Khi đại dịch ngăn trở việc trực tiếp ghi danh bỏ phiếu, ngày càng nhiều bác sĩ và y tá ghi danh đi bầu cho bệnh nhân.
Farah Stockman ngày 25 tháng 7, 2020.
Translated from New York Times article In Era of Sickness, Doctors Prescribe Unusual Cure: Voting
Bác sĩ Alister Martin đi đến Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston, nơi ông đã tạo ra một kiosk để đăng ký bệnh nhân bỏ phiếu. Tony Lương cho Thời báo New York
Bảng thông báo không để ý sẽ không thấy để trong phòng chờ của khoa cấp cứu Bịnh Viện Đa Khoa Massachusets, nằm cạnh bàn tiếp tân và một bình thuốc khử trùng tay. “Ghi danh đi bầu tại đây,” bảng thông báo đề, để phía trên chiếc ipad nối liền với podium - một nền tảng trên mạng tương tác với người dùng.
Cái kiosk đã nằm ở đó từ tháng mười một, trước khi đại dịch bắt đầu, và đã nằm đó qua những tuần tồi tệ nhất của tháng tư, khi 12 bịnh nhân suy hô hấp được gắn máy phụ hô hấp trong một ca kéo dài mệt mỏi 12 tiếng.
Giờ đây, khi số lượng bịnh nhân coronavirus đã có phần giảm, bác sĩ Alister Martin, một bác sĩ khoa cấp cứu 31 tuổi, người dựng ra kiosk, nhất quyết sẽ tiếp tục giúp ghi danh cử tri.
“Có những lúc, ngay cả khi những đau khổ đang tràn lan, chúng ta tự hỏi ‘làm thế nào chúng ta có thể lợi dụng tình thế này để cải thiện hoàn cảnh của chúng ta?’" bác sĩ Martin cam kết, người lúc nào cũng đeo huy hiệu “Sẵn sàng đi bầu?” vòng quanh cổ.
Dự án của bác sĩ Martin, VotER, đã trở nên cần thiết hơn khi đại dịch cản trở việc ghi danh đi bầu trực tiếp như truyền thống bấy lâu nay, và ngày càng thấy rõ sự liên hệ giữa những thất bại của chính quyền với những con số tử vong vì đại dịch.
Bây giờ, bất kể là đang có đại dịch - hay cũng có thể là vì đại dịch - dự án của ông đã phổ biến toàn quốc. Từ tháng năm, hơn 3,000 trung tâm y tế đã xin được cung cấp các bộ đơn để giúp bịnh nhân ghi danh đi bầu, kể cả các bịnh viện hàng đầu toàn quốc ở các tiểu bang Pennsylvania, Kansas và Arizona.
VotER chỉ là phần tử của một phong trào lớn hơn thúc đẩy các chuyên gia y tế giải quyết những vấn đề tiềm ẩn của xã hội như - đói khát, nghiện ngập, vô gia cư - những vấn đề đã khiến bịnh nhân của họ bị bịnh. Về cốt lõi, nó không khác gì một nỗ lực thay đổi văn hoá của nền y học bằng cách làm cho các bác sĩ, các y tá thấy “sức khoẻ công dân” của các bịnh nhân của họ là một phần của nhiệm vụ chuyên môn.
Những người ủng hộ phong trào này cho biết hệ thống chăm sóc sức khoẻ có xu hướng hoạt động tốt đối với những cộng đồng có số người đi bầu đông, thành ra khuyến khích đi bầu là một chiến lược cải thiện sức khỏe người dân trên đường dài. Jonathan Kusner, sinh viên y khoa năm thứ tư và cũng là đồng chủ tịch của Med Out the Vote, một sáng kiến khuyến khích đi bầu do Hiệp Hội Sinh Viên Y Khoa Hoa Kỳ khởi xướng, nói rằng nhóm của anh đang khuyến khích các bác sĩ gia đình cho câu hỏi “Bạn có ghi danh đi bầu không?” vào trong danh sách những câu hỏi kiểm tra sức khoẻ của bịnh nhân, giống như những câu hỏi về bạo hành gia đình.
“Cũng như khi chúng tôi khuyên mọi người thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục hay sức khoẻ, chúng tôi cũng có thể khuyên mọi người hãy thay đổi thái độ làm bổn phận công dân của họ,” Kusner nói, tổ chức của anh đã hợp tác với VotER để quảng bá việc ghi danh đi bầu tại các bịnh viện khắp nước.
Nhưng nhiều nhân viên y tế đã tỏ vẻ khó chịu với việc ghi danh bầu cử tại bịnh viện, họ ngại rằng việc này có thể bị coi là đảng phái. Sau nhiều năm theo đảng Cộng Hoà, nhiều bác sĩ giờ có nhiều khả năng trở thành người theo Dân Chủ.
