top of page

Tại sao Tối cao Pháp viện đang dần mất đi danh tiếng

Translated from FiveThirtyEight article Why The Supreme Court’s Reputation Is At Stake


Hôm nay là khởi đầu chuỗi bốn ngày Thượng nghị viện sẽ tiến hành điều trần phê chuẩn ứng cử viên cho Tối cao Pháp viện mới nhất của Tổng thống Trump, Thẩm phán Amy Coney Barrett. Và những buổi điều trần này hứa hẹn sẽ đem đến những điều rất ngoạn mục.


Amelia Thomson-DeVeaux, ngày 12 tháng 10, 2020

CAROLINE BREHMAN / CQ-ROLL CALL, INC VIA GETTY IMAGES


Quá trình điều trần nhìn chung đã gây nhiều tranh cãi hơn vào những năm gần đây. Tuy nhiên, những bất đồng liên quan tới Barrett có lẽ là một trong những vụ việc gây nhiều thù hằn nhất. Cuộc bầu cử Tổng thống chỉ còn ba tuần, vậy mà đảng Cộng hòa xúc tiến phiên điều trần cho dù hầu hết người Mỹ đều cho rằng nên hoãn việc này lại. Trump và hai Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Tư pháp đã xét nghiệm dương tính với COVID-19, làm đảo lộn lịch điều trần. Còn Barrett, nếu được chấp thuận, sẽ thay chỗ của một vị thẩm phán với quan điểm hoàn toàn trái ngược bà trong nhiều khía cạnh, đồng thời thiết lập một Tối cao Pháp viện có đông phe bảo thủ nhất trong lịch sử 70 năm gần đây.


Kể cả trong bối cảnh thù hằn đảng phái sâu sắc, đây là một sự cố kết đặc biệt mạnh mẽ của phe bảo thủ..


Nhưng số phận ý thức hệ của Tối cao Pháp viện không phải là thứ duy nhất đang trong tình thế nguy hiểm. Uy tín của Pháp viện với tư cách là một nhánh phi chính trị, độc lập của nhà nước cũng đang bị đe doạ.


Trong các phiên điều trần phê chuẩn, những ứng cử viên thẩm phán của Tối cao Pháp viện thường tạo hình ảnh bản thânmột tư pháp viên trung lậpđưa ra quyết định không dựa trên tranh cãi chính trị. Và đó là điều hợp lý, bởi họ giữ những chức vụ không qua bình bầu và dành cả cuộc đời mình làm việc trong toà án quyền lực nhất quốc gia. Tuy nhiên, niềm tin vào Tối cao Pháp viện , và cuộc điều trần không còn cao như trước, và phiên điều trần phê chuẩn này đang gây ra sự chia rẽ đảng phái mạnh mẽ hơn hết.


Một phiên điều trần phê chuẩn nghiêm ngặt vẫn có thể kết thúc bằng sự thăng chức của Barrett lên Pháp viện, nhưng điều đó không có nghĩa là danh tiếng của Tối cao Pháp viện không bị lung lay. Nếu người dân Mỹ tin rằng Barrett và những thẩm phán khác chỉ là những diễn viên chính trị trơ trẽn, niềm tin của công chúng vào Pháp viện sẽ càng giảm đi, từ đó dẫn đường cho những thay đổi cấp tiến trong toà án, bao gồm khả năng phe Dân chủ sẽ thêm thẩm phán vào toà án nếu họ thắng được Nhà trắng và Thượng nghị viện vào tháng Mười Một.


Lòng tin vào Tối cao Pháp viện đang giảm dần


Tối cao Pháp viện là nhánh trong chính phủ mà người Mỹ tin tưởng nhất. Nhưng ở thời điểm mà niềm tin vào các cơ quan chính phủ đang ở mức thấp kỷ lục, sự việc này không nói lên gì nhiều. Theo khảo sát từ Gallup, lòng tin của người Mỹ vào Tối cao Pháp viện đã giảm đáng kể trong vòng hai thập kỷ vừa qua. Một khảo sát tiến hành năm 2020 trước khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời đã cho thấy rằng chỉ 40% người Mỹ cảm thấy tin tưởng “rất nhiều” hoặc “khá nhiều” vào Tối cao Pháp viện, giảm sút so với mức 50% vào năm 2002.



