top of page

Vaccine COVID-19 an toàn đến mức nào?

Updated: Dec 25, 2021

Translated from Healthline's article How Safe Is the COVID-19 Vaccine?

By Jill Seladi-Schulman, Ph.D., on 08-02-2021, 12:00:00


Tiêm vaccin là một cách tốt để ngăn ngừa nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau. Khi bạn đã được tiêm vaccine để ngừa một căn bệnh cụ thể nào đó, bạn có thể có được sự bảo vệ - hay khả năng miễn dịch để chống lại nó.


Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) tại Hoa Kỳ cho đến nay đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho hai loại vaccine ngừa vi-rút gây bệnh COVID-19. Các loại vaccine này là do Pfizer-BioNTechModerna chế tạo. Johnson & Johnson cũng đã nộp đơn xin FDA cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine một liều của họ.

Vaccine COVID-19 là một công cụ thiết yếu trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của coronavirus mới, được gọi là SARS-CoV-2. Tuy nhiên, bạn có thể băn khoăn về tính an toàn của vaccine cũng như các tác dụng phụ tiềm ẩn trong ngắn hạn và dài hạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu những điều đã biết về tính an toàn của vaccine COVID-19, các tác dụng phụ có thể xảy ra và cách hoạt động của vaccine để bảo vệ bạn khỏi bị ốm.

Làm thế nào mà vaccine COVID-19 có thể được phát triển một cách nhanh chóng như vậy? Quá trình phát triển vaccine thường mất nhiều năm. Tuy nhiên, vaccine COVID-19 đã được phát triển trong một khoảng thời gian ngắn. Trên thực tế, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến tháng 12 năm 2020 có hơn 200 loại vaccine COVID-19 có tiềm năng đang được phát triển. Ít nhất 52 trong số này đã được thử nghiệm lâm sàng trên người. Làm thế nào mà những loại vaccine này có thể được phát triển nhanh chóng như vậy? Dưới đây, chúng tôi sẽ xem xét những yếu tố nào đã đưa đến thành công này.

Hợp tác khoa học Ngay sau khi coronavirus mới được xác định và trình tự vật liệu di truyền của nó được dịch mã, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã bắt đầu nghiên cứu nó một cách nghiêm túc. Trong quá trình này, họ đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu quan trọng với các nhà khoa học khác. Mức độ hợp tác cao độ này đã giúp lan truyền kiến ​​thức có giá trị trong cộng đồng khoa học và y tế về bản thân virus, cách nó gây bệnh, cũng như các phương pháp tiêm chủng và điều trị.

Nguồn nghiên cứu có sẵn Công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 có vẻ mới. Tuy nhiên, nó thực sự đã tồn tại được một thời gian. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các phương pháp mới để tạo ra vaccine trong nhiều năm nay. Điều này bao gồm vaccine mRNA giống như loại vaccine do Pfizer-BioNTech và Moderna sản xuất. Trên thực tế, trước khi xảy ra đại dịch, các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp này như một cách để tạo ra vaccine cho các loại virus khác. Nguồn nghiên cứu hiện có này đã mang lại cho các nhà khoa học một bước khởi đầu quan trọng để phát triển vaccine phòng bệnh SARS-CoV-2.

