top of page

Thuốc molnupiravir của công ty Merck chữa Covid-19 theo cách nào?

Updated: Oct 15, 2021


By Umair Irfan, on 12-10-2021, 01:00:00

Công ty dược phẩm Merck báo cáo kết quả đầy hứa hẹn cho một loại thuốc trị Covid-19 antiviral drug molnupiravir và hy vọng FDA sẽ sớm cấp phép cho thuốc này. Virus rất tinh ranh. Chúng là những ký sinh trùng thụ động vì không thể sinh sản nếu không chiếm đoạt được bộ máy của tế bào chủ. Điều đó thực sự làm chúng ta khó khăn trong việc tìm ra một loại thuốc can thiệp vào vòng đời của virus mà không gây tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh của con người. Ngoài ra, virus biến đổi quá nhanh làm cho hiệu quả của một phương pháp điều trị giảm dần theo thời gian. Nếu đem so sánh virus với vi khuẩn, vi khuẩn chứa bộ máy sinh học mà chúng cần để tạo ra thế hệ con cháu (các bản sao) của chúng. Bộ máy của vi khuẩn đủ khác biệt so với tế bào của con người giúp thuốc kháng sinh có thể tìm diệt đúng mục tiêu (nhiều loại vi khuẩn) với mức thiệt hại tối thiểu cho con người. Molnupiravir hoạt động rất giống thuốc kháng virus remdesivir (-vir là hậu tố thường được sử dụng cho thuốc kháng virus).

Kiến thức cơ bản: virus SARS-CoV-2, gây ra Covid-19, có bộ gene di truyền là RNA. RNA được tạo thành từ các phân tử được đánh dấu bằng các chữ cái A, C, U và G. Virus sẽ nhờ tế bào sản xuất ra các bản sao bộ gene di truyền của nó tức là những RNA này.

Trong khi thuốc remdesivir bắt chước/ giả làm phân tử A. (adenosine), molnupiravir có thể bắt chước/ giả làm phân tử U (uracil) hoặc C (cytosine). Khi bản sao RNA của virus được tế bào tạo ra có mang các phân tử “A giả” do remdesivir cung cấp, chu kỳ sinh sản/ sao chép của virus bị đình trệ. Molnupiravir hoạt động hơi khác một chút, nó tạo đột biến gene làm cho các virus mới hình thành bị mất chức năng.

Điều quan trọng là, những loại thuốc này có thể đánh lừa virus, nhưng chúng không đánh lừa tế bào người. Chúng đánh trúng mục tiêu hơn và phần lớn không làm tổn thương tế bào người.

Merck không lưu ý bất kỳ tác dụng phụ cụ thể nào từ molnupiravir trong thông cáo báo chí của mình và cho biết tỷ lệ biến chứng là như nhau giữa nhóm giả dược và nhóm điều trị trong thử nghiệm lâm sàng. Các tác dụng phụ không xác định xảy ra ở 35% người dùng molnupiravir và xảy ra ở 40% người trong nhóm dùng giả dược. Molnupiravir đã phải đối mặt với một số tranh cãi trong giai đoạn phát triển trước đó. Một số nhà nghiên cứu trước đây đã nêu ra lo ngại rằng cơ chế của molnupiravir có thể dẫn đến một số vấn đề không lường trước được. Rick Bright, cựu lãnh đạo Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Tiên tiến Y sinh, tố cáo rằng cơ quan của ông đã bị áp lực tài trợ cho việc sản xuất thuốc này (khi đó được gọi là EIDD-2801) trước khi họ nhận được đầy đủ dữ liệu an toàn. FDA rất quan tâm về vấn đề an toàn khi phải đánh giá các loại thuốc dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Do thuốc này có khả năng tạo virus đột biến, khả năng gây đột biến này có thể khiến nó sẽ không được khuyến khích dùng trong thai kỳ.


Người dịch: Chau Tran

Biên tập: Chau Tran



Commentaires


bottom of page