Sự cố ý đàn áp cử tri và sự vô ý đàn áp cuộc bỏ phiếu sẽ tạo nên xung đột vào tháng 11 tới.
Adam Harris, ngày 30 tháng 6, 2020
Translated from the Atlantic article The Voting Disaster Ahead.
Vào ngày bầu cử sơ bộ 9 tháng 6, hàng trăm người vây quanh Park Tavern, một nhà máy bia và nhà hàng lớn ở Công viên Atlanta. Họ xếp hàng mỗi người cách nhau 6 feet (tức khoảng 182 cm), tạo thành một vòng vây lấy khu vực đậu xe. Hai địa điểm bỏ phiếu gần đó đã bị đóng cửa, vì vậy đây là nơi 16,000 công dân Atlanta (thủ phủ bang Georgia) dự kiến sẽ bỏ phiếu. Bên kia khu vực tàu điện ngầm, hơn 80 địa điểm bỏ phiếu đã bị đóng cửa vì lo ngại về coronavirus. Điều tồi tệ hơn nữa là: các máy bỏ phiếu mới theo lệnh chính phủ đã ngừng hoạt động.
Nhiều người đã chờ hơn 3 tiếng đồng hồ để được bỏ phiếu bầu; nhiều người khác thì thậm chí bỏ đi trước khi bỏ phiếu. Thảm họa bầu cử ở Georgia không phải là một sự khác thường. Cuộc bầu cử sơ bộ năm 2020 đã bắt đầu với một trục trặc về ứng dụng trong cuộc họp riêng của bang Iowa, làm cho cuộc đua bầu cử đầu tiên trong nước trở thành vô hiệu lực. Một tháng sau, vào ngày Siêu thứ ba, người đi bầu cử đã phải chờ đợi hàng giờ ở Los Angeles, Houston, Dallas, Sacramento. Một tháng nữa lại trôi qua, hàng ngàn người Mỹ đã chết vì coronavirus và các quan chức nhà nước bắt đầu hủy bỏ các cuộc bầu cử sơ bộ. Cơ quan lập pháp bang Wisconsin đã buộc phải huỷ bỏ cuộc bầu cử sơ bộ tháng Tư. Cử tri ở Milwaukee đã hứng chịu cơn mưa đá, chờ đợi để được bỏ phiếu tại một trong năm địa điểm được tổ chức. Ở những năm khác, sẽ có tới 180 địa điểm bỏ phiếu.
Những thất bại lan rộng trong kỳ bầu cử sơ bộ báo trước một cuộc bầu cử tháng 11 có thể trở nên thảm hại. Các tiểu bang như New York đang cố gắng để tạo điều kiện cho người bầu cử có thể bầu qua thư điện tử. Nhưng những tiểu bang khác thì đang làm chuyện bầu cử càng khó khăn hơn đối với người dân: Tiểu bang Oklahoma đang đấu tranh để giữ luật yêu cầu các lá phiếu vắng mặt phải được công chứng; Texas sẽ không chấp nhận nguy cơ lây nhiễm coronavirus là căn cứ đầy đủ để bỏ phiếu vắng mặt. Mặc dù quyền truy cập nhiều hơn vào cuộc bỏ phiếu có thể giúp một số lượng lớn các cử tri của Donald Trump, nhưng lại bị phản đối bởi lãnh đạo cao nhất. “Bầu cử qua thư, bọn gian lận,” Tổng thống đã nói.
Leah Aden, luật sư của Quỹ Bảo vệ Pháp lý NAACP (NAACP Legal Defense Fund), người đang tích cực khởi kiện một số vụ về quyền bỏ phiếu, cho biết ngay cả khi trước đại dịch, những rào cản đối với việc tiếp cận lá phiếu là không thể chấp nhận được. Cử tri Da Đen đợi trung bình lâu hơn 45% so với cử tri Da Trắng*, và cử tri gốc Latin phải đợi 46% lâu hơn. Một nghiên cứu từ Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ Florida (ACLU Florida) đã phát hiện ra rằng các cử tri Da Đen và Latin ở Florida có khả năng bị từ chối phiếu bầu qua thư điện tử nhiều gấp đôi so với cử tri Da Trắng - đây là một sự tích hợp phạm vi từ lỗi của cử tri cho đến cách chính phủ xử lý phiếu bầu. Hệ thống bầu cử đã bị lỗi từ lâu, nhưng không cải tiến nó trong thời gian đại dịch sẽ gây nguy hiểm,” Aden nói. “Sự thất bại về điều hành trong bối cảnh mà chúng ta đang gặp phải, đó là một đại dịch, và chủ động sử dụng những thứ sẵn có để bao biện cho sự bộc lộ của thất bại: Đó cũng là một hình thức đàn áp cử tri.”
Một số tiểu bang, chẳng hạn như Georgia, Virginia và Massachusetts, đã báo cáo lượng bỏ phiếu kỷ lục ở các cuộc bầu cử sơ bộ tại địa phương, và có thể sẽ tăng gấp đôi lên gấp ba so với tổng quát. “Chúng ta rất có thể sẽ không sửa đổi kịp những vấn đề này vào tháng 11,” Michael McDonald, giáo sư ở trường đại học Florida, người đang nghiên cứu về bầu cử chính trị, nói với tôi. “Trong một số trường hợp, thực sự không có giải pháp nào tốt cả.”
