Translated from news.berkeley.edu Despite drift toward authoritarianism, Trump voters stay loyal. Why?
Bất chấp khuynh hướng độc đoán của ông, những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump vẫn trung thành với ông vì sự tác động phức tạp của các yếu tố kinh tế, văn hóa và chủng tộc dẫn đến sự trung thành cuồng nhiệt, gần như sùng bái - Nghiên cứu của Đại học California, Berkeley
Edward Lempinen , ngày 7 tháng 12, 2020
Hơn một tháng đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đầy tranh cãi, các thể chế trên toàn quốc đang dần chấp nhận kết quả cho Joe Biden trở thành người chiến thắng trước Tổng Thống đương nhiệm Donald Trump. Nhưng Trump quyết không nhượng bộ. Thái độ này của Trump cũng là thái độ của hàng triệu người ủng hộ ông.
Số liệu không thể nói dối: kết quả được các quan chức của cả hai đảng chứng nhận cho thấy Biden đã đánh bại Trump với hơn 7 triệu phiếu bầu. Tuy nhiên, kể từ khi các cuộc thăm dò kết thúc, Trump đã khiến cả quốc gia bất bình với những tuyên bố không chứng cứ rằng ông đã bị cướp mất chiến thắng do gian lận tràn lan. Cho đến nay, chỉ có 15% trong số 74,1 triệu cử tri của ông nói rằng chiến thắng của Biden là chính đáng.
Làm thế nào để giải thích hiện tượng chống đối quy trình dân chủ trên diện rộng, cũng như sự phủ nhận thực tế? Trong một loạt các cuộc phỏng vấn, các học giả trong nhiều lĩnh vực tại Berkeley cho rằng đây không chỉ là một câu chuyện về những con số, mà còn là những tác động đối kháng xảy ra trong các giai cấp và giữa những chủng tộc. Những tác động này bị trầm trọng hóa hơn bởi sự tuyệt vọng của người dân, ý thức xã hội thiếu chỗ bám vững vàng, và được khuếch đại bởi các nền tảng truyền thông mới, hội tụ cái mà một số người coi là một hiện tượng tâm lý đáng lo ngại.
Một số ý kiến cho rằng sự suy thoái và thiếu bền vững về kinh tế qua nhiều thế hệ đã sôi sục lòng căm phẫn trong nhiều cử tri thuộc tầng lớp trung lưu và lao động da trắng. Sự kiện này đã thôi thúc họ chấp nhận Trump và kể cả những sai sót của ông vì ông thách thức hiện trạng của Mỹ.
Adam Jadhav, một ứng viên Tiến sĩ ngành địa lý, đã đến vùng nông thôn Henry, Illinois, nơi ông sống khi còn nhỏ, để nghiên cứu nghiên cứu bản năng của chủ nghĩa dân túy nông thôn. Ông chia sẻ tình thế đầy phức tạp tại đây. Ông đã gặp một cử tri lâu đời phe bảo thủ. Ông ta đã thẳng thừng với Jadhav rằng các phiếu bầu cho Trump là “một quả lựu đạn cho hệ thống hiện nay. Ông nói với Jadhav. “Trump làm một số điều ngu ngốc, nói rất nhiều điều ngu ngốc, và không bao giờ ngậm miệng khi cần. [Nhưng] nó xứng đáng để thử làm rung chuyển hệ thống.”
Những người khác mang lòng trung thành cho Trump thật mãnh liệt và không thể lay chuyển, giống như hiện tượng sùng bái.
Jennifer A. Chatman, một nhà nghiên cứu về lãnh đạo và văn hóa tổ chức mang tầm ảnh hưởng cao, đồng thời là phó hiệu trưởng tại Trường Đại học Kinh Tế Haas ở UC Berkeley, cho biết: “Trump đã tuyên bố rằng ông ta là‘ người được chọn ’. “Ông ta nói rằng ông ta là một thiên tài siêu thông minh. … Ông ta đã thiết lập hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo đang dọn dẹp Washington cũng như một vị cứu tinh của mọi người. Hình ảnh này của Trump thuyết phục đến nỗi không ai trong số những người ủng hộ ông ta có thể nhìn xa hơn để thấy rằng trên thực tế, ông ta đang làm nhiều điều hoàn toàn trái ngược. ”
Cách thức mà 'sự hiểu biết vô lý trí' định hình nền chính trị của chúng ta
Để hiểu lý do tại sao nhiều cử tri vẫn bỏ phiếu bầu lần hai cho Trump sau bốn năm hỗn loạn chính trị mang đầy tính lịch sử, mặc cho sự thất bại của ông ta trong việc ứng phó với đại dịch, cú sốc kinh tế tàn khốc và khủng hoảng về công bằng chủng tộc, chúng ta cần phải hiểu các yếu tố đã mang Trump đến chiến thắng vào năm 2016.