Kinh phí Việc phát triển vaccine rất tốn kém. Một trong những lý do chính để giải thích cho điều này là vì nó đòi hỏi nhiều thử nghiệm về tính hiệu quả và an toàn. Khi một loại vaccine đi vào thử nghiệm lâm sàng trên người, những chi phí này bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Vaccine phải trải qua ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau để cho thấy tính an toàn và hiệu quả trước khi được cấp phép hoặc phê duyệt. Khi những thử nghiệm này tiến triển, số lượng người tham gia tăng lên và chi phí cũng tăng theo. Khi đại dịch mới bắt đầu, kinh phí đã được đổ vào việc phát triển vaccine COVID-19. Nguồn tài trợ này, đến từ cả nguồn công và tư, cho phép các công ty tiến hành hiệu quả các nghiên cứu vaccine và các thử nghiệm lâm sàng cần thiết. Tăng tốc quy trình Thông thường, các giai đoạn phát triển và thử nghiệm vaccine diễn ra lần lượt trước sau. Ví dụ, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 sẽ chỉ được tiến hành sau khi thử nghiệm giai đoạn 1 đã hoàn thành. Điều này có thể mất rất nhiều thời gian. Trong thời đại dịch, một số mốc thời gian này đã được đẩy nhanh để rút ngắn thời gian phát triển. Ngoài ra, các công ty đã mở rộng quy mô sản xuất vaccine trong khi họ thực hiện các thử nghiệm lâm sàng. Đây là một rủi ro tài chính lớn đối với các công ty này, vì dữ liệu có thể cho thấy rằng vaccine của họ không hiệu quả hoặc không an toàn, dẫn đến việc họ phải loại bỏ hoàn toàn loại vaccine của mình. Tuy nhiên, nếu vaccine được cho là an toàn và hiệu quả thì nguồn cung cấp sẽ có sẵn trong tay, như trường hợp của các loại vaccine hiện tại. Một điều không thay đổi là tất cả vaccine COVID-19 vẫn cần phải trải qua các quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt nhằm xác định tính hiệu quả và an toàn của chúng. Mặc dù quá trình phát triển đang được đẩy nhanh, việc tăng tốc quy trình không làm ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn hay uy tín khoa học. Các công ty vẫn phải trình bày dữ liệu uy tín từ các thử nghiệm lâm sàng trên người trước FDA để chứng minh rằng vaccine của họ vừa an toàn vừa hiệu quả. Ngoài ra, sau khi được cấp phép hoặc phê duyệt, sự an toàn của vaccine vẫn được tiếp tục giám sát.

Chúng ta biết gì về tác dụng ngắn hạn của vaccine? Các vaccine COVID-19 đã được cấp phép có tác dụng phụ ngắn hạn tương tự nhau. Các tác dụng phụ thường bắt đầu trong vòng một hoặc hai ngày sau khi tiêm chủng ngừa và có thể bao gồm:

Sau khi chích ngừa, cảm thấy các triệu chứng nhẹ như được mô tả ở trên là việc khá bình thường. Mặc dù nó có thể khó chịu nhưng đó thực sự là một dấu hiệu tốt. Nó có nghĩa là cơ thể bạn đang trong quá trình tạo ra phản ứng miễn dịch.

Mặc dù những tác dụng phụ này có thể gây khó chịu nhưng chúng thường nhẹ hoặc trung bình và biến mất sau vài ngày.

Các tác dụng phụ mà bạn cảm nhận khắp cơ thể, chẳng hạn như mệt mỏi và sốt, thường xảy ra nhiều hơn sau khi tiêm liều thứ hai. Tác dụng phụ ngắn hạn nghiêm trọng Mặc dù hiếm gặp, một số người đã gặp phải các tác dụng phụ ngắn hạn nghiêm trọng hơn sau khi chích ngừa COVID-19. Những tác dụng phụ này bao gồm các phản ứng dị ứng tức thì và một loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Các phản ứng dị ứng tức thì thường xảy ra trong vòng 4 giờ sau khi chủng ngừa và có thể bao gồm các triệu chứng như:

nổi mề đay thở khò khè sưng tấy Sốc phản vệ thường xảy ra ngay sau khi chủng ngừa. Các triệu chứng cần chú ý bao gồm: nổi mề đay sưng tấy khó thở thắt chặt cổ họng cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu đau bụng buồn nôn hoặc nôn mửa bệnh tiêu chảy tim đập nhanh huyết áp thấp (hạ huyết áp) một cảm giác tuyệt vọng Sau khi tiêm vaccine COVID-19, bạn có thể sẽ được theo dõi ít nhất 15 phút sau đó để đảm bảo rằng bạn không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Chúng ta biết gì về tác dụng dài hạn của vaccine là gì? Vì vaccine COVID-19 mới chỉ được sử dụng ở Hoa Kỳ kể từ tháng 12 năm 2020, nên vào thời điểm này, tác động lâu dài như thế nào thì vẫn chưa biết được. Mặc dù mọi người đã bắt đầu được tiêm những loại vaccine này, các nghiên cứu sẽ tiếp tục đánh giá tính an toàn và hiệu quả của chúng trong một thời gian dài. Các nghiên cứu này cũng sẽ tập trung xem thời gian miễn dịch từ vaccine kéo dài bao lâu.

Bạn có thể bị nhiễm COVID-19 từ vaccine không? Bạn không thể bị COVID-19 từ thuốc chủng ngừa. Cả Pfizer-BioNTech và Moderna vaccine đều không chứa virus sống. Do đó, nó không thể khiến bạn bị bệnh COVID-19. Cả hai loại vaccine đều sử dụng công nghệ mRNA để tạo ra phản ứng miễn dịch với SARS-CoV-2.

