top of page

Trò chuyện với con về các chủ đề khác nhau khởi đầu từ các chi tiết trong "Turning Red"

Updated: Apr 1, 2022

By Melinda Wenner Moyer, on 16-03-2022, 03:00:00

Một số bậc phụ huynh chia sẻ rằng họ không đồng tình bộ phim này về mặt diễn tả một đứa trẻ nổi loạn ở tuổi dậy thì và mang tính tình dục, , tuy nhiên các chuyên gia cho rằng những chủ đề này phù hợp cho những cuộc đối thoại trong gia đình.

Một cảnh trong phim Turning Red - Disney/Pixar

Bộ phim hoạt hình mới nhất được ra mới bởi Disney, “Turning Red”, kể về một cô gái gốc Á đối mặt với tuổi dậy thì, áp lực trở thành “con nhà người ta” từ cha mẹ và sự biến hóa thành một con gấu trúc đỏ khổng lồ khi cô ấy bị cảm xúc lấn át. Những yếu tố được nêu trên đã khiến cho các khán giả khi xem phim trở nên kinh ngạc. Mặc dù bộ phim được đánh giá rất tích cực bởi các nhà bình luận, một số khán giả đặc biệt là các bậc phụ huynh có cái nhìn khác về bộ phim này. Một số người kinh hoàng về mặt bộ phim nói về kinh nguyệt; hay có những người không thích về mặt khám phá tình yêu tình dục ở lứa tuổi còn nhỏ; và một số người không hài lòng khi thấy nhân vật chính, cô gái 13 tuổi tên Mei Lee, nổi loạn và chống lại cha mẹ của cô bằng cách nói dối và lẻn ra ngoài.