Trong các ấn phẩm gần đây, các học giả ở Berkeley đã gợi ý rằng Trump đã chiến thắng với một liên minh độc nhất vô nhị bao gồm tầng lớp lao động da trắng và tầng lớp trung lưu Mỹ, những người bị thúc đẩy bởi sự phẫn uất xã hội: Văn hóa và kinh tế dòng chính bỏ họ sau lưng. Các ngành công nghiệp cần thiết cho sự mưu sinh của những tầng lớp này cũng đang thay đổi với nhiều công việc bị chuyển ra nước ngoài hoặc được tự động hóa không cần nhân công. Họ cho rằng người da đen, người Latin và người châu Á, và những người nhập cư, đang giành mất phần của họ.
Nhưng một số học giả Berkeley gợi ý rằng đối với nhiều cử tri, ủng hộ Trump - hoặc bất kỳ nhà lãnh đạo nào - là một lựa chọn thụ động. Sự lựa chọn này đã hình thành trong tư duy giới hạn của họ.
Gabriel Lenz - tác giả của cuốn sách “Follow the Leader? How Voters Respond to Politicians’ Performance and Policies” (Nhà xuất bản Đại học Chicago, 2012) - là một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý chính trị. Ông ấy thấy quan điểm chính trị được định hình bởi sự thờ ơ thiếu nhận thức - một động lực gần như là trắng trợn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nhiều người theo một đảng chính trị như thể họ theo một đội bóng đá mà họ hâm mộ. Các giá trị chuẩn có thể ít quan trọng hơn trong việc hình thành lòng trung thành so với truyền thống gia đình hoặc bản sắc chung và áp lực xã hội của một cộng đồng.
Hầu hết các cử tri có mức độ tương tác thấp chỉ đơn thuần tuân theo các tín hiệu của các nhà lãnh đạo đảng mà họ ưa thích. Nếu một nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn ưa chuộng sự phân chia đảng phái, những người dõi theo họ sẽ dần trở nên phân cực. Nếu nhà lãnh đạo lôi dậy những cảm xúc tiêu cực như đau xót hoặc tức giận, sự kích động trong những người ủng hộ sẽ được khơi dậy.
Lenz và các nhà khoa học chính trị khác gọi đó là “sự dốt nát hợp lý”.
Lenz nói: “Thật khó để những người quan tâm về chính trị tin được, nhưng hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm với cuộc sống của họ hơn là chú ý đến chính trị. Nếu bạn hỏi, ‘Sau bốn năm qua, vì sao nhiều người vẫn muốn những tình trạng này tiếp tục?’. Đất nước đang phân cực và đối với nhiều người, các chi tiết khác không mang tầm quan trọng nào bằng bảo vệ phe đảng của họ.
Lenz cho biết, bất chấp hàng loạt báo chí làm lộ liễu tác động của Fox News và hệ sinh thái truyền thông cánh hữu, tương đối ít người thực sự để ý. Trên thực tế, mọi người thường không hiểu rõ về chính trị hoặc chính sách.
Ông Lenz dẫn chứng một nghiên cứu năm 2018 do Douglas J. Ahler, cựu sinh viên Tiến sĩ ở Berkeley, đồng tác giả, hiện đang giảng dạy tại Đại học Florida State University. Nghiên cứu kết luận rằng nhiều cử tri thậm chí còn không nắm được đặc điểm cơ bản của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.
Ahler và đồng tác giả Gaurav Sood, một xã hội học độc lập, cho hay: “Khi đánh giá thành phần của các đảng viên trong một đảng, mọi người thường mắc những sai sót có hệ thống. Ví dụ, người Mỹ tin rằng 32% đảng viên Dân chủ là đồng tính nam, đồng tính nữ hoặc song tính (thực tế chỉ có 6,3%) và 38% đảng viên Đảng Cộng hòa kiếm được hơn 250.000 đô la mỗi năm (thực tế chỉ có 2,2%).”
