Translated from Christian Science Monitor's article How false fears drive anger in US voters
Cùng với sự bắt đầu chính thức của cuộc bầu cử, các ứng cử viên cần phải vượt qua các sự hiểu lầm của cử tri từ hai phe.
Ban Biên Tập báo Monitor, ngày 20 tháng 8, 2020
Trong cuốn sách “American Rage" (“Cơn thịnh nộ của nước Mỹ”) mới ra mắt, nhà chính trị học Steven Webster của đại học Indiana University cho rằng sự phẫn nộ đã trở thành cảm xúc quan trọng nhất trong chính trị Hoa Kỳ. Ông nói rằng các cá nhân ưu tú từ hai phe chính trị lớn nhất đều cho rằng việc chọc giận đối thủ là chuyện có lợi, “vì một cử tri tức giận là một cử tri trung thành". Các cuộc thăm dò ý kiến đã cho thấy rằng các cử tri xác định theo một đảng rõ ràng hiện nay bị thu hút bởi sự tiêu cực của phe đối lập nhiều hơn là tin vào tính tích cực từ đảng của mình.
Tuy nhiên, sự căm ghét lẫn nhau giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã bị đẩy lên đến mức điên rồ. Theo cuộc thăm dò hồi đầu năm nay cho thấy rằng 79% phe Dân chủ và 82% phe Cộng hoà đánh giá quá cao vào cấp độ khinh thường của phe đối thủ. Nhìn chung, cử tri ở mỗi bên đều ngộ nhận về những gì đối phương thực sự nghĩ về họ.
Nghiên cứu Beyond Conflict kết luận rằng khía cạnh phân cực không cần thiết hiện nay khiến “việc tìm kiếm phương án hợp tác để giải quyết những thách thức cấp bách trở nên khó khăn hơn,”. Với những vấn đề quốc gia, quá nhiều chính trị gia nhắm đến việc đại diện cho những cử tri theo đảng phái của họ thay vì nhìn chung số cử tri. Các nhà lãnh đạo đã bỏ đi truyền thống lâu đời là biết lúc này ngưng cạnh tranh và bắt đầu hợp tác. Họ đã đổ thêm dầu vào sự sợ hãi của cử tri, cảm xúc chính dẫn đến phẫn nộ.
Đó là lý do tại sao chúng ta phải quan sát kỹ chính sách của lưỡng đảng và sự đoàn kết dân tộc trong các kỳ đại hội của mỗi bên vào cuối tháng 8, thời điểm chính thức bắt đầu các chiến dịch tranh cử tổng thống. Năm nay, nhu cầu đồng thuận cao bất thường. Nếu số phiếu bầu trong tháng 11 bị tranh cãi gay gắt, Quốc hội sẽ phải quyết định ai là người chiến thắng (chuyện này đã từng xảy ra 3 lần trong lịch sử nước Mỹ). Nếu suy thoái lan rộng, Washington sẽ phải tán thành một kế hoạch hồi phục. Và nếu đại dịch tồi tệ hơn, những cuộc tranh cãi không cần thiết này sẽ chỉ khiến nó kéo dài mà thôi.
Về phía Dân chủ, Joe Biden phải chịu áp lực từ cánh tả để từ bỏ kỷ lục làm việc lâu năm trong Thượng Viện cùng đảng Cộng hoà để tìm kiếm sự thỏa hiệp về luật. Ông nói rằng nếu chúng ta không có lưỡng đảng thì đất nước này đã “chết" lâu rồi. Trong hội nghị, một đoạn video cho thấy cách ông Biden và John McCain, cố thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, đã làm việc cùng nhau để thực hiện các thỏa thuận. “Quốc gia này không thể hoạt động mà không tạo ra sự đồng thuận,” ông Biden nói hồi tháng Năm.
Đại hội đảng Cộng hòa có thể cố gắng đưa ra những điểm tương đồng về việc thống nhất quốc gia. Tổng thống Donald Trump, người tự hào về tài thương thuyết, đang chịu áp lực từ các nhóm cực hữu để không thỏa hiệp trong một số vấn đề.
Giận dữ là một cảm xúc mệt mỏi khó có thể duy trì lâu dài. Nó có thể được thay thế bằng sự khiêm tốn, hoặc sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng đối phương, thậm chí tìm kiếm những lợi ích và giá trị không thiên về phía nào để thiết lập lòng tin. Khi sự khác biệt về các vấn đề chắc chắn tồn tại, thì việc loại bỏ niềm tin rằng phe đối lập gây hại là một điều tốt để có thể bắt đầu.
Người dịch: Ron Pham
Biên tập: anon
Comments