Một số người tại Hoa Kỳ đã được tiêm mũi vaccine tăng cường và sắp tới sẽ có thêm vài triệu người người nữa. Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca lây nhiễm đột biến tăng nhanh trở nên phổ biến, có rất nhiều người bắt đầu thắc mắc liệu kháng thể của bản thân có đủ mạnh để bảo vệ họ trong thời điểm này.
By Will Stone, on 28-08-2021, 03:00:00
Một số người tại Hoa Kỳ đã được tiêm mũi vaccine tăng cường và sắp tới sẽ có thêm vài triệu người người nữa. Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca lây nhiễm đột biến tăng nhanh trở nên phổ biến, có rất nhiều người bắt đầu thắc mắc liệu kháng thể của bản thân có đủ mạnh để bảo vệ họ trong thời điểm này. Một cách phổ biến để giải đáp thắc mắc trên có lẽ là kiểm tra số lượng kháng thể chống COVID-19 trong máu. Đây là những phân tử protein được tạo ra từ các tế bào miễn dịch có được khi tiêm vaccine hoặc khi bị nhiễm virus. Những phân tử protein này đóng vai trò thiết yếu việc giúp cơ thể phòng ngừa COVID-19. Khác với những phương pháp xét nghiệm lây nhiễm COVID-19 thông thường, phương thức xét nghiệm kháng thể thường được dùng để phát hiện phản ứng miễn dịch đối với sự lây nhiễm với virus từ trước. Tuy nhiên, phương thức xét nghiệm kháng thể cũng có khả năng phát hiện ra những kháng thể được tạo ra bởi cơ thể khi tiêm vaccine. Và trong khi cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì không khuyến khích xét nghiệm kháng thể để phát hiện miễn dịch, nhiều cá nhân vẫn tin vào cách thức này. “Tôi biết rất nhiều người dù không tham gia vào nghiên cứu nào nhưng vẫn tìm tới phương thức xét nghiệm kháng thể,” theo Ghady Haidar, bác sĩ điều trị nhiễm trùng khoa cấy ghép ở Bệnh viện Đại học Pittsburg.
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại xét nghiệm tìm sự hiện diện của kháng thể qua mẫu máu. Nhiều loại khác chỉ đơn thuần cho biết nếu bạn có hoặc không có kháng thể. Ngoài ra, còn có những loại xét nghiệm cho chỉ số tương thích với lượng kháng thể trong người. Và có rất nhiều người nghĩ rằng nếu chỉ số kháng thể cao thì không cần phải tiêm thêm mũi vaccine tăng cường. Tuy nhiên, mọi thứ không hẳn như thế. Mặc dù rất nhiều người tin rằng xét nghiệm kháng thể có thể cho biết mức độ miễn dịch, nhưng nhiều bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn khuyến cáo rằng mức độ bảo vệ của cơ thể khỏi virus không thể được phản ánh chính xác thông qua chỉ một xét nghiệm máu đơn giản. Lý do xét nghiệm kháng thể không thật sự nói lên tất cả Trên một phương diện, xét nghiệm kháng thể có thể rất hữu dụng trong việc phát hiện lây nhiễm SARS-CoV-2 từ trước. Những xét nghiệm này còn có thể giúp các nhà nghiên cứu ước tính mức độ lây lan của virus trong một phạm vi nhất định hoặc theo dõi tỉ lệ giảm dần theo thời gian của các kháng thể. Và chính sự giảm dần của các kháng thể ngăn ngừa coronavirus trong những cá nhân đã được tiêm vaccine từ cuối năm ngoái là lí do để giải thích một cách khoa hoc vì sao hàng triệu người Mỹ cần tiêm thêm một mũi vaccine tăng cường. Tuy nhiên, những nhà khoa học chuyên môn cho biết còn có rất nhiều khúc mắc về việc các chỉ số kháng thể mang ý nghĩa như thế nào trong việc bảo vệ cơ thể. Và chính vì không có một tiêu chuẩn nhất định nào cho các xét nghiệm kháng thể trên thị trường hiện nay đã gây vô cùng khó khắn cho việc phân tích kết quả. “Không có một xét nghiệm nào mang lại kết quả chắc chắn hoàn toàn tại thời điểm