Nhiều người khác lo ngại rằng việc ghi danh cử tri vượt quá phạm vi những gì các chuyên viên y tế có thể hỏi bịnh nhân của họ. Có rất ít bác sĩ được huấn luyện về cách bàn thảo việc ghi danh cử tri một cách trung hoà, không đảng phái, và nhiều bác sĩ trong phòng cấp cứu đã đủ bù đầu với công việc hiện tại của họ.
“Có một tiếng nói rất to vang lên , ‘Đó không phải việc của chúng tôi,’" bác sĩ Harrison Alter nói, ông là giám đốc điều hành sáng lập của The Andrew Levitt Center for Social Emergency Medicin, một trung tâm giúp truyền bá một ngành y mới gọi là “y tế xã hội khẩn cấp” đào tạo các bác sĩ đương đầu với các tình trạng xã hội đã làm cho các bịnh nhân ngã bịnh.
Nhưng các bác sĩ mới ra trường thường có xu hướng thẳng thắn hơn về những nhu cầu cần phải tham gia vào việc giải phóng cho các bịnh nhân, và cố gắng hàn gắn lại một hệ thống y tế đang rạn nứt.
“Trước đây, các bác sĩ có lập trường chính trị bị coi là thiếu chuyên nghiệp,” Kelly Wong nói, anh ta là một sinh viên y khoa sáng lập ra Patient Voting, một nỗ lực của hệ thống bịnh viện Rhode Island cung cấp cho các bịnh nhân trong bịnh viện những thông tin để giúp họ lèo lái qua những thủ tục rườm rà của việc bỏ phiếu từ giường bịnh của họ. “Sự tham gia vào các hoạt động công dân của bịnh nhân và cộng đồng rất là quan trọng cho kết quả sức khoẻ của họ.”
Một sự thức tỉnh
Bác sĩ Martin, lớn lên ở New Jersey với bà mẹ đơn thân, nói ông cảm thông với những bịnh nhân ở phòng cấp cứu khi họ phải vật lộn với đời sống để tồn tại. Tại trường đại học Harvard, ông đã vỡ mộng khi thấy số thời gian các bác sĩ phải bỏ ra cho việc giấy tờ và quyền năng của các công ty bảo hiểm khi quyết định phương cách chữa trị cho bịnh nhân.
Ông cân nhắc việc từ bỏ hẳn ngành y và lấy bằng thạc sĩ về chính sách công. Sau đó ông làm trợ lý chính sách y tế cho thống đốc tiểu bang Vermont khi tiểu bang này đang thí nghiệm chương trình y tế một người trả (single-payer healthcare).
Cuối cùng rồi ông cũng trở lại ngành y, hoàn tất chương trình thực tập hồi năm ngoái. Ông đã có rất nhiều câu chuyện về những thất bại trong chính sách công khiến bịnh nhân bị bịnh. Ông nói với niềm đam mê về một cô gái 19 tuổi mà một tuần hai lần phải vào bịnh viện vì những biến chứng đe doạ đến tính mạng do tiểu đường gây ra.
Trong trường y, họ gọi đó là những trường hợp “không tuân thủ.” Cô ta không chích insulin theo chỉ dẫn. Nhưng bác sĩ Martin sau khi nói chuyện với cô ta mới khám phá ra rằng cô ta chia số insulin ra để dùng được lâu hơn vì cô ta bị cúp bảo hiểm.
Rồi thì trường hợp của một người phụ nữ nhập viện đêm Giáng Sinh vì đau bụng dữ dội, kết quả thử máu cho thấy lượng ketones rất cao, một dấu hiệu cho thấy bà ta đã nhiều ngày không ăn uống gì. Trường hợp này cũng thế, không phải là trường hợp được dạy ở trường y để mà học cách giải quyết.
“Bị bắn? Cứu họ. Đau tim? Chẩn đoán. Bị đột quỵ? Chữa,” ông nói đó là những gì ông được huấn luyện, “Thực sự điều làm bạn trăn trở là, ‘người phụ nữ này vào đây vì đau bụng là bởi bà ta bị đói, không có gì ăn.’ Tôi không có câu trả lời cho vấn đề đó.”
Sự ra đời của một thí nghiệm
Năm ngoái, chỉ vài tháng sau khi bác sĩ Martin được tuyển vào làm bác sĩ chính thức khoa cấp cứu và là giảng viên tại Trung Tâm Công Lý Xã Hội và Y Tế của trường Y Khoa Harvard, ông đã xin phép ban quản trị bịnh viện cho ông được đặt một ki-ốt để ghi danh bầu cử. Họ đồng ý, với điều kiện nỗ lực này không nghiêng về đảng phái nào và không cản trở việc chữa trị của bịnh nhân.
