top of page

Tại sao chúng ta không có vaccine Covid cho những thú cưng?

Translated from The New York Times's article Why Don’t We Have a Covid Vaccine for Pets?

By Emily Anthes, on 15-11-2021, 01:00:00


Các nhà khoa học đã phát triển nhiều vaccines cho các thú cưng như mèo và chó, nhưng các chuyên gia tin rằng việc chích vaccine những thú cưng là không cần thiết. Một năm vừa qua, COVID vaccines đã tiêm vào hàng tỷ con người, và đi vào những động vật sở thú quý giá. Các con báo đốm đang chuẩn bị được tiêm. Các con tinh tinh lùn (Bonobos) đang chờ đến lượt. Ngay cả con đười ươi cùng rái cá, chồn, dơi ăn quả cũng được chích, và đương nhiên bao gồm sư tử, hổ và gấu (Ôi thật là!). Tuy nhiên, những sinh vật gần gũi với con người: Thú cưng trong nhà gồm mèo và chó lại bị lãng quên hay sao? Các chủ của thú cưng đã lên tiếng rồi. Tiến sĩ Elizabeth Lennon, vị bác sĩ thú y này đã nói rằng “Tôi có được nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Nhiều người hỏi rằng sẽ có vaccine cho thú cưng không? Khi nào sẽ có những loại vaccine ấy?" Về mặt kỹ thuật, vaccine cho thú cưng là khả thi. Thật ra, vài nhóm nghiên cứu nói là đã phát triển những loại vaccine dành chó và mèo đầy hứa hẹn. Những vaccines đang dùng cho động vật tại sở thú thực chất là phát triển cho loài chó theo mục đích ban đầu. Nhưng các nhà chuyên gia tin rằng tiêm chủng vaccine cho các thú cưng là không phải ưu tiên hàng đầu. Dù chó và mèo có khả năng bị nhiễm virus, nhiều bằng chứng đưa ra rằng Fluffy (Mèo) và Fido (Chó) không đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán virus- và hiếm bị ngã bệnh bởi virus. Tiến sĩ Will Sander, vị bác sĩ thú y này nói rằng: “Gần như không có cơ hội cho vaccine trên chó và mèo.” Một chú Pomeranian bị dương tính Vào tháng hai năm 2020, một người phụ nữ tại Hong Kong đã được chuẩn đoán bị Covid-19. Hai thành viên còn lại trong nhà cô ấy cũng bị dương tính với virus mà thành viên bị dính không thể ngờ được lại là một con chó lớn tuổi Pomeranian. Con chó 17 tuổi này được biết đến là con thú cưng đầu tiên bị nhiễm virus COVID. Nhưng đến đây là chưa hết, một chú chó chăn cừu giống từ Đức ở Hong Kong cũng bị dương tính với COVID, kể cả mèo ở Hong Kong, Belgium New York. Các con thú cưng ấy chỉ bị nhẹ-có ít hoặc không có những triệu chứng bệnh- và các chuyên gia kết luận rằng con người đã truyền nhiễm virus cho thú cưng, hơn là chiều ngược lại. Tiến sĩ Lennon đã nói rằng: “Đến tận bây giờ, vẫn chưa có vụ nào ghi nhận rằng chó hay mèo lây nhiễm lại cho con người.” Nhưng viễn cảnh về đại dịch trên vật nuôi đã làm dấy lên sự quan tâm nghiên cứu vaccine dành cho động vật. Zoetis, một công ty dược phẩm thú y có trụ sở tại New Jersey, đã bắt đầu làm việc ngay khi họ nghe nói về trường hợp chó Pomeranian Hồng Kông. Mahesh Kumar, phó lãnh đạo trong việc phát triển vaccine tại Zoetis nói rằng: "Chúng tôi đã tin rằng, ‘Ôi trời! Điều này có thể trở nên nghiêm trọng, vì thế hãy bắt tay vào tạo ra vaccine nào!'" Đến mùa thu năm 2020, Zoetis thông báo rằng họ đã tạo ra bốn ứng cử viên đầy hứa hẹn cho vaccine, mỗi loại sẽ “tăng cường” kháng thể của chó và mèo (Vì những cuộc nghiên cứu này ở cấp độ nhỏ, nên chúng không được công bố). Nhưng trong quá trình phát triển vaccine, nhiều dấu hiệu đã chỉ ra rằng sự lây nhiễm bởi thú cưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các động vật khác hay con người. Trong một cuộc nghiên cứu , 76 thú cưng sống chung với con người mà bị nhiễm virus, 17.6% mèo và 1.7% chó bị dương tính với COVID. ((Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng mèo dễ bị nhiễm bệnh hơn chó, có lẽ vì cả lý do sinh học và hành vi.) Trong số những vật nuôi bị nhiễm bệnh, 82,4% không có triệu chứng.) Khi các thú cưng trở nên bệnh thì thường có những triệu chứng nhẹ bao gồm lờ đờ, ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc tiêu chảy. Các con vật thường hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị, mặc dù đôi khi xảy ra một số trường hợp nghiêm trọng hơn. Đến nay vẫn chưa có bất kì bằng chứng rằng chó với mèo lây nhiễm virus lên con người- và có ít dấu hiệu nó có thể lây nhiễm qua đồng loại của nó. Những con mèo hoang là một ví dụ điển hình, chúng nó có ít kháng thể hơn những con mèo nuôi khác để chống lại virus. Điều này đã chỉ rằng phần lớn động vật bị nhiễm virus từ người lây sang hơn là từ chính chúng nó. Tiến sĩ Dr. Jeanette O'Quin, vị bác sĩ thú y tại Ohio State University nói rằng “Chúng tôi tin rằng nếu không có người bị nhiễm xung quanh thú cưng, thì thú cưng không thể truyền virus sang cho nhau.” Tổng hợp các yếu tố lại với nhau, chuyên gia cho rằng một liều vaccine cho các thú cưng là không cần thiết. Vào tháng 11 2020, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cơ quan quản lý các loại thuốc cho thú y, cho biết rằng họ không chấp nhận bất kỳ đơn đăng ký vaccine nào cho mèo hoặc chó “bởi vì dữ liệu không chỉ ra rằng vaccine sẽ có giá trị cho những thú cưng.”

Người dịch: Tri Duc Than

Biên tập: Chau Tran


Commentaires


bottom of page