Translated from The New York Times article The Electoral College Will Destroy America
Và không, New York và California sẽ không thống trị trong hệ bỏ phiếu phổ thông.
Jesse Wegman, ngày 8 tháng 9, 2020
Matt Chase
Trong tuần trước, nhà phân tích số liệu thăm dò Nate Silver đã đăng một biểu đồ minh họa khả năng Joe Biden sẽ trở thành Tổng Thống nếu ông giành được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc bầu cử tháng 11.
Từ “nếu” ở đây có lẽ là không cần thiết. Hiện tại, ít ai có thể tranh cãi rằng Biden sẽ giành được nhiều phiếu phổ thông nhất. Đây không phải là giấc mơ của những người theo phe cấp tiến. Trong một buổi đàm thoại gần đây giữa bốn nhà quản lý vận độ̣ng tranh cử của Đảng Cộng Hòa, một người đã thừa nhận: “Chúng ta sẽ mất số phiếu phổ thông.” Đồng nghiệp ông trả lời: “Ồ, điều đấy là chắc chắn.” Câu hỏi thực sự là liệu ông Biden có giành đủ số phiếu bầu hơn Tổng Thống Trump với hệ thống Đại Cử Tri Đoàn trong năm nay hay không.
Theo phân tích của ông Silver, nếu ông Biden dành được hơn 5 phần trăm điểm trở lên, ông sẽ đánh bại Tổng Thống Trump với hơn bảy triệu phiếu bầu và chắc chắn sẽ thành Tổng Thống.Nếu ông Biden chỉ có hơn 4.5 triệu phiếu bầu? Khả năng ông ta thắng chỉ ở mức 75%.
Tuy nhiên, bất cứ số bầu nào thấp hơn sẽ khiến khả năng chiến thắng của Biden giảm đáng kể. Giả sử như Biden chỉ có hơn Trump 3 triệu phiếu bầu? Trump sẽ dễ dàng thắng nhiệm kỳ hai. Nếu Biden chỉ có hơn 1.5 triệu phiếu bầu, khả năng ông thắng sẽ dưới 1 phần 10.
Điều này đã xảy ra với Hillary Clinton năm 2016, khi bà thắng với hơn 3 triệu cử tri - chênh lệch hơn 2 phần trăm - nhưng thua bởi bà thiếu 80.000 phiếu bầu tại 3 bang. Hai tháng trước Ngày Bầu Cử, khả năng điều này bị lặp lại đang rất cao. Chức vụ Tổng thống là vị trí đại diện mọi người dân Mỹ một cách bình đẳng, bất kể họ sống ở đâu. Người nắm giữ chức vụ đó phải có nhiều phiếu bầu nhất từ toàn người dân Mỹ và trên toàn đất Mỹ.
Hệ thống Cử Tri Đoàn đang hoạt động như hiện tại là một lời nhắc nhở với người dân Mỹ rằng nền dân chủ của chúng ta không công bằng, không bình đẳng và không đại diện mọi người dân. Trên thế giới này, không có nền dân chủ tiến bộ nào khác sử dụng bất kỳ hệ thống tương tự. Cuộc bầu cử, như ông Trump đã nói, là gian lận. Cách nó lũng đoạn lại khác cách ông nghĩ.
Trong thời buổi hiện tại, vấn đề chính của hệ thống Cử Tri Đoàn không phải là các bang nhỏ có nhiều quyền lực một cách không cân xứng. Những tiểu bang đó nhận được thêm hai phiếu đại cử tri dựa trên Thượng Viện của họ. Vấn đề chính của hệ thống là này là bên thắng cuộc của mỗi tiểu bang sẽ giành lấy hết các cử tri. Theo chính sách này, các bang sẽ trao tất cả các đại cử tri của họ cho ứng cử viên có số phiếu phổ thông nhiều nhất trong bang. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều cử tri đã bị mất đi lựa chọn cho ứng cử viên họ ưu tiên nhất.