Hơn nữa, họ viết, đảng Cộng hòa về cơ bản đánh giá quá cao tỷ lệ đảng viên Dân chủ là người Da đen, hoặc người vô thần. Các đảng viên Dân chủ cũng đánh giá quá cao số lượng đảng viên Cộng hòa trên 65 tuổi. Những quan niệm sai lầm cơ bản như vậy có thể làm tăng căng thẳng giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, khiến quan điểm chính trị có thể bị dắt mũi bởi sự đối nghịch giữa các đảng phái hơn là đánh giá các vấn đề một cách khách quan.
Lenz giải thích: “Các quyền tự do dân chủ và các giá trị mà chúng ta có ở đất nước này không phải là điều mà mọi người nghĩ đến hàng ngày.”
‘Tôi có ngốc không? Tôi bị mù à? '
Khi một nhà lãnh đạo dân túy liên tục sử dụng sự chia rẽ và thông tin sai lệch để thúc đẩy mục tiêu của mình, những người sùng bái trung thành có thể không thèm đếm xỉa đến các tiêu chuẩn dân chủ, và ngay cả né tránh thực tế, bằng cách lý luận hóa nó theo hướng mình.
Chatman, chuyên gia về lãnh đạo tại Berkeley Haas, được đào tạo như một nhà tâm lý học xã hội. Bà nói rằng nghiên cứu đã cho hay, người ủng hộ dễ bị thuyết phục bởi những câu chuyện mà các nhà lãnh đạo kể. Nếu một nhà lãnh đạo đưa ra một lời hứa hấp dẫn, người ủng hộ sẽ một mực tin tưởng, ngay cả khi nhà lãnh đạo không biến lời hứa thành hiện thực.
Chatman giải thích: "Trump đã mang cho họ ấn tượng mạnh qua khi ông ta vẽ nên câu chuyện về bản thân mình như thể ‘Tôi là người có thể xoay ngược tình thế. Tôi sẽ rút hết nước cống khỏi đầm lầy. Tôi sẽ làm nổ tung cả Washington.’ ì vậy, bất cứ ai không hài lòng về chính phủ (và hóa ra là rất nhiều người) đều thích câu chuyện đó.”
Ảnh hưởng đó lan truyền bao xa?
Tang Chứng A: QAnon là một thuyết phái có âm mưu quái lạ. Nhóm này tin rằng Trump đang bảo vệ thế giới chống lại một mạng lưới rộng lớn của những kẻ ấu dâm phục tùng Satan, và cho rằng mạng lưới này bao gồm các đảng viên Đảng Dân chủ, các ngôi sao Hollywood và những người khác trong "chính phủ ẩn mặt" để trao đổi trẻ em phục vụ cho tình dục. QAnon cho rằng mạng lưới đang đe dọa tự do của con người. Trump đã hoan nghênh sự ủng hộ của QAnon và đôi khi còn tweet lại thuyết của họ.
Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy 56% đảng viên Đảng Cộng hòa hiện nay tin rằng những thuyết âm mưu vô căn cứ của QAnon là hoàn toàn hoặc một phần đó đúng sự thật. Chỉ 4% đảng viên Dân chủ đồng ý với những thuyết âm mưu này.
Theo quan điểm của Chatman, Trump là một người với triệu chứng rối loạn nhân cách ái kỷ, và hành động của ông chủ yếu nhằm mục đích thúc đẩy sự nổi tiếng và quyền lực của chính mình. Bà cho rằng các quá trình tâm lý như "thói quen" hay "mưa dần thấm lâu" ràng buộc những người ủng hộ với nhà lãnh đạo của họ, tạo cho chủ nghĩa cuồng Trump một số đặc điểm hệt như được ghi nhận trong hiện tượng sùng bái.
Chatman giải thích: “Lòng trung thành sâu sắc của một người đối với một giáo phái là kết quả của sự leo thang từng bước để xây dựng lòng tin của cá nhân đối với người lãnh đạo. Người ủng hộ sẽ cảm thấy sôi sục tinh thần đồng nhất với phe phái cũng như thấy có trách nhiệm với các thành viên và đặc biệt là với người lãnh đạo. Họ sợ rằng việc quay mặt với phe mình sẽ khiến những mối quan hệ với những người từng đồng chí hướng xấu đi, hoặc họ có thể bị từ chối bởi phe nhóm mà họ đã trở nên gắn bó. Vì vậy, khi Trump không chịu công khai hồ sơ thuế, có quan hệ bất chính với một ngôi sao khiêu dâm hoặc lạm dụng quyền lực của mình, các người ủng hộ ông ta sẽ kiếm mọi lý do để có thể ủng hộ Trump và bày tỏ sự trung thành mãnh liệt.