Một nhà bình luận không chuyên đã châm biến bộ phim này trên trang web Rotten Tomatoes. Người ấy nói: “Bộ phim này cho rằng các bạn trẻ trở nên thô lỗ với cha mẹ và gia đình là không sao nếu các bạn ấy vừa mới ở độ tuổi vị thành niên.” Tuy nhiên nhà tâm lí trẻ em cho biết rằng bộ phim không thể nào khuyến khích những hành vi xấu, thô bạo hoặc gây tổn hại cho trẻ nhỏ mà không thể hiểu được chủ đề trưởng thành trong bộ phim. Họ lưu ý rằng: bộ phim này có thể gắn kết gia đình với nhau bằng cách khơi dậy các cuộc trò chuyện phù với lứa tuổi về các vấn đề và các giá trị, và xác nhận những khó khăn mà các thanh thiếu niên thường gặp phải trong quá trình dậy thì. Bà Judith Smetana, nhà tâm lý ở University of Rochester, người có chuyên môn về các mối quan hệ giữa các bậc phụ huynh và các đứa trẻ ở tuổi dậy thì cho rằng: bộ phim này cung cấp “phác hoạ tốt về mối quan hệ giữa ba mẹ và đứa trẻ trong lứa tuổi dậy thì/ô mai và sự phát triển ở tuổi dậy thì”. Những rắc rối giữa cha mẹ và các bạn trẻ là thực tế và bộ phim này “sẽ tạo một cơ hội để cho họ đối thoại với nhau.” Chúng tôi đã phỏng vấn đứa trẻ và những nhà tâm lý về các đứa trẻ thanh thiếu niên, một vị giáo dục giới tính và một số phụ huynh để hiểu thêm về cách các bậc cha mẹ có thể sử dụng bộ phim như một điểm khởi đầu để xây dựng các cuộc nói chuyện trong gia đình. Hướng dẫn con của bạn qua các thông điệp của bộ phim Trước khi xem bộ phim “Turning Red” Jenny Wang, nhà tâm lý học ở bang Texas, giải thích với 2 cô con gái 5 tuổi và 9 tuổi rằng chúng sẽ thấy những cảnh trong bộ phim mà diễn tả các tình huống hay trải nghiệm mà chúng chưa bao giờ thấy. Đó là lý do tại sao cô ấy cùng xem phim đề giải thích cho chúng hiểu. Những cuộc trò chuyện sẽ mang tính “cho phép lũ trẻ của chúng tôi cảm thấy tự tin và được trao quyền để giải quyết bất kể loại vấn đề nào có thể nảy sinh,” Tiến sĩ Wang cho biết. Bộ phim này gửi "thông điệp rằng không có gì chúng ta không thể khám phá hoặc hiểu sâu hơn khi chúng ta làm việc cùng nhau như một gia đình." Các bậc phụ huynh không cần thiết phải giải thích mọi thứ một cách chi tiết với trẻ nhỏ. Họ nên chia sẻ những thông tin mà phù hợp với lứa tuổi của các đứa trẻ ấy, bà Charissa Cheah, nhà tâm lý học tại University of Marylan, Baltimore County, người nghiên cứu về sự phát triển về cảm xúc ở tuổi vị thành niên. Một ví dụ được đưa ra rằng, các bậc cha mẹ có thể giải thích với con họ hành vi kỳ lạ của Mei xung quanh nhân viên cửa hàng tuổi teen là bắt nguồn từ nỗi sợ hãi hoặc không chắc chắn về cách nói chuyện với anh ta sau khi nhận ra cô ấy thích anh ta. “Thực tế là trẻ em của chúng ta tiếp xúc với những chủ đề này, ở một mức độ nhất định mà không biết có thể nằm trong sự kiểm soát của chúng ta,” Tiến sĩ Wang cho biết. Cùng nhau xem một bộ phim như “Turning Red” và kiểm tra với trẻ trong suốt quá trình ấy có thể giúp trẻ "cởi mở hơn để chia sẻ sự bối rối của chúng với chúng tôi. Tôi nghĩ đó là nơi mà các cuộc trò chuyện mang tính biến đổi có thể xảy ra. " Tìm hiểu về cơ thể, chu kỳ kinh nguyệt, và tuổi dậy thì Khi lần đầu nhân vật chính trong bộ phim Mei biến thành một con gấu trúc đỏ lớn, cô ấy giấu mình trong phòng tắm, và mẹ cô ấy mang theo những hộp băng kinh nguyệt, cho rằng cô ấy đã có kinh lần đầu tiên. Trong khi một số bậc cha mẹ tỏ ra khó chịu khi biết thông tin về kinh nguyệt, các chuyên gia chia sẻ với quan niệm khác rằng việc tìm hiểu về các bộ phận cơ thể và các quá trình bình thường của cơ thể là rất tốt cho cả trẻ em gái và trẻ em trai - ngay cả những trẻ nhỏ. Theo bà Elizabeth Schroeder, nhà giáo dục giới tính ở New York: “Các bậc phụ huynh không nên lo lắng về vấn đề kinh nguyệt. Tại sao lại xấu hổ về cách cơ thể hoạt động. Thay vào đó chúng ta nên cảm thấy mừng vì điều này chứng tỏ cơ thể đã hoạt động tốt.” Bộ phim bình thường hóa các giai đoạn kinh nguyệt và “sự cởi mở đó có thể khiến các cô gái cảm thấy tự tin và được chấp nhận hơn rất nhiều khi trải qua tuổi vị thành niên”, Annie Tao, một