăm số phiếu. “Tôi để ý rằng hầu hết các phiếu bầu đều bỏ cho Joe Biden,” một quan sát viên đã viết.


Trong một trường hợp khác, các lời khai phía bầu cử của Trump được mô tả từ một thẩm phán rằng chúng “đầy rẫy phỏng đoán và suy đoán về những động cơ mờ ám.” Người thẩm phán đã công bố các cáo buộc “không đáng tin cậy" và nhận ra rằng những người đằng sau các cáo buộc ấy không biết quy trình đếm phiếu được điều hành như thế nào ở Detroit.


“Có lẽ nếu những người cho lời khai từ phía nguyên đơn có tham dự buổi tổng duyệt hôm 29 tháng Mười tại trung tâm đếm phiếu TCF, họ có thể sẽ được giải đáp những thắc mắc hay nghi ngại trước ngày bầu cử diễn ra.,” thẩm phán Timothy M. Kenny viết. “Thật không may, họ đã không có mặt, và, thế nên, các lời khai từ nguyên đơn đã không có hiểu biết đầy đủ về quy trình kiểm tra phiếu vắng mặt tại TCF.”


Kết quả này nói lên nhiều điều. Rất nhiều người đã tham gia quá trình kiểm tra phiếu bầu. Nhiều người trong số họ được điều động quan sát đại diện từ các đảng phái khác nhau. Việc Trump cáo buộc vấn đề gian lận cử tri từ nhiều tháng trước khi bầu cử, quý vị có thể cược chắc rằng những ai tham gia theo dõi quá trình đếm phiếu sẽ “vạch lá tìm sâu" khi họ khả nghi về bất cứ điểm nào..


Nhưng rất nhiều trong số họ đã không thể khẳng định rằng họ đã chứng kiến hay có các bằng chứng về sai phạm nào. Thậm chí các lời khai từ cáo buộc dư phiếu ở Michigan chỉ gây những quan ngại — những quan ngại mà chỉ có thể được giải thích một cách dễ dàng qua quá trình xem xét kỹ càng hơn.


Việc đếm phiếu là một quy trình phức tạp, và một tổ hợp của nhiều người không qua đào về quy trình, cộng thêm những người có thành kiến rõ ràng rằng cuộc bầu cử này đã bị đánh cắp khỏi tay Trump mang đến nhiều suy nghĩ độc hại. Đây là điểm mà các thẩm phán không tìm được sự thuyết phục cho đến nay.


Quá trình đếm phiếu thậm chí không phải là mối quan tâm hàng đầu của những người cho lời khai từ phía Trump.. Việc họ quyết định làm những lời khai là một điều đáng kể. Nhưng, trái lại những điều Giuliani công bố, rất nhiều trong số họ không có những cáo buộc về sai phạm cụ thể, và nhiều hơn nữa không không có những bằng chứng thuyết phục — theo lời từ các thẩm phán được giao nhiệm vụ để xem xét các hồ sơ trên.


“Nếu như Giuliani đang đề cập tới những lời khai mà các nhân chứng đã nộp hay chính ông sẽ nộp với tư cách là người chịu trách nhiệm pháp lý từ phía Trump, những nhân chứng và lời khai này có nguy cơ bị truy tố là khai man nếu không đúng sự thật,” bà Julia Simon-Kerr, một giáo sư luật tại trường đại học Connecticut. “Nếu như ông ta nói về những lời khai mà ông đã thu thập được và đưa trước các phóng viên, nếu chúng không được nộp trong một thủ tục pháp lý, họ sẽ không khởi tố người khai tội khai man.”


Bà Simon Kerr nói thêm, “Nhìn theo những khác biệt từ lời ông ta đang nói và những gì đang diễn ra trước toà, tôi sẽ không ngạc nhiên lắm nếu những “lời khai” này sẽ không được cho vào hồ sơ khởi tố chính thức.”


Người dịch (Lược dịch/Phỏng dịch): Q. Mai

Biên tập: Phố

Comments


bottom of page