top of page

Covid-19 tại Mỹ: cộng đồng người Mỹ gốc Á đã nỗ lực hết sức để có tỉ lệ tiêm chủng cao

By Claire Wang, on 11-08-2021


Một người đứng đầu nhóm phi lợi nhuận phát biểu: “Hầu hết người lớn tuổi đều không có phương tiện để thực hiện. Đó là nỗ lực của các nhóm trong cộng đồng.”




Khi vaccine COVID-19 có mặt ở Los Angeles giữa tháng Giêng, những người đứng đầu Trung tâm Dịch vụ Phố Hoa biết rằng họ sẽ phải tổ chức một chiến dịch tiếp cận rộng rãi để giúp hàng ngàn người Hoa cao tuổi, không có điều kiện, và không biết ngoại ngữ có thể vượt qua rào cản. Sau khi dựng lên điểm tiêm chủng trực tiếp, nhân viên sẽ tổ chức buổi gặp mặt qua Zoom, gõ cửa từng nhà thăm hỏi người cao tuổi, và đưa quảng cáo lên các kênh địa phương để cổ vũ mọi người tham gia. Để mời gọi, họ cũng sẽ tặng những thẻ quà tặng của chuỗi tạp hóa Hoa nổi tiếng 99 Ranch Market. Nhóm cũng thuê các học sinh trung học và đại học từ địa phương nhằm hỗ trợ ngôn ngữ cho người lớn tuổi, phiên dịch giấy tờ và các tài liệu hướng dẫn. Kể từ hồi tháng Ba, Trung tâm Dịch vụ Phố Hoa đã tiêm khoảng 60,000 liều. Ngày này, hơn 70% cộng đồng gốc Á ở California đã được tiêm ít nhất 1 mũi. Rất ít người cao tuổi và cư dân địa phương đến các phòng khám, nơi giờ đây phục vụ chủ yếu khách tham quan nước ngoài gốc Á, người nhập cư trái phép và những người gốc Latinh. Nhưng để đạt được điều này, cả cộng đồng đã phải làm việc. Jack Cheng, giám đốc của chiến dịch, nói với NBC Asian America: “Nếu như người ta chỉ nhìn vào các con số và phát biểu rằng ”Người châu Á chỉ là dễ tính hơn, dễ bảo, sẵn sàng để được tiêm vaccine," điều đó không đúng. Phần nhiều những người cao tuổi của chúng tôi không có công cụ để làm điều đó. Đây là nỗ lực của các tổ chức cộng đồng." Theo theo dõi hàng tuần của Bloomberg, bằng việc tổng hợp số liệu địa lý từ các bang để phân tích tỷ lệ tiêm chủng theo sắc tộc, trong những tháng gần đây, cộng đồng gốc A đã trở thành nhóm được tiêm chủng nhiều nhất trên hơn nửa đất nước. Ở nhiều bang, người Mỹ gốc Á được tiêm còn cao hơn tỷ lệ của họ trên tổng số toàn dân. Ví dụ, ở thành phố New York, 77% người gốc Á trưởng thành đã được tiêm chủng hoàn toàn - cao hơn 20% tỷ lệ người da trắng trưởng thành. Nhưng những con số tổng hợp đã che lấp sự chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm sắc tộc cũng như những nỗ lực không ngừng, đa dạng từ các tổ chức phi lợi nhuận địa phương để đảm bảo cộng đồng của họ không bị bỏ rơi khỏi hệ thống phân phối vaccine không đồng đều. Có thể lấy ví dụ ở Philadelphia, nơi hơn 90% cộng đồng người Mỹ gốc Á được tiêm ít nhất một liều. Từ tháng Hai đến tháng Năm, theo ông Thoai Nguyen, giám đốc điều hành của Liên minh Hiệp hội Tương trợ Đông Nam Á cho biết, do thiếu hụt vaccine trầm trọng, cộng đồng Đông Nam Á và da Đen đã trở thành “các sa mạc vaccine.” Theo dữ liệu đầu mùa xuân, gần một nửa số liều được thành phố phân phối được dành cho những người sống ngoài Philadelphia. Theo ông: “Quá trình phân phối đầy sự phân biệt chủng tộc," cho biết thêm thành phố không cho dựng các điểm tiêm chủng trong tầm với cho những người cao tuổi Đông Nam Á, nhóm người không thạo tiếng để có thể sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng. “Năm nay là một cuộc chiến khó khăn, từ việc người Mỹ gốc Á bị đổ lỗi vì virus, bị đánh trên phố, cho đến bị thiếu hụt vaccine ở chính cộng đồng của mình.” Hồi tháng Ba, tổ chức của Nguyen đã hợp tác cùng Bệnh viện Jefferson University để mở một phòng khám sức khỏe để tiêm chủng cho cư dân phía Nam Philadelphia. Trong giai đoạn thiếu thốn, ông đã làm việc với các trung tâm chăm sóc sức khỏe và nhà thuốc để đảm bảo nguồn cung vaccine cũng như đấu tranh với thành phố để có nguồn phân phối vaccine công bằng hơn. Nhóm này đã cung cấp hơn 1,000 mũi tiêm hàng tuần cho các cư dân. Ở những bang như Mississippi, nơi cộng đồng gốc Á chỉ chiếm khoảng 1% dân số, các nhóm địa phương đã tập trung nỗ lực vào tổ chức văn hóa được thành lập. Các nhà tổ chức với Boat People SOS, một nhóm phi lợi nhuận phục vụ khoảng 10.000 người Việt tị nạn và nhập cư tại Mississippi, đã đăng ký cho mọi người cuộc hẹn tại các nhà thờ, đền quán và tiệm làm móng. Trong năm qua, nhóm cũng đã tổ chức nhiều hội thảo COVID-19 khác nhau, nơi các chuyên gia y tế giải thích cách các vaccine hoạt động. Giờ đây, hơn ⅔ người gốc Á ở bang này đã được tiêm chủng. Tại North Carolina, nơi ¾ người Mỹ gốc Á đã được tiêm ít nhất một mũi, các lãnh đạo cộng đồng nói rằng việc thiếu hụt công cụ ngôn ngữ đã khiến cho các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng trở nên khó để tiếp cận cho người nhập cư, nhiều người trong số đó thậm chí còn chẳng biết đọc viết chính ngôn ngữ của mình.

