top of page

Cuộc chiến tranh thương mại của Trump đối Trung Quốc nhìn chung là thất bại

Dion Rabouin, ngày 1 tháng 2 năm 2021


Hình: Eniola Odetunde/Axios


Hôm thứ Sáu, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chính quyền Biden có kế hoạch xem xét thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một. Dựa trên dữ liệu đã công bố, thật khó tưởng tượng họ sẽ tìm thấy bất cứ thứ gì khác ngoài một thất bại.


Hôm thứ Sáu, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chính quyền Biden có kế hoạch xem xét kết quả giai đoạn một của thoả thuận thương mại Mỹ-Trung. Dựa trên dữ liệu đã công bố, thật khó tưởng tượng họ sẽ tìm thấy bất cứ thứ gì khác ngoài một thất bại thảm hại.


Vào cuối tuần trước, nghiên cứu sinh tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson - Chad Bown đã báo cáo rằng Trung Quốc còn thiếu đến 42% để đạt được mức cam kết cho thỏa thuận trong đợt một.


Thỏa thuận giai đoạn một được xem là phần thưởng của chính quyền Trump dành cho nông dân Hoa Kỳ, các nhà sản xuất và các chủ doanh nghiệp khác. Họ là những người đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuế của Trump đánh vào các doanh nghiệp Mỹ thông qua thuế quan của cuộc chiến tranh thương mại.

Cuộc chiến tranh thương mại được coi là một kế hoạch đánh bại Trung Quốc bằng cách bóp nghẹt thị trường quan trọng tại Mỹ với mức thuế 25% đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu; nó sẽ giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại, thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ và làm chậm sự trỗi dậy của Trung Quốc như một siêu cường toàn cầu.


Một nghiên cứu gần đây do Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung thực hiện lập luận: "Chiến tranh thương mại với Trung Quốc làm tổn thương nền kinh tế Mỹ và không đạt được các mục tiêu chính sách lớn", hơn nữa nó làm giảm tăng trưởng kinh tế và khiến Mỹ mất 245.000 việc làm.


Năm ngoái, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng lên mức lớn nhất từng được ghi nhận. Trong quý tư, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đạt tỷ trọng cao nhất trong GDP kể từ năm 2012 và thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 12 năm trong quý ba.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hoa Kỳ giảm 49% vào năm 2020 và đã vượt xa mức giảm tổng thể toàn cầu là 42%.


Tất cả các xu hướng sụt giảm này đã bắt đầu kể từ năm 2017, và đại dịch coronavirus làm nó trầm trọng hơn khi Trump từ chối dỡ bỏ thuế quan bất chấp các doanh nghiệp đang căng thẳng.

Các phân tích tại Brookings cho biết: "Thuế quan buộc các công ty Mỹ phải chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, cắt giảm lương và việc làm cho công nhân Mỹ, trì hoãn việc tăng hoặc việc mở rộng và tăng giá đối với người tiêu dùng hoặc công ty Mỹ."


Thặng dư thương mại của Trung Quốc năm ngoái đạt kỷ lục $535 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2019. Xuất khẩu tăng 21.1% so với tỉ giá dollar Mỹ trong tháng 11 năm ngoái và 18.1% so với tỉ giá dollar tháng 12 năm trước nữa, đạt mức cao nhất mọi thời đại.


Trong cả năm, thặng dư thương mại với Hoa Kỳ là $317 tỷ USD, cao hơn 7% so với năm 2019. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Trung Quốc tăng 4% lên 163 tỷ USD.

Chart: Axios Visuals


Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng thâm hụt thương mại không thực sự gây thiệt hại nền kinh tế. Và trong khi thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã giảm phần nào trong nhiệm kỳ của Trump, thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước khác lại tăng khiến thâm thụt tổng thể tăng theo.


Trong khi đó, thặng dư thương mại của Trung Quốc và thương mại với các nước khác tăng lên.

Ngoài việc gây thiệt hại các doanh nghiệp và công nhân Mỹ, thuế quan cũng làm giá cả tăng lên và lạm phát dự kiến sẽ tăng theo.


Các nhà kinh tế cho biết thâm hụt tài khoản văng lai của Mỹ cũng đang giúp giảm giá trị của đô la Mỹ hơn nữa và đây là một yếu tố khác có thể thúc đẩy lạm phát.

Các nhà sản xuất, bao gồm Whirlpool và Polaris, mới cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng do những hạn chế trong chuỗi cung ứng và các biện pháp an toàn liên quan đến Coronavirus đều làm tăng chi phí.


Dịch thuật: Rachel Vu

Biên tập: Chau Tran



Comments


bottom of page