Bác sĩ Martin đã cài đặt phần mềm TurboVote vào một số các ipad và kết nối vào những nền tảng trên mạng tương tác với người dùng gọi là podium. Ông cũng đặt những bích chương có mã QR để các bịnh nhân có thể quét bằng điện thoại, trang mạng để ghi danh bầu cử sẽ hiện lên ở đây.
Dự án chỉ mới vừa bắt đầu - với chừng một bịnh nhân ghi danh mỗi ngày và khoảng một chục bịnh viện bày tỏ sự quan tâm đến các ki-ốt - thì trận đại dịch bộc phát. Phòng cấp cứu đầy những bịnh nhân cần được thử nghiệm COVID gấp. Các màn hình ipad mà người ta dùng tay đụng vào để điều khiển là một nguồn lây nhiễm nguy hiểm. Các bịnh viện đã đặt các ki-ốt đã ngưng không trả lời các cuộc gọi của ông.
Bịnh viện đa khoa Massachusetts giờ trông như một trại lính, với một cái lều dựng lên cho những người vô gia cư chờ kết quả thử nghiệm. Vào tháng tư, khi mà cơn dịch lên đỉnh điểm, bác sĩ Martin nhận thấy hầu hết những người bị nặng là những người nói tiếng Tây Ban Nha có lợi tức thấp - những người lao động thiết yếu không có điều kiện trú ẩn tại chỗ.
Virus đã lột trần sự bất bình đẳng trong hệ thống y tế mà bác sĩ Martin đang cố chống lại.
Thay vì VotER bị cho vào quên lãng, trận đại dịch ngược lại gây thêm nhiều hứng thú hơn với dự án này. Sau nhiều tháng tận mắt chứng kiến những thất bại trong việc kiểm soát trận dịch này, và lo sợ cho chính tính mạng của mình cũng như của bịnh nhân, các bác sĩ và y tá giờ đã thấy rõ mối liên hệ giữa công việc của họ và các chính sách của chính quyền.
“Nhiều y tá quan tâm, nhiều bác sĩ quan tâm,” Aliza Narva, giám đốc y đức tại bịnh viện của trường đại học Pennsylvania nói về nỗ lực của hệ thống bịnh viện của bà về việc ghi danh cho bịnh nhân đi bầu. “Tôi đoán mọi người đã thực sự thấy được hàm ý rằng các chính sách có thể có trên những dịch vụ chăm sóc mà chúng ta có thể cung cấp.”
Bà nói cũng có người còn muốn gom cả các thông tin ghi danh bầu cử vào các hồ sơ xuất viện.
Các bộ dụng cụ đã đến Lawrence, Kansas, nơi mà bác sĩ Sherri L.Vaughn dự tính cho bích chương có mã QR treo ở phòng cấp cứu, phòng chờ chụp x quang và nhà ăn ở bịnh viện Lawrence Memorial, cũng như các trung tâm y tế trong thành phố. Bác sĩ Vaughn cũng phục vụ trong hội đồng của Hiệp Hội Bịnh Viện Kansas, nơi mà nỗ lực này được coi như là một nới rộng hợp lý của những nỗ lực trước đây để ghi danh bác sĩ và y tá đi bầu.
“Nó đã xuất hiện ở tất cả mọi bịnh viện ở Kansas,” bà nói.
Cho đến nay, tháng này có khoảng 500 người ghi danh đi bầu bằng cách dùng mã QR trên bích chương của VotER và các thẻ đeo trên người của các nhân viên y tế, khoảng gấp đôi số người đã ghi danh trong ba tháng trước. Và bác sĩ Martin đã nhận được nhiều đơn đặt hàng đến nỗi ông không biết làm sao đội ngũ tình nguyện viên ít ỏi của ông có thể lo được hết.
Đại dịch đã tạo ra một lợi thế trong thái độ vui vẻ thường ngày của ông mà trước đây không có. Nếu các trung tâm dịch vụ y tế muốn có một hệ thống hoạt động tốt, họ phải “tăng cường.”
“Thời gian để chúng ta vô tư, thờ ơ và đứng bên lề đã qua,” ông nói.
Virus này cũng đã mở đường cho bác sĩ Martin để nói chuyện thẳng thắn với bịnh nhân về chủ đề bỏ phiếu. Ông khuyên các bịnh nhân của mình, nhất là những người có cơ địa yếu, rằng họ có thể bỏ phiếu từ nhà vào tháng mười một. “Bạn đã có lá phiếu bỏ qua thư chưa?” Ông hỏi họ, chỉ vào mã QR ông đang đeo. “Bạn có thể lấy ở đây.”
Translated by Minhly Pham
Copy edited by J. Le
Comentários