top of page

Cuối cùng tôi đã được làm một người đàn ông da đen phẫn nộ

Tôi đã kìm nén cơn thịnh nộ của mình về phân biệt chủng tộc trong nhiều thập kỷ. Không bao giờ nữa.


Isaac Bailey, ngày 8 tháng 6, 2020

Isaac Bailey là một tác giả.


Translated from NY Times Opinion Article "I’m Finally an Angry Black Man."





Tôi biết rằng chúng tôi sẽ gặp rắc rối khi tôi không thể tìm cách trở thành giận dữ, bởi vì tôi chưa bao giờ cảm thấy tức giận trước đây, không phải là một cách dong dài. Nó bắt đầu khi Donald Trump đắc cử. Nếu một người da đen như tôi gặp khó khăn trong việc giải tỏa cơn giận của mình, tôi biết điều đó có nghĩa là sự tức giận giữa những người da đen phải tăng lên theo tỷ lệ vượt trời và có thể châm ngòi cho tia lửa phù hợp.


Tôi đã đúng. Nó đã tăng, và nó đã bùng nổ ở các thành phố ở tất cả 50 tiểu bang.


Khi tôi thấy đoạn video các sĩ quan cảnh sát quỳ gối với những tham gia các cuộc biểu tình xảy ra bởi vụ giết George Floyd dưới nhãn hiệu "Đây là cách mà sự thay đổi bắt đầu," tôi đã chẳng thấy hứng thú gì. Tôi chỉ trở nên giận dữ hơn, biết rằng điều này sẽ không cần thiết nếu những cảnh sát đó sẵn sàng quỳ gối bốn năm trước khi Colin Kaepernick đã đặt gối xuống. Họ có thể đã giúp mở ra một kỷ nguyên cải cách triệt để cách chúng ta đang được trị an, thay vì coi cử chỉ bất bạo động đó là un-American.


Tôi trở nên giận dữ hơn bởi vì tôi chưa bao giờ như thế này, và không thích rơi vào trạng thái này. (Người dịch chú thích: sở dĩ ông Isaac nhấn mạnh rằng người đàn ông da đen phẫn nộ là một điều kỳ lạ, là bởi vì bên Mỹ trong lịch sử có một biếm hoạ chủng tộc của người da đen là luôn hung bạo và chỉ biết dùng vũ lực. Nghiêm trọng hơn, nhiều người da trắng và cơ quan thi hành pháp đã dùng giải thích này để biện minh cho việc bắt, giết, và dùng vũ lực ngược lại với người da đen. Thế nên nếu người da đen bày tỏ sự tức giận, ông có thể mất mạng hoặc mất tự do)


Bạn thấy đấy, từ lâu tôi là một trong những người da đen "chơi được," người mà bạn bè, đồng nghiệp, và hàng xóm da trắng có thể quay sang để tự bảo tâm rằng họ không phân biệt chủng tộc, rằng nước Mỹ thực sự đã có được nhiều tiến bộ về cách nhìn chủng tộc từ khi lập quốc, rằng tôi là một ví dụ về sự tiến bộ đó vì thành công mà tôi đã đạt được sau tất cả những gì tôi đã phải đối mặt và vượt qua.


Trong một thời gian dài, tôi đã không phải là một người đàn ông da đen giận dữ ngay cả sau khi lớn lên trong một ngôi trường thiếu thốn vẫn bị cách ly bốn thập kỷ sau khi đạo luật Brown v. Board of Education bị bác bỏ (đạo luật này đã giữ các trường học tách ly vì màu da) ở trong trung tâm của miền Nam.


Tôi đã không thấy tức giận ngay cả khi tôi nhìn người anh cả của mình, anh hùng của tôi, bị còng tay vì anh giết một người đàn ông da trắng khi tôi còn là một cậu bé 9 tuổi. Anh đã ở tù 32 năm, huỷ hoại gia đình chúng tôi mãi mãi. Cảm giác tội lỗi là những gì tôi cảm thấy thay vì tức giận. Nó giống như mặc cảm tội lỗi mà những người cánh tả da trắng cố gắng cảm thấy và nó thường xảy ra khi họ cố gắng xoa dịu người da đen vì những tác hại chủng tộc mà họ biết là người da đen phải chịu đừng từ trước khi đất nước này thành lập.


