Translated from The Hill's article US ranks last in worker benefits among developed countries: data
So với các quốc gia phát triển khác, Hoa Kỳ thua kém trong việc cung cấp các quyền lợi cơ bản cho nhân viên.
By Alexandra Kelley, on 04-02-2021, 06:30:00
So với các quốc gia phát triển khác, Hoa Kỳ thua kém trong việc cung cấp các quyền lợi cơ bản cho nhân viên.
-Theo phân tích của lợi ích lao động quốc tế, Hoa Kỳ đạt điểm thấp trong số các nước phát triển khác.
- Điểm yếu của Hoa Kỳ bao gồm sự thiếu sót chương trình chăm sóc sức khỏe đại chúng và nghỉ có lương.
Dữ liệu quốc gia mới thu thập được mang tin xấu cho người lao động Mỹ: Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có chất lượng phúc lợi kém nhất trên thế giới.
Công ty phần mềm Nhân Sự Zenefits đã biên soạn dữ liệu về các hệ thống phúc lợi trong công việc tại Hoa Kỳ và so sánh dữ liệu này với cách các công ty quốc tế khác trong việc đảm bảo sự hài lòng của nhân viên và cơ quan.
Nhìn vào một loạt các lợi ích, từ chăm sóc sức khỏe đến các lựa chọn hưu trí, các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ xếp hạng thấp hơn các quốc gia phát triển tương đương khác về lợi ích tốt nhất.
Nổi tiếng với các hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng thành công, các quốc gia Bắc Âu như Canada, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đều nằm trong top 10 các quốc gia có phúc lợi chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Lý do bởi vì đa phần các khoảng thuế ở các quốc gia này đều được phân bổ cho các phúc lợi và cơ sở hạ tầng y tế.
Hoa Kỳ, nơi chăm sóc sức khỏe được tư nhân hóa, không cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đại chúng và Zenefits lưu ý rằng chính các bệnh viện tư nhân cũng góp phần truyền bá việc điều trị bất bình đẳng giữa các cá nhân có đủ điều kiện chi trả cao và những cá nhân không thể.
Lợi ích hưu trí là một điểm yếu khác của Hoa Kỳ; các báo cáo cũ chỉ ra rằng Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 16 trong số các quốc gia có kế hoạch hưu trí tốt nhất.
Mặc dù Hoa Kỳ thường khoe khang về chất lượng cuộc sống và sức khỏe vật chất cao bằng việc cho thấy những người về hưu ở Mỹ được chu cầu tốt. Nhưng bù lại, mặt trái của những điều này bao gồm sự bất bình đẳng về thu nhập, cũng như cung cấp tài chính không đầy đủ cho người về hưu.
Sự bất bình đẳng trong kế hoạch nghỉ hưu của Hoa Kỳ cũng liên quan tới sự bất công chủng tộc. Khoảng 24% hộ gia đình người da trắng được bảo hiểm với chương trình hưu trí tài trợ cho nhân viên, so với chỉ có 16% hộ gia đình người da màu.
Công nhân Da đen và Latin cũng báo cáo thiếu quỹ tiết kiệm hưu trí, với 62% người da đen và 69% hộ gia đình Latin báo cáo không có kế hoạch nghỉ hưu. Điều này trái ngược với chỉ 32% hộ gia đình da trắng.
Trên toàn cầu, Hoa Kỳ cũng đứng ở vị trí thứ 32 về tuổi thọ cao nhất, trung bình 78.5 năm.
Hoa Kỳ cũng nổi tiếng keo kiệt với thời gian nghỉ ăn lương. Có thể là nghỉ ốm, nghỉ phép chăm sóc gia đình hoặc nghỉ để cân bằng cuộc sống công việc, Hoa Kỳ cho thấy các công ty không bị bắt buộc trả lương cho những ngày nghỉ, trong khi các quốc gia tương tự của Liên minh Châu Âu có khoảng 20-30 ngày nghỉ ăn lương và nhân viên có quyền sử dụng tùy ý.
Nghỉ phép thai sản được bảo vệ theo luật lao động Hoa Kỳ, tuy nhiên các công ty thường cho nhân viên chỉ 12 tuần nghỉ và không được nhận lương.
Các công ty ở những nước khác như Phần Lan, Đức, Nhật Bản và Canada cho nhân viên của họ nhiều thời gian nghỉ hơn, từ 161 tuần tới 52 tuần.
Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, phúc lợi tại nơi làm việc có thể thay đổi theo tiểu bang. Các xu hướng cho thấy rằng những tiểu bang ven biển, như California, Washington, Oregon, New York, Maine và Massachusetts cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn so với các tiểu bang nằm ở miền Nam.
Vị trí số 1 ở Hoa Kỳ về phúc lợi cho nhân viên nằm ngay tại thủ đô của quốc gia, Washington D.C., do tiêu chuẩn lương tối thiểu cao và sự bảo hộ người lao động mạnh mẽ.
Thay đổi chính sách có thể cải thiện lợi ích của người lao động, với việc tăng mức lương tối thiểu ở cấp liên bang và mở rộng việc các gia đình được nghỉ ăn lương và nghỉ phép y tế là một trong những sáng kiến phổ biến nhất.
Người dịch: Paul Nguyen & Tri Luong
Biên tập: Adelia Duong & Uyen Duong
Comentários