này,” theo Gigi Gronval, một học giả có kinh nghiệm nghiên cứu xét nghiệm huyết thanh và COVID-19 tại trung tâm An ninh Sức khỏe John Hopkins. “Có những loại xét nghiệm chỉ cho biết bạn đã được tiêm vaccine hay chưa. Tuy nhiên, đó có phải là thông tin bạn đang thật sự tìm kiếm?” Câu trả lời cõ lẽ là không, bà cho biết. Vì sao? Các xét nghiệm kháng thể chỉ cho ta thấy một phần của cơ thể trong việc chống lại coronavirus. Nhưng trên thực tế, đó chỉ là một phần nhỏ các kháng thể đặc trị được tạo ra như một phản ứng của cơ thể đối với virus hoặc vaccine. Các kháng thể này có nhiệm vụ vô hiệ hóa những chiếc gai protein trên virus--thành phần chính giúp coronavirus thâm nhập vào các tế bào và nhân số lượng. “Kháng thể trong người chúng ta khá đa dạng. Nhiều kháng thể tốt có khả năng bảo vệ cơ thể. Những kháng thể khác thì không hữu dụng bằng." Và mỗi cá nhân sẽ có tổ hợp kháng thể riêng của mình, theo Ali Ellebedy, một nhà nghiên cứu miễn dịch tại khoa Y Dược của trường đại học Washington ở St. Louis. Ông đang nghiên cứu sự phản ứng của kháng thể đối với coronavirus. Một câu hỏi quan trọng đối với những nhà nghiên cứu như Ellebedy cõ lẽ là cơ thể cần bao nhiêu kháng thể đặc trị để vô hiệu hóa virus? Các nghiên cứu đã cho thấy cả ba loại vaccine ở Mỹ--Pfizer, Moderna, và Johnson & Johnson--có thể thúc đẩy cơ thể tạo ra những kháng thể đã được trung hòa để ngăn chặn những biến chủng của coronavirus, bao gồm biến chủng delta. Sư lây nhiễm virus từ trước cũng có thể tạo ra những kháng thể phòng chống virus. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích những cá nhân đã nhiễm COVID-19 từ trước nên tiêm vaccine vì nó sẽ giúp hỗ trợ các kháng thể và tăng cường hệ thống miễn dịch của họ. Tuy nhiên, ông Ellebedy cho biết dù những kháng thể có được trong vòng sáu tháng sau khi tiêm vaccine này có khả năng được phát hiện thông qua xét nghiệm, nhưng chúng chỉ cho thấy “hệ thống miễn dịch của bạn đã phản ứng thành công khi tiêm vaccine và hệ thống miễn dich của bạn có khả năng ghi nhớ.” Theo ông Ellebedy, tuy các nhà khoa học đã thu thập được nhiều dữ liệu khẳng định kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus, nhưng những xét nghiệm trên thị trường hiện nay không thể cho biết lượng kháng thể đặc biệt như vậy trong cơ thể có đủ nhiều để bảo vệ bạn, đặc biệt trong bối cảnh virus tiến hóa và sản sinh ra nhiều biến chủng. Và đừng quên rằng hệ miễn dịch không chỉ có các kháng thể, vậy nên kể cả với một lượng không nhỏ được phát hiện, bạn vẫn đang được bảo vệ. “Các bài kiểm tra kháng thể - thực sự chỉ có thể phản ánh một phần hệ miễn dịch của bạn,” trích lời Elitza Theel, chỉ đạo Phòng xét nghiệm huyết thanh bệnh truyền nhiễm tại Mayo Clinic. Hệ miễn dịch của bạn sẽ chỉ thực sự được kích hoạt khi coronavirus xâm nhập cơ thể. Tại thời điểm đó, nó sẽ tạo ra các kháng thể mới để ngăn chặn virus và dựng lên các phòng tuyến khác - đó là tế bào T - có nhiệm vụ tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh đã bị chuyển hóa thành các nhà máy nhân rộng virus. Nếu bạn được kiểm tra kháng thể, bài học rút ra là gì? Phải, miễn là bạn đừng nên mong đợi một câu trả lời thẳng thắn về mức độ bảo vệ của bạn chống lại virus. FDA và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến cáo không dùng kiểm tra kháng thể cho mục đích này, nhưng có thể hiểu tại sao người Mỹ lại lùng kiếm chúng để có thể cho bản thân một liều thuốc trấn an về