top of page

Cản trở Thượng viện là gì và tại sao mọi người bàn tán về nó?


Susan Cornwell, ngày 17 tháng 03 năm 2021


WASHINGTON (Reuters) - Áp lực đang đặt nặng lên các đảng viên Dân chủ phía Tổng thống Joe Biden để chấm dứt quy trình filibuster. Đây là một phong tục lâu đời của Thượng viện đòi hỏi sự đồng thuận của đại đa số vốn đã rất sít sao  và giờ đây trở thành 50/50 giữa hai đảng trong việc thúc đẩy hầu hết các dự luật được đệ trình.


Các đảng viên Dân chủ nhánh tự do cho biết, ngày nào filibuster còn tồn tại thì ngày đó những đảng viên Cộng hòa vẫn tự nhận là “thành phần thảo luận vĩ đại nhất thế giới.” Họ sẽ tiếp tục ngăn chặn các tiến trình thay đổi theo những tiêu chuẩn ưu tiên của riêng họ, bao gồm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, quyền bỏ phiếu và nhập cư.


VẬY FILIBUSTER LÀ GÌ?

“filibuster” ở đây có nghĩa là trì hoãn phê chuẩn dự luật hoặc các vấn đề khác qua việc nói chuyện.


Qúa trình filibuster ở Thượng viện lần đầu xuất hiện trước mắt công chúng Hoa Kỳ trong bộ phim của Frank Capra năm 1939 “Ngài Smith đến Washington” (“Mr. Smith Goes to Washington”), khi nhân vật di Jimmy Stewart thủ vai đã phát biểu hơn một ngày trước khi gục ngã vì kiệt sức, và gần đây vào năm 2013 khi Thượng nghị sĩ bang Texas Wendy Davis đã phát biểu liên tục trong 13 giờ nhằm cố gắng ngăn chặn một dự luật áp đặt các hạn chế mới đối với việc phá thai.