“Mỗi khi một người bênh vực hay phớt lờ những hành vi không chính đáng đó, rất khó để họ thay đổi quan niệm và suy nghĩ. Bà Chatman cho rằng: “Họ càng ngày càng đầu tư tâm trí và sức lực vào tín ngưỡng của họ ngày. Nếu họ rút ra, họ sẽ phải tự nhận với chính mình,‘ trước đây mình có ngu ngốc không? Tôi bị mù à? '
“Đối với họ, mọi thứ sẽ trở nên dễ hiểu và đồng điệu với tư tưởng về mặt nhận thức sẵn có của họ hơn để nói rằng: “ Ồ, giới truyền thông và Đảng Dân chủ đã không cho Trump một cơ hội công bằng. ”…. Đó là lý do tại sao chúng tôi không thấy bất kỳ chuyển biến nào đối với người ủng hộ Trump”.
Trái tim nước Mỹ: cú sốc bị bỏ rơi
Vào năm 2017, khi Adam Jadhav trở về quê hương của ông ta ở Henry, Illinois (dân số 2.200), nghiên cứu của ông đã tìm thấy một số căn bệnh được mô tả bởi Lenz và Chatman. Một số người chỉ khao khát cho những ngày tốt đẹp hơn được trôi qua. Một số nam thanh niên “sôi sục” vì họ không còn chỗ đứng trong nền kinh tế địa phương.
Nhưng trong một bài báo xuất bản gần đây trên Tạp chí Nghiên cứu Nông thôn, ông miêu tả một điều gì đó tinh tế hơn: một nỗi tuyệt vọng âm thầm ở nông thôn.
Cách đây không lâu, Henry là một khu kinh tế ở trung tâm Illinois. Đã có nhiều gia đình trang trại cũng như các ngành công nghiệp liên quan đến các trang trại - nhà máy làm máy móc, nhà máy sản xuất lốp xe của Caterpillar Inc - đã trở nên sung túc. 99% dân cư ở đây là người da trắng. Điều này đồng nghĩa với tự do phân biệt chủng tộc một cách lộ liễu. Jadhav bị quấy rối vì cha anh, một mục sư của Giáo hội Giám lý Liên hiệp, là một người nhập cư Ấn Độ.
Trong những thập kỷ gần đây, sự đổi mới quét qua thị trấn Henry như một cơn bão. Nền kinh tế đã thụt lùi. Khi cơ hội để thành công và giàu có không còn nữa, mọi người - đặc biệt là những người trẻ tuổi - đã bỏ đi lên các thành phố lớn hơn. Các cửa hàng cùng với nhà thờ đều phải đóng cửa. Những người còn ở lại vẫn tiếc thương cho những gì đã mất.
Jadhav cho rằng, khi Donald Trump tranh cử vào năm 2016, khẩu hiệu “Make America Great Again” của ông ta đã tìm được khán giả. Không phải vì Trump nổi tiếng. Đối với nhiều người, ông ta vẫn có vẻ như “là một ứng cử viên đầy thiếu sót một cách kinh khủng”. Tuy nhiên, Trump đã làm dấy lên sự đồng cảm với các giá trị và sự bất an của họ, còn Hillary Clinton thì không.
“Những cử tri ở các vùng nông thôn đã bị thuyết phục qua nhiều thế hệ rằng 'người ta' ở thành thị đang dẫn đầu một cách bất công, cướp đi cơ hội mà họ cho là bản thân họ đã lao động cực khổ để làm ra. Những cử tri đó có lẽ đã trải qua bốn năm cảm giác như họ cần phải bảo vệ lãnh đạo của họ, ngay cả khi họ không thích chính lãnh đạo của mình. "
Diễn biến nào sẽ xảy ra khi giờ đây Trump đã thua? Jadhav có hai suy nghĩ.
Jadhav nói một cách ngập ngừng về “các chiến tuyến đang được ranh giới rõ nét.”
“Tôi nghĩ chúng ta nên xem đây là một giai đoạn mới trong cuộc nội chiến cấp thấp.”
Nhưng đồng thời, nghiên cứu của ông vào năm 2017 cho thấy rằng mặc dù vẫn còn chút e dè, mọi người đã bắt đầu chào đón cư dân Mexico, Ấn Độ và Phi Luật Tân, những người mang lại cuộc sống kinh tế mới cho Henry. Và hôm nay, các trang Facebook có liên hệ với Henry cho thấy họ đang bỏ lại sau lưng cuộc Bầu cử 2020.