Chính xác thì mRNA là gì? Cả vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna đều chứa một phần vật liệu di truyền được gọi là mRNA. Nói một cách đơn giản, mRNA cung cấp cho các tế bào trong cơ thể bạn những hướng dẫn về cách tạo ra protein (chất đạm). Trên thực tế, mRNA xuất hiện tự nhiên trong cơ thể bạn. Tế bào của bạn sử dụng mRNA mọi lúc để tạo ra nhiều loại protein cần thiết cho sức khỏe và chất lượng sống của bạn. Chuỗi mRNA trong vaccine COVID-19 chứa các hướng dẫn để tạo ra một protein được gọi là protein gai. Đây là một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của coronavirus mới. Virus sử dụng nó để gắn vào và xâm nhập vào tế bào chủ trong cơ thể bạn. Khi bạn nhận được vaccine, cơ thể của bạn sẽ nhận ra protein gai như một kẻ xâm lược. Do đó, nó sẽ tạo ra các kháng thể để bảo vệ bạn chống lại protein gai của coronavirus.

Điều gì sẽ xảy ra khi tiêm vaccine? Sau khi bạn tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, mRNA có thể xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể bạn. Các tế bào này bắt đầu sản xuất protein gai, hiển thị nó trên bề mặt của chúng.

Các tế bào từ hệ thống miễn dịch của bạn sẽ nhận thấy các protein gai này và nhận ra chúng là ngoại lai. Do đó, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bắt đầu xây dựng phản ứng miễn dịch chống lại protein gai, bao gồm việc sản xuất các kháng thể. Nếu các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của bạn sau đó bắt gặp virus SARS-CoV-2 thực sự, chúng sẽ nhận ra nó là một kẻ xâm lược và có thể tiêu diệt nó trước khi nó khiến bạn bị ốm. Nói cách khác, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để chống lại và vô hiệu hóa virus thực sự sau khi bạn tiêm vaccine. Điều quan trọng cần nhớ là thường mất vài tuần sau khi tiêm phòng để cơ thể bạn hình thành khả năng miễn dịch. Do đó, bạn vẫn có thể bị bệnh nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 ngay trước hoặc ngay sau khi chích ngừa.

Tính hiệu quả Cần nhớ rằng không có loại vaccine nào mang lại hiệu quả tuyệt đối. Vaccine Pfizer-BioNTech có hiệu lực 95% bảy ngày sau mũi thứ hai. Vaccine Moderna có hiệu lực 94,1% mười bốn ngày sau mũi thứ hai. Sau khi chích thuốc, cần duy trì các thói quen phòng ngừa như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay.

Vaccine có thay đổi được DNA không? Có thể bạn đã nghe tới những lo ngại rằng vaccine COVID-19 có thể thay đổi DNA của bạn. Điều này là không thể. DNA của bạn nằm trong nhân tế bào. Bào quan này nằm tách biệt khỏi các phần khác của tế bào. Sợi mRNA của tế bào được sản xuất mỗi ngày trong nhân tế bào, sau đó được vận chuyển ra ngoài để dịch mã thành protein. Khi quá trình này kết thúc, sợi mRNA bị phân hủy. Tương tự, sợi mRNA từ vaccine COVID-19 cũng nằm ngoài nhân tế bào và thoái hóa sau quá trình tạo ra protein gai.

Đối tượng nào không nên tiêm phòng? Một vài đối tượng sau cần tránh sử dụng vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech và Moderna:

  • Người có tiền sử phản ứng dị ứng nặng hoặc tức thì với bất kì thành phần nào của vaccine

  • Người có tiền sử phản ứng dị ứng nặng hoặc tức thì sau liều đầu tiên

  • Người có tiền sử dị ứng với polyethylene glycol (PEG) hoặc polysorbate

Nếu bạn có nhu cầu kiểm tra các thành phần trong vaccine COVID-19, cả Pfizer-BioNTechModerna đều công khai toàn bộ danh sách thành phần trong mục thông tin dành cho người được tiêm vaccine và người chăm sóc.