Hiện nay, 48 tiểu bang trên nước Mỹ đang sử dụng hệ thống “được ăn cả”. Do đó, phần lớn các tiểu bang được coi là “an toàn”, nghĩa là những tiểu bang này thuộc về hai đảng lớn. Cho dù vận động đến bao nhiêu, hiện trạng này vẫn khó thay đổi. Nước Mỹ hiện tại chỉ có vài bang quan trọng đối với hai đảng, thường được coi là bang “chiến địa” - đặc biệt là hai bang lớn như Florida và Pennsylvania, nơi chỉ có vài nghìn hoặc thậm chí vài trăm phiếu bầu sẽ quyết định toàn bộ số cử tri.
Sự lũng đoạn của hệ thống này không hề mới. James Madison, cha đẻ của Hiến Pháp Hoa Kỳ, đã rất lo âu với luật “được ăn cả”. Ông coi đây là một trong những sai lầm quan trọng của hệ thống Đại Cử Tri đoàn khi nó được hình thành đầu thế kỷ 19.
Không chỉ những người theo chủ nghĩa cấp tiến mới hiểu được vấn đề với luật này. Năm 1950, dân biểu Ed Gossett của bang Texas đã từng có bài phát biểu nổi tiếng phê phán hệ thống này. New York trong thời điểm đó là bang chiến địa lớn nhất và quan trọng nhất cả nước với nhiều người da màu thiểu số.
Gosset nói: “Xin hãy hiểu, tôi không phản đối người da đen bỏ phiếu ở Harlem, tôi phản đối việc cả hai đảng chi ra gấp trăm lần số tiền để mua phiếu của họ so với chúng tôi. Tôi phản đối việc phiếu bầu của họ giá trị gấp cả trăm lần phiếu của chúng tôi trên quy mô chính trị quốc gia, so với người da trắng tại Taxas.”
“Xin hỏi, vài nghìn phiếu bầu được ưu tiên như vậy có công bằng, chung thực hay dân chủ không? Mấy ngàn phiếu của dân thiểu số lại có giá trị cao đơn giản bởi vì họ sống tại các tiểu bang lớn, trọng điểm công nghiệp?”
Hai trăm năm sau cảnh báo của James Madison, luật “được ăn cả” của các bang hiện nay đang làm tê liệt nền chính trị của chúng ta và chia rẽ đất nước một các giả tạo. Cứ bốn năm một lần, hàng chục triệu phiếu bầu không cánh mà bay sáu tuần sau ngày bầu cử, khi 538 Đại Cử Tri hội tụ tại thủ phủ của các bang trên toàn nước và bỏ phiếu bầu Tổng Thống. Các bang “xanh” trao tất cả các đại cử chi cho đảng Dân Chủ, bao gồm cả các cử chi theo đảng Cộng Hòa trong những bang đó. Điều này lập lại tương tự trong các tiểu bang “đỏ”.
Hiện tại, khi ta chưa bàn đến việc bãi bỏ Đại Cử Tri Đoàn, giải pháp tốt nhất sẽ là làm điều Madison từng muốn: Bãi bỏ luật “được ăn cả” trên toàn các tiểu bang. Điều này có thể làm được qua Hiệp Ước Bỏ Phiếu Phổ Biến Liên Tiểu Bang, một thỏa thuận giữa các tiểu bang trong việc trao cử tri. Khi các bang đại diện cho phần lớn các cử tri tham gia hiệp ước này, hiệp ước sẽ có hiệu lực, làm cho tất cả các phiếu bầu của mọi dân Mỹ đều có liên quan và đều bằng nhau. Người thắng phiếu phổ thông sau đó sẽ tự động thành tổng thống.
Nếu bạn nghĩ đây chỉ là một âm mưu của đảng Dân Chủ, đang cay đắng và đang háo thắng. Trước khi nghĩ vậy, xin hay lưu ý: Texas đang trên đà chuyển sang “xanh”. Điều này có thể sẽ không xảy ra năm nay, thậm chí không phải là năm 2024, nhưng tương lai này đã rõ. Khi đó, đảng Cộng Hòa sẽ phải đối mặt với một cú sốc lớn. Năm 2016, Donald Trump giành được Texas với hơn 4.5 triệu lá phiếu. Khi đại diện đảng Dân Chủ thắng Texas, toàn bộ các số bầu đấy sẽ biến mất, cùng với khả năng giành được Nhà Trắng. Như ông Gosset đã hỏi, vậy có công bằng hay không?
This article has been abridged for clarity purposes.
Người dịch: Linh Hoang
Biên tập: L. Tạ
Comments