“Những hình ảnh Ngày Cựu chiến binh, ảnh Lễ tạ ơn và ảnh săn vịt là những bài đăng mới nhất của các trang này. Khách quan mà nói, hầu hết mọi người đều đã tiếp tục với cuộc sống riêng của họ," Jadhav cho hay.
Kinh tế và tinh thần là con đường dẫn đến đổi mới
Tác giả bảo thủ Steven Hayward, một giảng viên Luật tại trường Đại học Berkeley và là học giả thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Chính phủ của Berkeley, nhìn về quá khứ để tìm lối đi cho tương lai. Ông nói, cuối những năm 1960 và đầu những năm 70 là thời kỳ biến động ở Hoa Kỳ. Quốc gia này đã bị rung chuyển bởi các vụ ám sát, đánh bom, bạo loạn trong xã hội cũng như bất ổn trong khuôn viên trường học. Tuy nhiên, cuối cùng, phần lớn các cơn thịnh nộ cũng dần nguôi ngoai.
Hayward tin rằng nhiều người thuộc tầng lớp lao động đã chấp nhận Trump vì dường như ông ta hiểu thấu cái cảm giác bỏ rơi của họ. Nhưng giống như các học giả khác, ông cho rằng chính quyền dưới thời Biden sẽ mang lại sự bình tĩnh, giảm sự phân cực và xung đột đến “kiệt sức” từ nhiệm kỳ của tổng thống Trump.
Tuy nhiên, một số học giả cho rằng Đảng Dân chủ cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc chỉnh đốn lại sự phân chia văn hóa bởi vì họ cũng đã góp phần gây ra sự chia rẻ này. Neil Fligstein , nhà xã hội học tại Berkeley, cho biết Đảng Dân chủ ngày càng mất đi sự liên kết với những người dân ở nông thôn Mỹ và các khu vực công nghiệp truyền thống. Hậu quả là Đảng Dân chủ bị xem như giới tinh hoa đầy xa cách và kiêu ngạo.
Fligstein, một chuyên gia về kinh tế xã hội học cho biết: “Mọi người lo lắng về việc bản thân có công ăn việc làm và có thể trả tiền thuê nhà.” Ông cho rằng, để khôi phục lại sự liên hệ, đảng Dân chủ có thể bàn đến việc tăng mức lương tối thiểu lên 15 đô la một giờ trên toàn quốc cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo ra việc làm và bảo vệ lợi ích môi trường.
Fligstein nói: “Chúng ta cần phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống điện của mình. Chúng ta cần đầu tư vào việc xây dựng các quạt phát điện sau đó trang bị thêm cho các căn hộ và nhà ở để có thể tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng. Chúng ta cần xây dựng lại hệ thống đường cao tốc. Trump nói rằng ông sẽ làm điều đó. Ý muốn này vẫn còn rất phổ biến với nhiều người. Tất cả những điều đó đều sẽ tốn nhiều công sức.”
Trong khi đó, Jadhav vượt ra khỏi phạm vi chính trị và kinh tế để hướng đến một thứ gì đó rất gần với tâm linh.
Nông thôn Mỹ - đất nước của Trump - phải suy nghĩ về các vấn đề của chính mình và con đường để đổi mới, ông nói. Để làm được điều đó, họ phải từ bỏ niềm tin vào chủ nghĩa tư bản thiếu kiểm soát, các phản ứng thù địch đối với chính phủ, và quyền thượng đẳng của người da trắng.
Đồng thời, ông nhận thấy nhu cầu thiết yếu về sự gắn kết giữa người dân miền biển và người dân sống giữa nước, người dân thành thị và người dân nông thôn.
Nếu điều đó không xảy ra, Jadhav tin rằng “một thảm họa sẽ dần diễn ra”, với xung đột chiến đấu không ngừng giữa các nền văn hóa Mỹ từ chu kỳ bầu cử này đến chu kỳ bầu cử khác. Chúng ta sẽ đánh mất cơ hội để tiến bộ hoá xã hội.
“Tôi không muốn sử dụng ung thư như một phép ẩn dụ, nhưng chính trị Mỹ có một căn bệnh di căn có từ lâu đời. Bạn không thể làm ngơ. Giả vờ rằng nó không phải là ung thư cũng sẽ không làm cho căn bệnh này biến mất."
Người dịch (Lược dịch/Phỏng dịch): L. Tạ
Biên tập: Calum Nguyen
Comments