Trẻ em có thể tiêm vaccine không? Hiện tại hai vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna lần lượt chỉ cấp phép sử dụng cho người trên 16 và 18 tuổi. Một số thử nghiệm lâm sàng cho trẻ em đang được thực hiện hoặc lên kế hoạch. Người có bệnh lý nền nên tiêm vaccine không? Nếu bạn có bệnh lý nền, bạn có thể tiêm vaccine. Đây thực chất là việc cần thiết vì một số bệnh có thể dẫn tới nguy cơ làm bạn mắc COVID-19 nặng hơn. Hiện nay, ngoại lệ duy nhất là nếu bạn có tiền sử phản ứng dị ứng nặng hoặc tức thì với bất kì thành phần nào của vaccine. Trong trường hợp đó, bạn không nên tiêm vaccine. Nếu bạn đang mang bệnh lý nền và có thắc mắc về việc tiêm chủng, hãy liên hệ với cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Phụ nữ có thai và đang cho con bú có nên tiêm vaccine không? Bạn có thể tiêm khi đang mang thai hoặc cho con bú. Nếu có thắc mắc về việc tiêm chủng, hãy liên hệ với cơ sở chăm sóc sức khỏe của bạn. Bạn có nên tiêm nếu đã mắc COVID-19 không? Nó có an toàn không? Những người từng nhiễm COVID-19 có lẽ thắc mắc nếu họ có cần chích ngừa hay không. Câu trả lời là có. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được thời gian cơ thể phát huy hết khả năng miễn dịch tự nhiên sau khi mắc COVID-19. Một nghiên cứu trong năm 2021 trên 188 người đã khỏi bệnh tìm thấy mốc miễn dịch lên tới tám tháng sau phơi nhiễm. Các trường hợp tái nhiễm mới chỉ được thu thập trong các nghiên cứu trường hợp. Tuy vậy, điều này chứng tỏ một người hoàn toàn có khả năng mắc lại bệnh. Tiêm chủng có thể ngăn ngừa điều này. Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo một số đối tượng đã mắc COVID-19 chờ trong vòng 90 ngày trước khi tiêm vaccine, bao gồm những người điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương. Bạn có phải tiếp tục phòng ngừa sau khi chích vaccine không? Dù bạn đã được tiêm vaccine COVID-19, bạn vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

  • Đeo khẩu trang lúc có người xung quanh khi ra khỏi nhà

  • Giữ khoảng cách với mọi người

  • Rửa tay thường xuyên

  • Tránh nơi đông người hoặc chỗ khép kín

Những biện pháp trên rất quan trọng vì các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu bạn vẫn có thể lây nhiễm virus cho người khác hay không kể cả sau khi được chích ngừa. Việc này có thể xảy ra nếu bạn tiếp xúc với virus sau tiêm phòng, dù bạn có thể không mắc bệnh hoặc có bất kỳ triệu chứng thường gặp nào của COVID-19. Sử dụng v-safe sau tiêm chủng V-safe là một công cụ được phát triển bởi CDC, sử dụng tin nhắn và khảo sát trực tuyến gửi tới điện thoại để bạn cập nhật tình trạng sau khi tiêm vaccine COVID-19. Bạn có thể dùng v-safe để báo cho CDC về bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn đang gặp phải. Dựa trên kết quả khảo sát, nhân viên CDC sẽ liên hệ với bạn để thảo luận chi tiết. V-safe sẽ nhắc nhở cho bạn về lịch tiêm liều vaccine thứ hai. Tuy nhiên, chương trình không có chức năng đặt lịch hẹn, vậy nên bạn vẫn phải tự làm lấy. Nếu bạn có mong muốn sử dụng v-safe sau khi chích ngừa COVID-19, CDC đã ra hướng dẫn đăng kí.

Lời kết Vaccine COVID-19 được phát triển gấp rút hơn hầu hết các loại vaccine khác. Điều này có thể xảy ra là nhờ vào rất nhiều yếu tố, bao gồm hàng loạt các nỗ lực hợp tác khoa học chưa từng có, nguồn nghiên cứu lớn có sẵn và nhiều quá trình đã được tăng tốc. Dù được chế tạo một cách nhanh chóng, không có góc độ khoa học nào bị bỏ qua. Các loại vaccine hiện tại vẫn đang được thử nghiệm nghiêm túc trên người để đánh giá tính an toàn và độ hiệu quả. Cảm giác khó chịu tại chỗ và các triệu chứng giống cảm cúm nhẹ là một vài tác dụng phụ ngắn hạn. Các phản ứng dị ứng vaccine có xảy ra nhưng rất hiếm. Các tác động lâu dài của vaccine hiện tại vẫn chưa được phát hiện ra. Tiêm phòng vaccine COVID-19 là việc quan trọng nhằm giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay lo lắng nào, hãy tới gặp bác sĩ để được giải đáp.

Người dịch: Phuong Dang & Khang Ton

Biên tập: Le Tran

Comments


bottom of page