Nhiều địa điểm bỏ phiếu sẽ không xuất hiện một cách kỳ diệu. Nhân viên phòng phiếu trung bình đã ngoài 60 tuổi và do đó có khả năng dễ bị lây COVID-19. Tại Wisconsin, khoảng 7,000 nhân viên phòng phiếu cho biết họ sẽ không làm việc trong cuộc bầu cử tháng 4 vì lo ngại về coronavirus. Cử tri phải vật lộn để tìm địa điểm bỏ phiếu mới, và tìm cách để đến được chỗ đó. Kết quả? Xếp hàng lâu và sự tăng đột biến trong việc bỏ phiếu vắng mặt.
“Thói quen là một trong những điều khiến người ta đi bầu,” ông Henry Brady, người nghiên cứu về chính trị bầu cử tại UC Berkeley, nói với tôi. Một số người được khuyến khích bỏ phiếu vì nó dễ làm. Vào năm 2011, ông Brady và một nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem việc thay đổi địa điểm bỏ phiếu có thể ảnh hưởng đến kết quả của một cuộc bầu cử như thế nào và họ thấy rằng việc thay thế một địa điểm có thể đã giảm tỷ lệ bỏ phiếu tới 2%. Một số người đã bỏ phiếu vắng mặt thay vì trực tiếp khi địa điểm bỏ phiếu của họ bị thay đổi, nhưng nghiên cứu đã được làm tại California, nơi không cần có lý do nào để bỏ phiếu vắng mặt. Một tiểu bang có thể sẽ mất nhiều cử tri hơn ở những nơi mà việc bỏ phiếu qua thư đầy khó khăn.
Trong năm 2016, cư dân tại Hạt Maricopa, Arizona, đã phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc bỏ phiếu lên đến năm tiếng, sau khi các quan chức địa phương cắt giảm ngân sách của quận, Maricopa đã giảm số lượng địa điểm bỏ phiếu của mình xuống 70% từ 200 xuống còn 60, nghĩa là một địa điểm bỏ phiếu sẽ phục vụ 21,000 cử tri. Các quan chức ở hàng chục tiểu bang khác, bao gồm Florida, Georgia, North Carolina và Alabama, cũng đóng cửa hoặc thay đổi địa điểm bỏ phiếu tương tự. Trước khi Đạo luật Quyền Bỏ Phiếu (Voting Rights Act) bị moi ruột vào năm 2013, mọi tiểu bang trước đây đã thuộc phần luật pháp dân quyền cho phép chính phủ liên bang ngăn chặn các thay đổi đối với các cuộc bầu cử mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến người Da Màu ở những nơi họ thường bị tước quyền trong lịch sử. Khi các địa điểm bỏ phiếu bị đóng cửa, nhiều người Da Đen và Da Nâu buộc phải đi xa hơn để bỏ phiếu, với tỷ lệ không cân xứng so với người Da Trắng, theo báo cáo từ Quỹ Quốc phòng Pháp lý.
Đại dịch sẽ dẫn đến một số lượng lớn lá phiếu được gửi qua thư vào tháng 11 này. Và nếu người bầu cử quên ký vào phong bì, nếu họ ký phong bì nhưng chữ ký không khớp với hồ sơ trong văn phòng bầu cử, hoặc ngay cả khi một quan chức bầu cử đọc sai thông tin được viết chính xác, một lá phiếu gửi qua thư có thể bị loại bỏ. Năm 2016, Ủy ban Hỗ trợ Bầu cử Hoa Kỳ báo cáo rằng hơn 300,000 phiếu bầu trong thư đã bị từ chối. “Con số đó có thể cao hơn một cách đáng kể, có thể là một triệu hoặc nhiều hơn vào năm 2020 nếu chúng ta không có hành động,” ông McDonald nói với tôi. “Và cho dù nếu chúng ta có hành động, chúng ta vẫn sẽ thấy một số lượng lớn bất thường của phiếu bầu bị từ chối.”
Hoa Kỳ đã tiến hành bầu cử trong bối cảnh khẩn cấp y tế công cộng trước đó. Năm 1918, các chiến dịch tranh cử đã tan rã trong bối cảnh đại dịch cúm, các cuộc tụ họp công cộng bị hạn chế và cử tri đã bị cách ly. Việc vội vã tổ chức một cuộc bầu cử công bằng đã dẫn đến một số trục trặc. Trong một trường hợp, một kết quả bầu cử địa phương đã bị thay đổi sau khi phiếu bầu từ một địa điểm bỏ phiếu bổ sung, thành lập để cho phép các học sinh và giáo viên bị cách ly ở Idaho cũng được đi bầu, đã quên được đếm. Tòa án tối cao Idaho đã bỏ đi các lá phiếu đó, cho rằng trạm bỏ phiếu này là bất hợp pháp.
Nếu lịch sử là sự dẫn dắt, thì nước Mỹ đang lao đến một tháng 11 đầy biến động. Và nếu Trump và đảng Cộng hòa muốn khai thác đại dịch để gây lợi cho họ ở thùng phiếu vào mùa thu, họ có lời bào chữa vì sức khỏe cộng đồng để làm điều đó.
*This article previously misstated the length of time Black and Latino voters wait to vote compared to white voters.
Translation by Jade Nguyen
Copy edits by Jessie Le, Helen Nguyen, and Cookie Duong
Comments