Còn nỗi mặc cảm của tôi là một cảm giác tội lỗi của người da đen, một cảm giác tội lỗi xuất phát từ sự hiểu biết rằng anh trai da đen của tôi đã gây tổn thương không thể khắc phục được đối với một gia đình da trắng tội nghiệp, cảm giác tội lỗi này đã thuyết phục tôi cố gắng chuộc lỗi với người da trắng cách tốt nhất có thể.


Đó là lý do tại sao trong một thời gian dài trong các tác phẩm của tôi, tôi tập trung viết về những người da trắng mà sẽ không gọi tôi bằng từ "Nigger" (một từ rất xúc phạm với người da đen vì nó có tiền lệ trong kiếp nô lệ) từ cửa sổ xe của họ khi họ khi tôi chạy bộ dọc theo Đại lộ Ocean ở Myrtle Beach, S.C., thay vì những người đã có dùng cái từ đó. Đó là lý do tại sao tôi đã dành gần hai thập kỷ trong một nhà thờ truyền giáo chủ yếu với chủ yếu là người da trắng. Đó là lý do tại sao tôi cố thêu câu chuyện đằng sau lá cờ Liên Minh (cờ của miền nam trong nội chiến Mỹ), kể thẳng về nguồn gốc của nó, nhưng cẩn thận để không làm phật lòng những người bạn và đồng nghiệp da trắng của tôi, những người tôn sùng một biểu tượng mà mang ý tưởng rằng người da đen nên mãi mãi làm nô lệ cho người da trắng.


Tuy nhiên, trong một thời gian dài, không biến cố nào trong số đó đã biến tôi thành một người đàn ông da đen tức giận. Trong một thời gian dài, tôi đã tự hào vì một trong những giáo sư da trắng đã nhận xét trên bài nghiên cứu so sánh Malcolm X và Martin Luther King Jr., rằng tôi không đủ tức giận trong bài viết ấy. Nó phù hợp với niềm tin Kitô giáo rằng chúng ta phải yêu kẻ thù của mình, phải chậm giận, phải đưa má bên kia (khi bị người ta tát vào má).


Có những lúc tôi buồn bã, như khi tôi xem lại bọn cảnh sát đó đánh đập Rodney King bên lề đường vào năm 1991, nhưng tôi buộc mình không được tức giận hoặc cho phép sự tức giận đó định nghĩa tôi hoặc lấn át suy nghĩ của tôi.


Sự tức giận đã không bồng lên ngay cả khi tôi bắt đầu nói lắp nghiêm trọng, bị mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương 25 năm trước khi được chẩn đoán và nhận sự giúp đỡ, và suýt bị giết bởi một căn bệnh tự miễn hiếm gặp. Sức phẫn nộ cũng đã không ập đến mặc dù mỗi sự việc đều có liên quan đến một thời thơ ấu bị đầy sẹo của phân biệt chủng tộc.


Cái vấn đề của người anh cả của tôi, Moochie, bắt đầu từ một người cha đã đánh anh và mẹ chúng tôi-- một người cha sinh ra ở miền Nam nơi mà người ta vẫn bao vây đàn ông da đen và sử dụng hệ thống tư pháp hình sự để bán họ dưới một tân hình thức nô lệ. Những người đàn ông như cha tôi cũng phải đối mặt với khả năng sẽ bị treo cổ hoặc những cách hạ phẩm thông thường khác. Cách đối xử phân biệt chủng tộc của xã hội đối với cha tôi đã giúp biến ông ấy thành mối đe dọa cho người mẹ da đen và người anh cả da đen của tôi.


Nó cũng cắt ngắn cuộc sống của các dì và chú của tôi, người đã đầu hàng với nhiều loại bệnh gây bởi căng thẳng. Người dì cuối cùng của tôi đã sống sót - đang sống- nhưng với những vết thẹo. Bà đã chia sẻ những câu chuyện từ thời thơ ấu của mình về những người da đen đã "biến mất" một cách lạ lùng khỏi thị trấn miền Nam nho nhỏ của chúng tôi.


Di sản đó đã góp phần vào sự khó khăn trong việc giữ sức khỏe thể chất và tinh thần của tôi đến hôm nay. Người ta thích nghe về tất cả những gì tôi đã vượt qua, họ ghét khi tôi kể với họ cái giá mà tôi và những người khác như tôi phải trả. Họ không muốn biết rằng ngay cả những người biết vượt qua cũng không thể vượt qua sự phân biệt chủng tộc một cách vô tư.