Hình ảnh phổ biến về một nhà lập pháp đơn độc thao thao bất tuyệt đầy tâm huyết hàng giờ đang là một thực trạng tại Thượng viện ngày nay, nơi chỉ cần một lời đe dọa đơn thuần là đủ để bắt đầu tiến trình filibuster nhằm cầm chân một dự luật. Theo quy định của Thượng viện, một filibuster chỉ có thể dừng lại khi 60 thượng nghị sĩ bỏ phiếu kết thúc cuộc tranh luận, tiến trình này được gọi là “biểu quyết.” TẠI SAO QUY ĐỊNH NÀY LẠI LÀ MỘT THỬ THÁCH VỚI PHÍA DÂN CHỦ? Chỉ với 50 thượng nghĩ sĩ Dân chủ, bao gồm cả sự hợp tác từ hai thượng nghị sĩ độc lập, đảng Dân chủ vẫn không thể thông qua các dự luật của họ trừ khi có ít nhất 10 đảng viên Cộng hòa cùng bỏ phiếu đồng thuận. Nhưng nhiều đảng viên Cộng hòa vô cùng hoài nghi về các dự luật của đảng Dân chủ và khó có khả năng họ sẽ hợp tác giúp phe Dân chủ đạt được sự đồng thuận đại đa số. Đảng Dân chủ đã có thể thông qua kế hoạch kích thích COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của Biden mà không cần đến đại đa số bằng một biện pháp khác của Thượng viện được gọi là "hòa giải" vốn chỉ yêu cầu sự đồng thuận đa số để được thông qua. Đảng Dân chủ có lợi thế khi một đảng viên Cộng hòa đã vắng mặt vào ngày hôm đó, và họ cũng có lợi thế với lá phiếu thứ 51 của Phó Tổng thống Kamala Harris, người chủ trì Thượng viện. Nhưng cũng có các quy tắc tồn tại nhằm giới hạn việc sử dụng quy trình hòa giải. Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa, dẫn đầu bởi Mitch McConnell, nói rằng phía Dân chủ nên nỗ lực để cho ra một bộ luật lưỡng đảng hơn là cố gắng chấm dứt hay thay đổi filibuster. McConnell đã cảnh báo về việc nếu phía Dân chủ phá vỡ các quy tắc, bên Cộng hòa sẽ sử dụng các biện pháp khác hợp hiến để đình trệ công việc trong viện. Biden, người đã cống hiến 36 năm cuộc đời cho Thượng viện, vào giữa tháng Ba đã tán thành việc hợp thức hóa trở lại "talking filibuster": khiến các thượng nghị sĩ phản đối việc chấm dứt tranh luận thực sự ở lại trên sàn tranh luận. Đây là truyền thống Thượng viện cho đến những năm 1970. Trước đó, theo Nhà Trắng, ông Biden không tán thành việc thay đổi. THƯỢNG VIỆN BẮT ĐẦU ÁP DỤNG FILIBUSTER TỪ KHI NÀO? Dù Hiến pháp Hoa Kỳ không hề nhắc đến filibuster, các bài phát biểu dài dòng tại Thượng viện đã trở thành một chiến thuật được sử dụng ngày càng phổ biến trong thế kỷ 19. Cho đến năm 1917, khi hầu hết các thượng nghị sĩ đã phát ngán với truyền thống này, họ đồng ý rằng nếu có được hai phần ba đa số phiếu tán thành thì cuộc tranh luận sẽ chấm dứt. Nhưng để đạt được đến hai phần ba số phiếu là rất khó, và thế là filibuster vẫn tiếp tục tồn tại ở Thượng viện. Tai tiếng hơn, đây là cách các thượng nghị sĩ miền Nam sử dụng để ngăn cản các điều luật dân quyền. Cho đến năm 1975, Thượng viện thu ngắn xuống còn yêu cầu ba phần năm tổng số để giới hạn tranh luận - 60 thượng nghị sĩ ngày nay. Trong thập kỷ đó, giới lãnh đạo Thượng viện bắt đầu đồng ý cho phép gác lại các biện pháp vốn đang bị trì trệ bởi filibuster để tiếp tục tiến hành xử lý các dự luật khác. Động thái này nhằm ngăn chặn việc phản đối chỉ một đạo luật duy nhất lại dẫn đến tình trạng đình trệ toàn bộ công việc khác ở Thượng viện, nhưng cũng đồng thời biến filibuster từ một động thái tiêu hao năng lượng bằng các bài phát biểu dài dòng thành trả thành một sự phản đối đơn thuần hoặc đe dọa phản đối. Qua thời gian, việc sự dụng filibuster tăng chóng mặt. Không có một phương pháp cụ thể để thống kê bao nhiêu đạo luật đã bị chặn bởi filibuster mỗi năm chỉ vì những lời đe dọa mơ hồ. Nhưng theo việc tổng kết số phiếu nhằm vượt qua filibuster, theo nguồn tin tin cậy, cho thấy có tới 298 lá phiếu đồng thuận tại trong phiên họp lập pháp 2019-2020, tăng từ 168 phiếu vào hai năm trước đó. Suốt quãng thời gian từ 1969 đến 1970 chỉ có sáu phiếu. Theo Sarah Binder, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học George Washington, đồng tác giả của một cuốn sách về vấn đề filibuster nhận định: Việc tạm để những đạo luật bị filibuster đình trệ sang một bên vô tình lại “khiến việc sử dụng filibuster trở nên hiệu quả và ít nhọc công hơn cho việc cản trở đạo luật. Suy cho cùng, điều này lại khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.” LIỆU CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC BILIBUSTER? Đã có những thay đổi được đưa ra, ngoài việc thay đổi số lượng phiếu bầu cần thiết cho biểu quyết. Vào năm 2013, đảng Dân chủ đã loại bỏ ngưỡng 60 phiếu bầu đối với hầu hết các ứng cử viên được đề cử cho các vị trí quản lý, ngoại trừ Tối cao Pháp viên, cho phép tiến hành biểu quyết chỉ với đa số phiếu đơn giản. Đến năm 2017, phía Cộng hòa đã được điều tương tự với đề xuất ứng viên cho Tòa án Tối cao. Gần đây, một số đảng viên Dân chủ theo chủ nghĩa trung dung đã gia nhập hàng ngũ những người theo chủ nghĩa tự do, bao gồm có Thượng nghị sĩ Jeff Merkley, người từ lâu đã ủng hộ việc cải cách ngưỡng 60 phiếu bầu cho hành pháp. Thượng nghị sĩ Tina Smith đã viết trên Facebook cá nhân sau khi lên tiếng ủng hộ kết thúc filibuster: “Filibuster từ lâu đã là kẻ thù của sự cấp tiến. Thực tế, nó đã trở thành một công cụ đắc lực để phớt lờ nguyện vọng của người dân.” NHỮNG AI SẼ PHẢN ĐỐI THAY ĐỔI? Có thể kể ngay đến McConnell. Đầu năm nay, ông đã cố gắng nhưng không thành để có được lời hứa từ người đồng cấp phía Dân chủ, Chuck Schumer, trong việc bảo vệ filibuster. Nhưng có ít nhất hai Thượng nghị sĩ Dân chủ, Joe Manchin và Kyrsten Sinema, đều thuộc phái trung dung, cũng không muốn gạt đi ngưỡng 60 phiếu bầu, dù cho Manchin có vẻ cởi mở hơn về filibuster “tranh luận”. Không có sự đồng thuận từ 2 người này, Schumer sẽ không đủ pháp quyền để thể thay đổi điều luật.


Dịch thuật: Dương Nguyễn

Biên tập: Trí Lương

Comments


bottom of page