top of page

Câu chuyện bố mẹ "nghiêm khắc" chưa buông tha các vận động viên Olympic Mỹ gốc Á

By Kimmy Yam, on 18-02-2022, 11:00:00

“Ngay cả khi truyền thông đưa tin tích cực về các vận động viên Olympic người Mỹ gốc Á, những mẩu tin này vẫn dựa vào ý niệm về hiểm họa da vàng (yellow peril) và nhóm thiểu số kiểu mẫu (model minority),” giáo sư Jennifer Ho nói.


Mỗi khi mùa Thế vận hội đến, các thành viên của Đội tuyển Hoa Kỳ lại trở thành tâm điểm của ánh hào quang. Tuy nhiên, theo nhận xét của các chuyên gia, giới truyền thông thường có nhiều thiếu sót khi đưa tin về các vận động viên người Mỹ gốc Á, không phản ánh được hết con người đa chiều của họ. Các học giả cho biết, trong những năm qua, con số các vận động viên người Mỹ gốc Á dự thi Olympic ngày một tăng, thế nhưng các nội dung và tiêu đề báo chí dành cho họ vẫn quanh quẩn chủ đề cha mẹ “nghiêm khắc,” sự hy sinh của người nhập cư và tinh thần kỉ luật của họ. Theo các chuyên gia, tuy những yếu tố trên có thể rất quan trọng trong cuộc sống của các vận động viên này, nhưng chúng cũng đồng thời xóa bỏ những khía cạnh khác như đam mê và cá tính. Đây chính là nguyên nhân đằng sau một lịch sử dai dẳng và nguy hại trong đó người Mỹ gốc Á không được khắc hoạ như những con người trọn vẹn, ngay cả trong lĩnh vực thể thao ưu tú. “Nếu chúng ta bắt đầu đào sâu vào dạng ngôn ngữ này và đối chiếu với lịch sử rộng hơn, cái cách mà người Mỹ gốc Á được miêu tả trong suốt thời gian dài, ngay cả khi truyền thông đưa tin tích cực về các vận động viên Olympic người Mỹ gốc Á, những mẩu tin này vẫn dựa vào ý niệm về hiểm họa da vàng và nhóm thiểu số kiểu mẫu,” Jennifer Ho, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu người Mỹ gốc Á, cho biết. “Tuy hình thức và mục đích có thay đổi, nhưng sự thật là nó vẫn cho rằng người Mỹ gốc Á chỉ là bộ phận của một tập thể lớn hơn.” Các chuyên gia đánh giá rằng phương tiện truyền thông đã luôn đưa tin dựa vào những tự sự tương tự nhau. Cách đây hơn 20 năm, ông Danny Kwan, cha của Michelle Kwan, thường được mô tả là một nhân vật yêu cầu cao và đóng vai trò cốt cán trong sự thành công của cô ấy. Những thập niên sau, cha mẹ của Vincent Zhou cũng được mô tả tương tự như vậy - những người đã phải hy sinh để con cái họ được thi đấu. Thực tế, cụm từ “ sự hy sinh của gia đình” đã được gán với hầu hết những vận động viên Olympic người Mỹ gốc Á, bao gồm Alex và Maia Shibutani, Mirai Nagasu và vận động viên trượt tuyết Chloe Kim. Tuy nhiên thành tựu của thành viên nhóm trượt tuyết Shaun White, từ lâu đã được cho rằng là do tình yêu thể thao thuần khiết của anh ấy.

Vincent Zhou của đội tuyển trượt băng Hoa Kỳ trong Sự kiện Trượt băng Tự do Giải đơn Nam vào ngày thứ hai Thế Vận Hội Oplympic mùa Đông vào ngày 6 tháng 2 năm 2022, tổ chức tại sân vận động Capital Indoor Bắc Kinh, Trung Quốc. Ho chỉ ra rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa vận động viên Olympic và cha mẹ cùng những nhân vật khác trong cuộc sống của họ chỉ nên được xem xét về mặt bề nổi, và nhấn mạnh rằng các phương tiện truyền thông luôn ưu tiên những câu chuyện này hơn là có lý do. Tập trung vào những câu chuyện nhập cư có tác dụng giữ cho vấn đề người Mỹ gốc Á luôn có vẻ là "tin mới" đối với nước Mỹ, cho dù họ đã gây dựng cộng đồng mình được bao lâu đi chăng nữa.

“Với những câu chuyện cũ mèm, đặc biệt là câu chuyện về Chloe Kim và cha của cô ấy, điều mà… tôi cũng không muốn nghi ngờ mối quan hệ của họ,” Ho nói. “Thế nhưng câu chuyện ấy đã thu hút được sự chú ý vì đang nhai lại các vai diễn trong những kịch bản có từ trước." Tina Chen, một giáo sư môn lịch sử tại trường Đại Học Manitoba và là thành viên Skate Canada, đơn vị quản lý trượt băng nghệ thuật quốc gia, cũng đã nói rằng các phương tiện truyền thông thường củng cố khoảng cách giữa dân Mỹ gốc Á và dân Mỹ nói chung. Cựu huấn luyện viên Frank Carroll của Kwan đã từng bị cho rằng đã nói, “những vận động viên trượt băng Châu Á đã được thiết quân luật ngay từ đâu.” Triết lý đó thì “khác với những gì mà trẻ Mỹ được dạy là, ‘Ôi con yêu à! Con có quyền đấu tranh cho suy nghĩ của mình!’" “Ta có một ý niệm rằng trên đời có những thứ khác biệt, những thứ không thực sự đủ chất Mỹ, và ta muốn gán những thứ ấy cho thực thể nào đó khác biệt,” Chen nói. “Tức là chúng ta không công nhận những người Mỹ gốc Á có đầy đủ quyền của những công dân Mỹ. Vì vậy chúng tôi luôn tìm ra những điểm khác biệt giữa họ với những người Mỹ bình thường khác.”