sức đề kháng của mình, đặc biệt khi mối lo ngại hiệu quả các vaccine mRNA sẽ giảm dần theo thời gian. Vậy tựu chung những thông tin chính đáng nào chúng ta có thể rút ra từ kết quả kiểm tra? Tiến sĩ Nicole Bouvier nói rằng sẽ hợp lý nếu như xem xét mức độ phù hợp của kết quả trong phạm vi giá trị cụ thể, để lường được bản thân đang nằm ở ngưỡng nào so với mọi người. Các phòng thí nghiệm cũng có thể cho bạn biết mức độ kháng thể trung bình của một người đã từng bị nhiễm coronavirus và hồi phục sau đó. Bouvier, phó giáo sư về các bệnh truyền nhiễm và vi sinh tại Icahn School of Medicine at Mount Sinai, phát biểu: “Nó có thể cho bạn một ngưỡng về phản ứng miễn dịch tự nhiên khi nhiễm bệnh, và sau đó bạn có thể mường tượng được hiệu quả của vaccine đối với cơ thể.” Các bài kiểm tra có thể sẽ cung cấp số liệu về mức độ kháng thể trong máu có liên quan đến một số protein SARS-CoV-2 nhất định. Bouvier nói: “Những gì chúng tôi cơ bản học được đó chính là số càng cao thì nhiều khả năng bạn sẽ được bảo vệ hơn, và rằng bạn không cần phải có một con số quá quá cao để đạt được điều đó." Nhưng quy tắc này đưa ra dựa trên những nghiên cứu lớn và không nhất thiết sẽ đúng với mỗi người. Lời cuối, theo Haidar thuộc Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh, người đang điều hành một nghiên cứu về phản ứng kháng thể coronavirus ở những người bị suy giảm miễn dịch, cho biết, kể cả các bác sĩ đang nghiên cứu vấn đề này cũng không biết những số liệu kháng thể thực sự nói gì về hệ miễn dịch của bạn. Ông phát biểu: “Chúng tôi không biết đâu là mức độ kháng thể tối ưu tương quan với mức độ bảo vệ là bao nhiêu.” Ví dụ, Haidar nói rằng rõ ràng bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể sẽ không có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với vaccine, và việc tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể có thể sẽ gợi ý về mức độ họ được bảo vệ. Nhưng kể cả như vậy thì điều này cũng dễ gây hiểu lầm - bởi theo một số nghiên cứu, các kháng thể phát hiện được từ các bệnh nhân đó vẫn “không có khả năng ngăn nhiễm bệnh như kháng thể từ người khỏe mạnh.” Haidar thừa nhận rằng ngay cả khi ai đó không có kháng thể khi kiểm tra, “kể cả khi họ phần nào có sự bảo vệ từ tế bào T - và chúng ta cũng không thực sự hiểu điều này nghĩa là gì - thì tôi vẫn có thể nói rằng họ thực sự không có khả năng bảo vệ tương đương với một ai đó, giả định có mức kháng thể khoảng 1000.” Việc các bộ thử nghiệm trên thị trường chưa được tiêu chuẩn hóa cũng khiến cho mọi việc trở nên phức tạp hơn. Chúng có thể có độ nhạy khác nhau và tìm kiếm các kháng thể khác nhau. Một số bộ xét nghiệm kháng thể được bán trên thị trường phát hiện một số kháng thể nhất định chỉ được tạo ra khi gặp virus thực sự. Việc thực hiện một bài kiểm tra tìm kiếm các kháng thể này (ví dụ, nhắm vào các protein nucleocapsid) có thể khiến cho người đã được tiêm chủng nghĩ rằng họ không được bảo vệ khi nhận được kết quả âm tính. Bất chấp tất cả những điều này, ý tưởng về một phương pháp xét nghiệm máu có thể cung cấp cho người tiêu dùng một dấu hiệu tin cậy về khả năng miễn dịch của họ không phải là điều bất khả thi. Theel phát biểu: “Chúng ta có các mối tương quan về khả năng bảo vệ đối với các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine như sởi hay viêm gan. Nhưng ngay bây giờ đối với COVID thì chưa.”
Người dịch: Kevin Do, Duong Nguyen
Biên tập: Tri Luong
Comments