Mức độ tin tưởng thấp này chưa phải điều tệ nhất Tối cao Pháp viện từng chứng kiến trong những năm qua, bởi vào năm 2014, chỉ 30% người Mỹ cảm thấy tin tưởng “rất nhiều” hoặc “khá nhiều” vào Tối cao Pháp viện, và 24% nói rằng họ có “rất ít” niềm tin. Các nguồn lực ủng hộ toà án có được bây giờ có lẽ được củng cố bởi việc Chánh án John Roberts, người nắm giữ phiếu bầu dao động (“swing” vote) từ khi Chánh án Anthony Kennedy nghỉ hưu vào năm 2018, đã ủng hộ phe chủ nghĩa tự do trong vài quyết định tầm cỡ vào năm nay. Việc này đã thành công giữ toà án song hành với ý kiến đại chúng.


Khảo sát thực hiện bởi Pew Research Center cũng chỉ ra rằng quan điểm của người Mỹ về Tối cao Pháp viện đã khả quan hơn một chút sau đợt giảm sút năm 2015. Nhưng điều này có thể dễ dàng thay đổi nếu sự ủng hộ mà phe Dân chủ dành cho toà án sựt giảm nhanh chóng. Như tôi đã viết vào năm ngoái, sự chia cắt đảng phái rõ rệt trong cách nhìn nhận tòa án được chẳng phải là tin tốt lành gì cho các thẩm phán, bởi điều này có thể tô đậm ý kiến rằng tự thân tòa án là một tổ chức phân chia đảng phái.


Bỏ phiếu phê chuẩn đang làm gia tăng sự chia cắt đảng phái


Tất nhiên rất khó để biết quan điểm của người Mỹ về Tối cao Pháp viện bị ảnh hưởng như thế nào bởi quá trình điều trần. Nhưng rõ ràng là căng thẳng đảng phái quanh Pháp viện đã gia tăng rất nhiều trong thập kỷ qua. Theo bảng thống kê bên dưới, một Chánh án thường được phê duyệt với sự đồng tình của hầu hết Thượng nghị sĩ. Thậm chí vào năm 2005, đa phần Thượng nghị sĩ đều bỏ phiếu đồng ý phê chuẩn Roberts, người đã cật lực trấn an các thượng nghị sĩ trong các phiên điều trần phê chuẩn rằng ông sẽ không để hệ tư tưởng của mình ảnh hưởng.


Phê chuẩn cho Tối cao Pháp viện làm dấy lên nhiều tranh cãi


Dưới đây là lịch sử bỏ phiếu phê chuẩn cho Tối cao Pháp viện tại Thượng viện Mỹ từ năm 1975


Sẽ khó có khả năng đạt được sự đồng thuận cao trong việc bỏ phiếu phê chuẩn trong thời điểm hiện tại.


Neil Gorsuch, đề cử đầu tiên của Trump cho vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện, chỉ nhận được 54 phiếu vào năm 2017 và Brett Kavanaugh được phê chuẩn với chỉ hai phiếu chênh lệch vào năm 2018. Có lẽ Barrett cũng sẽ được phê chuẩn với kết quả sát sao tương tự. Và khả năng cao Đảng Dân chủ sẽ ra sức tuyên truyền rằng Barrett là một nhân vật bảo thủ có tính đảng phái và bà sẽ lật ngược những tiền lệ mà bà không đồng tình chứ không phải là một thẩm phán trung dung, người sẽ tôn trọng các quyết định trước đó. Những hồ sơ về việc bà ủng hộ các hạn chế đối với quyền phá thai có lẽ sẽ được xem xét kỹ lưỡng, cũng như việc bà chỉ trích Thẩm phán Roberts bỏ phiếu ủng hộ Đạo luật Bảo hiểm Y tế Hợp Túi tiền cũng sẽ được đưa vào tầm ngắm.