nhà tâm lý học lâm sàng điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, New York, cho biết. Nếu đứa trẻ của bạn chưa biết gì về chu kì kinh nguyệt trước khi xem phim “Turning Red”, bạn có thể tận dụng những cảnh ấy như là một cơ hội để giải thích những khái niệm ấy với các đứa con của bạn, Tiến sĩ Smetana cho biết. Bà Lauren Tetenbaum, một nhân viên xã hội sống ở Westchester, New York, cho biết bà ấy đã giải thích với cậu con trai 5 tuổi khi Mei có kinh nguyệt bởi vì “đó là điều sẽ xảy ra khi các con gái trở thành thanh thiếu niên. Và cậu bé phản ứng kiểu ‘Ok, cool.’” Cha mẹ cũng có thể chia sẻ quan điểm của họ về cách các nhân vật khác trong phim phản ứng với ý tưởng về kinh nguyệt của Mei. Terrae Weatherman ở Saint Paul, Minn cho biết: “Tôi đã nói chuyện với đứa con 8 tuổi của mình về chi tiết người cha có vẻ xấu hổ khi nói về kinh nguyệt. Điều đó không ổn tí nào. Bà ấy cho biết thêm “Thật may mắn là chồng tôi đã ở đó và đã giải thích thêm rằng đàn ông nên biết về chu kỳ kinh nguyệt bởi đó là cách cơ thể con người hoạt động.” Những cảnh về chu kỳ kinh nguyệt đã tạo một cơ hội cho các bậc phụ huynh để chia sẻ các kinh nghiệm của riêng họ. Chloe Caldwell, một nhà văn ở Hudson, New York, đã nói về cuộc đấu tranh của cô với chứng rối loạn tiền kinh nguyệt với đứa con riêng của chồng (11 tuổi) khi họ xem phim. "Tôi chưa bao giờ biết làm sao có thể diễn tả được bệnh của tôi (chứng rối loạn tiền kinh nguyệt) cho con, nhưng giờ, với con gấu trúc đỏ đầy lông tơ trải qua một số triệu chứng tương tự như giận dữ, hoang tưởng, trầm cảm, nó đã cho chúng tôi một ngôn ngữ chung và một điều gì đó cụ thể để tôi chia sẻ”. Caldwell sắp ra mắt cuốn sách “The Red Zone” nói về chủ đề kinh nguyệt. Hỏi những câu hỏi về các quyết định của các nhân vật và các hệ quả liên quan Sau khi kết thúc bộ phim, tôi hỏi đứa con gái 7 tuổi có điều gì khiến bé thắc mắc không? Bé chỉ ra rằng dù Mei và mẹ cô ấy thương yêu lẫn nhau, nhưng dường như họ không phải lúc nào họ cũng đồng tình với nhau. Vấn đề này đã đưa đến một cuộc trò chuyện về thực tế rằng các thành viên trong gia đình không phải lúc nào cũng suy nghĩ giống nhau. Điều này là bình thường. Và những cuộc ‘đánh nhau’ chưa bao giờ lung lay tình yêu vô điều kiện của người trong cùng gia đình. Tiến sĩ Wang cho biết khi hỏi về các câu hỏi về các quyết định của các nhân vật trong bộ phim là một cách hiệu quả để tương tác trẻ em về các giá trị của chúng ta. “Chúng ta có thể hỏi những đứa trẻ của mình," Con nghĩ điều gì đã thúc đẩy cô ấy nói dối mẹ mình? Và con nghĩ gì về những gì đã xảy ra sau khi cô ấy nói dối? Con nghĩ hậu quả sẽ như thế nào?" Các chuyên gia cho biết một số cha mẹ sợ bộ phim sẽ khiến các hành vi xấu của các đứa trẻ bộc phát. “Liệu bộ phim này sẽ dạy con của tôi là nói dối và trốn ra ngoài là tốt?” Tiến sĩ Tao cho biết "Tất nhiên là không". Sự chống đối là điển hình ở tuổi vị thành niên nhưng sự "chống đối cực đoan" thường bắt nguồn từ những vấn đề trong mối quan hệ cha mẹ - con cái và đó không phải là điều mà trẻ em sẽ bắt đầu làm chỉ vì chúng đã xem nó trong một bộ phim. Nếu các bậc phụ huynh thật sự không hài lòng về bộ phim hay cốt truyện của nó nghĩa là họ cũng không thích “cơ hội có được cuộc trò chuyện với con của họ,” Tiến sĩ Cheah cho biết . Các bậc cha mẹ có thể nhận thấy rằng con cái của họ cũng có thái độ không đồng tình về hành vi của Mei - Đứa con 9 tuổi của Tiến sĩ Cheah, chia sẻ rằng cháu không nghĩ Mei nên giấu mẹ nhiều như vậy. Cho dù các bậc cha mẹ nghĩ gì về bộ phim này, cốt truyện đã xác thực các tình huống khó khăn mà các đứa trẻ thường đối mặt ở lứa tuổi ô mai/ tuổi dậy thì và điều này đã tạo nền tảng cho những cuộc đối thoại đầy ý nghĩa trong gia đình. “Bộ phim có thể nói với nhiều trẻ em trong nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau,” Tiến sĩ Cheah nói. “Và sử dụng nó khơi mào cho các thảo luận về các chủ đề khác nhau thì thực sự hữu ích.”


Người dịch: Tri Duc Than

Biên tập: Chau Tran

bottom of page