Chloe Kim của đội tuyển Mỹ giơ cao chiếc huy chương vàng trong lễ trao huy chương Trượt ván Nữ Halfpipe tại thế vận hội Olympic Mùa đông diễn ra vào ngày 10 tháng 2 năm 2022 tại Zhangjiakou, Trung Quốc. Chen đã lưu ý rằng những mô tả cùng một kiểu này cùng khơi gợi lên hình ảnh những người Mỹ gốc Á như nguồn lao động cần cù, bị kỉ luật quá độ tới mức không có những xúc cảm của riêng mình. Người Mỹ gốc Á, theo các phương tiện truyền thông, thì “luôn sẵn lòng làm việc chăm chỉ, và những người khác sẽ luôn tìm cách duy trì sự chăm chỉ ấy của họ.” Chen giải thích thêm: “Tinh thần ta thấy tự mãn khi nghĩ rằng ta có khả năng kỉ luật một nhóm người nhất định và rằng họ sẽ làm bất cứ thứ gì ta muốn." Ho giải thích rằng những mô tả này đặc biệt có hại khi xét trong ngữ cảnh về định kiến người thiểu số mẫu mực. Có nhiều bài tin tiếp tục đề cao câu chuyện “người nhập cư tốt” khi nói về cha mẹ của các vận động viên Olympic nhập cư. Mẫu hình này có thể được dùng để đặt người Mỹ gốc Á vào thế cạnh tranh với những vận động viên từ các nhóm yếu thế khác. Với đà này, xã hội đại chúng sẽ quen dần với những câu chuyện này, bởi vì, xét cho cùng, nó là “câu chuyện về sự hoà nhập," Chen nói. "Đó là những người Châu Á tuân theo những quy tắc và cố gắng trở thành giỏi nhất trong khuôn khổ mà họ đã được dạy, và họ nên biết ơn vòng khuôn khổ ấy," bà giải thích. Sự thật xung quanh những vận động viên Olympic và những yếu tố làm nên sự vĩ đại của họ thường mang một câu chuyện khác so với những gì ta thấy trên màn hình vô tuyến. Erica Rand, tác giả cuốn Red Nails, Black Stakes: Gender, Cash, and Pleasure On and Off the Ice, chia sẻ rằng khuynh hướng chọn lọc có chủ đích những câu chuyện về “phụ huynh Châu Á nghiêm khắc” đặc biệt hiện rõ khi nói về các vận động viên Olympic trên sân băng. “Cái nền văn hóa ‘khác’ đó, nền văn hoá mà các bậc phụ huynh yêu cầu con cái của họ phải làm việc thật chăm chỉ và luyện tập như những robot - lời tả đó thì thật không công bằng. Có nhiều câu chuyện mà ta thường không thấy các vận động viên trượt băng da trắng đề cặp tới," Rand nói. “Nếu bạn đi đến sân trượt băng và xem buổi huấn luyện, bạn có thể thấy được muôn kiểu phụ huynh, người thì dán mắt vào sân băng hoặc không, người thì đòi hỏi cao hoặc không, người thì quan trọng về niềm vui trượt băng nhưng cũng có người thì không quan tâm đến vấn đề này, có người ích kỷ xấu tính hoặc ngược lại. Có nhiều kiểu người ở đây, nhưng ta lại không thấy những bậc phụ huynh này được đưa tin như với phụ huynh gốc Á.” Bản thân Zhou trước đây đã nói rằng để nuôi dưỡng một vận động viên Olympic “cần cả một khu làng”, bất kể xuất thân quê quán. Anh nói thêm rằng sẽ là thiếu sót nếu gạt bỏ tình yêu và niềm đam mê cá nhân mà anh và những vận động viên ưu tú khác dành cho môn thể thao của mình. Mẫu hình này tước đi năng lực tự chủ của chính các vận động viên. Anh khẳng định: "Nếu thật sự không muốn làm điều này, chúng tôi sẽ không làm đâu.”

“Dù mọi người có thể nói ‘Phụ huynh của người này đã bắt họ làm thế’ khi chúng tôi ở trên sân băng, chỉ có chúng tôi mới là người điều khiển cơ thể và suy nghĩ của chính mình," Zhou cho biết. Để đảm bảo tính nhân văn cho các bài báo sau này, các chuyên gia nói rằng động thái gia tăng tính đa dạng của nhân viên tại các tòa soạn là chưa đủ. Trải nghiệm thực tế là rất cần thiết khi đưa tin về các cộng đồng yếu thế, và sẽ được cải thiện khi có sự thông hiểu về chủng tộc. “Đã có nhiều nỗ lực vận động thay đổi và tin tức về nạn phân biệt chủng tộc với người gốc Á,” Chen nói. “Nhưng không hiểu sao ta lại không vận dụng thông tin này trong lĩnh vực thể thao. Tôi nghĩ ta phải hỏi lại chính mình, ‘Chúng ta có đang là đồng loã trong vấn đề này? Chúng ta mong chờ những câu chuyện này được kể như thế nào?’"


Người dịch: Vũ Yên & Kevin Do

Biên tập: Ren Dinh

Comentários


bottom of page