Căng thẳng giữa các đảng pháp sẽ tiếp tục leo thang khi lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mỹ Mitch McConnell đã ngăn cản việc bỏ phiếu chấp thuận cho Chánh án Merrick Garland, đề cử của Cựu Tổng thống Barack Obama và vị trí đó cuối cùng được dành cho Gorsuch. Vào thời điểm đó, McConnell đã lập luận rằng việc chọn người thay thế nên được dành cho người chiến thắng trong cuộc đua tới vị trí Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, thẩm phán Antonin Scalia đã đột ngột qua đời tám tháng trước khi cuộc bầu cử diễn ra và vị trí thay thế ông đã bị bỏ trống trong suốt thời gian đó. Ở thời điểm hiện tại, McConnell và các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa lại đang gấp rút phê chuẩn Barrett chỉ ba tuần trước ngày bầu cử.


Rủi ro cho Tối cao Pháp viện khi muốn xoay trục ra khỏi thị hiếu đại chúng


Không có lý do rõ ràng nào cho việc Barrett hay bất kỳ Thẩm phán Tối cao Pháp viện phải quan tâm tới thị hiếu công chúng khi họ đã “an vị” tại toà án. Cuối cùng thì việc cho phép các thẩm phán có nhiệm kỳ trọn đời là để họ có thể miễn nhiễm với những thay đổi về chính trị. Tuy nhiên, nếu Barrett được phê chuẩn, nỗ lực của Đảng Dân chủ trong việc tô vẽ rằng bà là một nhân vật có tính đảng phái có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu phe bảo thủ (chiếm đa số) có thể khiến phán quyết liên quan tới các vấn đề quan trọng nghiêng hoàn toàn về phía cánh hữu.


“Nếu Barrett được phê chuẩn và đẩy các quyết định của tòa nghiêng về cánh hữu, tôi nghi ngờ rằng nhiều phán quyết sẽ mang tính bảo thủ hơn so với những gì mà đại chúng mong đợi. Truyền thông sẽ dành nhiều sự chú ý hơn đối với những phán quyết này và lòng tin đối với Tối cao Pháp viện sẽ giảm sút,” dẫn lời Peter K. Enns, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Cornell trong một thư điện tử.


Việc Barrett được phê chuẩn theo dự tính và ổn định ghế của mình ở Tối cao Pháp viện trước Ngày Bầu cử là hoàn toàn khả thi. Nếu vậy, ngày của những phán quyết gây tranh cãi cũng sẽ không còn xa. Vào ngày sau cuộc bầu cử, Tối cao Pháp viện sẽ tổ chức buổi điều trần liên quan tới một vụ kiện lớn mà qua đó các tổ chức tư nhân công quỹcó quyền từ chối phục vụ những công dân thuộc cộng đồng LGBTQ. Việc mở rộng bảo vệ tự do tôn giáo của là một ưu tiên hàng đầu của một vài Thẩm phán của Tối cao Pháp Viện. Thẩm phán Clarence Thomas và Samuel Alito đã viết rằng phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2015 là một bước đi sai lầm và đã tạo gánh nặng lớn cho những người Mỹ sùng đạo - những người cật lực phản đối mối quan hệ hôn nhân này. Một tuần sau cuộc bầu cử, các quan toà sẽ tiếp tục điều trần liên quan tới Đạo luật Bảo hiểm Y tế Hợp Túi tiền.


Nghiên cứu của Enns và một số học giả khác đã cho thấy rằng Tối cao Pháp viện hiếm khi khác biệt nhiều so với thị hiếu đại chúng. Nhưng nếu việc đó thật sự xảy ra, niềm tin vào toà án bị giảm sút thì việc bổ sung thêm Thẩm phán cho Tối cao Pháp viện (court-packing) hoặc hạn chế nhiệm kỳ sẽ không còn xa vời. Chưa có chính trị gia nào hành động dựa trên những mối lo ngại đó trong nền chính trị hiện đại - nhưng đó là vì Tối cao Pháp viện đã “xuống nước.” Vào cuối những năm 30 của thế kỷ trước, sau khi Cố Tổng thống Franklin Delano Roosevelt thông báo kế hoạch bổ sung thêm sáu thẩm phán vào Tối cao Pháp viện, một thành viên của phe bảo thủ (chiếm đa số) đã bất ngờ bỏ phiếu tán thành luật New Deal (Kinh tế mới) trong khi một năm trước đó, ông và các Thẩm phán bảo thủ khác đã loại bỏ những điều luật tương tự.


Người dịch: Linh Pham, Huy Nguyen

Biên tập: Diễm

Comments


bottom of page