Sự tức giận của tôi lần đầu tiên được thể hiện qua sự thất vọng nặng nề về cách nhiều thành viên của nhà thờ tin lành da trắng mà tôi tham dự đã phản ứng sau cuộc bầu cử của Barack Obama. Họ công khai bày tỏ lòng thù ghét với ông ấy. Họ bắt đầu tin vào những thuyết âm mưu kỳ thị chủng tộc kinh tởm. Sự thất vọng của tôi đã được thay thế bằng cảm giác bị phản bội sâu sắc khi họ vội vã làm Donald Trump tổng thống mới, ngay cả khi chúng tôi cầu nguyện cùng nhau sau khi Dylann Roof bắn phá nhà thờ da đen Emanuel A.M.E. ở Charleston, S.C. - một nhà thờ nằm ​​trên một con đường được đặt theo tên của một trong những người đề xướng chế độ nô lệ nổi tiếng nhất, John C. Calhoun - nơi tội và vợ tương lai đã tham dự lễ cùng nhau lần đầu.


Tôi đã tức giận và không nhả được nó. Tôi tức giận với những nhà báo da trắng từ chối nghe những người như tôi nói với họ rằng có gì đó khác biệt, rằng mọi thứ đã thay đổi, đây không phải là chính trị như thường lệ. Ông Trump đã sử dụng sự cuồng tín công khai và sự kỳ thị chủng tộc để đẩy mình vào chính trị quốc gia. Đảng Cộng Hoà đã chào mừng ông thay vì hất hủi. Nếu ông ta càng nói chuyện bẩn thỉu, những con số cho thấy sự chấp thuận càng leo cao hơn trong hàng ngũ của đảng Cộng Hoà. Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi đã từng cảm thấy bị buộc phải bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa, xấu hổ vì tôi nghĩ rằng mệnh vụ của tôi là cố gắng trở thành một cây cầu xuyên qua sự phân chia chủng tộc, đó là lý do tại sao tôi vẫn sinh hoạt trong một nhà thờ da trắng nơi nhiều người vẫn tin rằng Donald Trump đã được Chúa gửi và phong chức.


Trong tân trạng thái của tôi, tôi đã không thể không tức giận trong vài tháng qua khi dữ liệu bắt đầu cho thấy những người da đen bị ảnh hưởng COVID-19 quá cao so với số lượng dân, bởi vì các bệnh tật về sức khỏe vốn có do sự thiếu cơ sở vật chất y tế trong cộng đồng da đen, đã làm suy yếu cơ thể của họ, và bởi vì sự phân biệt chủng tộc đảm bảo rằng chúng ta có nhiều khả năng làm các loại công việc thấp lương nhưng được coi là thiết yếu trong đại dịch, khiến chúng ta tiếp xúc với virus nhiều hơn.


Tôi biết rằng Tổng thống Trump đã không gây ra sự chênh lệch chủng tộc mà có từ lâu trong hệ thống tư pháp hình sự, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của chúng tôi kể từ khi các cơ quan đó được tạo ra. Tôi biết rằng cảnh sát đã giết chết đàn ông da đen và phụ nữ da đen mà không có hậu quả hằng chúc năm trước tháng 11 năm 2016 (năm Trump đắc cử). Tôi biết rằng Đảng Dân chủ đã làm người da đen thất vọng về vần đề chủng tộc trong quá nhiều cách khác nhau. Đó là lý do tại sao tôi không đổ lỗi cho ông Trump về tình trạng của mọi thứ - nhưng tôi vẫn thừa biết rằng việc ông ta được bổ nhiệm vào văn phòng cao nhất của quốc gia là một điểm bùng phát.


Sự đắc cử của Trump cảm thấy giống như một nỗ lực của phần màu trắng của nước Mỹ để quay ngược đồng hồ về những năm 1950. Tôi biết rằng chúng tôi, những người da đen, sẽ không bao giờ lặng lẽ quay trở lại phía sau xe buýt nữa, ngay cả khi họ đã hạ nhục chúng tôi vì chúng tôi đã quỳ xuống để phản đối một cách ôn hoà.


Tôi biết rằng nếu một người đàn ông da đen như tôi thấy mình bế tắt trong sự phận nộ mà không thể bình tĩnh lại được, mọi thứ sẽ chín muồi để nổ tung.

Comments


bottom of page