Liana Adrong, giám đốc điều hành của Hiệp hội người Montagnard Dega, một tổ chức dịch vụ trực tiếp phục vụ những người tị nạn người Montagnard của Greensboro, cho biết: “Hệ thống này không được thiết kế cho các cộng đồng người tị nạn và nhập cư. Chúng tôi luôn phải tăng cường làm việc." Suốt những tháng qua, nhóm đã tập trung vào tiêm chủng cho những người gốc Cambodia, Bhutan và Miến Điện ở thành phố tại các điểm tiêm chủng dã chiến. Chiến dịch tiếp cận, được thực hiện bằng hàng chục ngôn ngữ, tương đối liền mạch: Các nhà tổ chức đã có thông tin liên hệ của hàng trăm cư dân đã đăng ký ngân hàng thực phẩm Covid-19 vào năm ngoái. Tổng cộng, các nhân viên đã liên lạc với hơn 500 người, khoảng 80% trong số họ đã được tiêm. Theo Androng, thành phố nên cung cấp thêm người thông dịch và các dịch vụ phiên dịch để các nhóm phi lợi nhuận nhỏ không phải quá lao lực. Cô nói: “Chúng tôi muốn được hỗ trợ trong những việc mình làm, và chúng tôi muốn các khoản đầu từ được chảy vào các kênh văn hóa phù hợp. Một vài nơi có thể tính đến nhu cầu dịch thuật như cài đặt Google Dịch trên trang web. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề.”


Người dịch: Duong Nguyen

Biên tập: Chau Tran

Comments


bottom of page