top of page

Hình tượng cảnh sát Derek Chauvin sẽ vẫn tồn tại

Translated from The Atlantic's article There Will Be More Derek Chauvins


Các chính trị gia đầy quyền lực cam kết rằng hệ thống cảnh sát của Mỹ sẽ không thay đổi.

By Adam Serwer, on 21-04-2021, 03:00:00

Các chính trị gia đầy quyền lực cam kết rằng hệ thống cảnh sát của Mỹ sẽ không thay đổi. Trong lời tuyên bố cuối cùng của công tố viên Steve Schleicher, người xét xử cựu cảnh sát Derek Chauvin vì tội giết George Floyd, ông đã nhấn mạnh rằng các bồi thẩm viên có thể buộc tội Chauvin mà không cần kết tội cả ngành cảnh sát. “Đây không phải là một cuộc truy tố chống lại ngành cảnh sát,” ông Schleicher nói với bồi thẩm đoàn. "Đây là một cuộc truy tố để củng cố cho ngành cảnh sát." Luật sư Eric Nelson biện hộ Derek Chauvin, trong lời cuối của ông, nói với bồi thẩm đoàn rằng, “tất cả các bằng chứng đều cho thấy ông Chauvin đã tưởng rằng ông đang làm theo những gì được huấn luyện. Trên thực tế, anh ấy đã làm theo quy trình đã đào tạo”. Cả hai luật sư đều đúng. Vào tháng 5 năm 2020, bốn ngày sau khi video cho thấy Chauvin quỳ gối trên cổ của George Floyd trong khi anh ta cầu xin cho mạng sống lần đầu tiên được công bố, Chauvin đã trở thành một trong số rất ít cảnh sát từng bị truy tố tội giết người khi thi hành công vụ. Ngày hôm qua, như đồng nghiệp David A. Graham của tôi đã viết, Chauvin đã lọt vào nhóm nhỏ hơn nữa của những cảnh sát bị kết án. Đoạn video về vụ thiệt mạng của Floyd đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình dân quyền lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ; nó dẫn đến việc tiếp cận một danh mục dày đặc đầy các vụ cảnh sát lạm dụng quyền được camera điện thoại di động ghi lại. Tuy nhiên cho dù bồi thẩm đoàn đưa ra bất cứ phán quyết nào, những người ủng hộ cảnh sát vẫn sẽ tuyên bố chiến thắng. Nếu Chauvin được tha tội, điều này sẽ củng cố giả thuyết rằng bất kỳ hành vi sử dụng vũ lực nào của một sĩ quan cảnh sát da trắng đến người đàn ông Da đen đều là hợp lý. Tuy nhiên, việc ông bị kết tội đã nhanh chóng được diễn dịch rằng hệ thống hiện tại có khả năng thực thi công lý. Ngay sau khi phán quyết được đưa ra, giám đốc của Cục Trật tự Cảnh sát Patrick Yoes, đã tuyên bố rằng “hệ thống công lý của chúng ta đã hoạt động đúng cách.” Tuy nhiên hệ thống này hiếm khi hoạt động theo cách như vậy. Cảnh sát hiếm khi bị sa thải, chưa nói đến việc bị kết án hình sự vì sử dụng vũ lực. Sự thờ ơ của Chauvin trong video khi Floyd cầu xin mạng sống của anh ta và việc các sĩ quan xung quanh rõ ràng không hành động đã thể hiện bản tính thờ ơ đối với mạng sống của con người. Họ là sự phản ánh của một hệ thống hiếm khi quy trách nhiệm cho các cảnh sát viên khi họ lạm quyền, và một xã hội muốn cảnh sát thực thi “công lý tàn bạo”. Các công đoàn cảnh sát đã thiết lập thành công các quy tắc khiến việc sa thải cảnh sát viên lạm quyền rất khó khăn. Quy định về quyền miễn trừ đủ điều kiện (qualified immunity) có nghĩa là các sĩ quan rất hiếm khi phải chịu trách nhiệm trước tòa dân sự khi họ vi phạm các quyền hiến pháp Hoa Kỳ. Các cảnh sát viên thường không được khuyến khích lên tiếng về những đồng nghiệp thường xuyên có hành vi vi phạm, vì họ có thể bị gọi là kẻ mách lẻo và cảm thấy bị tẩy chay, và các cảnh sát mà họ nêu tên cũng thường không cần phải đối mặt với hình phạt, khiến cho sự dũng cảm đó vừa vô ích vừa tự hủy hoại bản thân. Mặc dù các tòa án đôi khi chỉnh sửa các hành vi lạm dụng nghiêm trọng — họ có thể loại bỏ các bằng chứng được thu thập lại một cách bất hợp pháp hoặc bỏ qua những lời thú tội trong tình trạng đang bị cưỡng bức — nhưng hầu hết các sự tương tác giữa công chúng và các viên chức lạm dụng quyền hạn của họ không bao giờ diễn ra bên trong phòng xử án. Thay vào đó, chúng diễn ra bên ngoài, nơi những người không phạm tội gì cả có thể bị lạm dụng và không cảnh sát viên nào sẽ bị trừng phạt miễn là không người nào lấy camera trên điện thoại di động ra quay. Đúng vậy, nếu không nhờ sự dũng cảm của Darnella Frazier, thiếu niên ghi lại đoạn video Floyd bị bắt, thì cái chết của anh ta có thể đã bị khai sai trong hồ sơ chính thức là do “chống cự” các sĩ quan. Nó có thể chỉ đơn giản là một vụ khác trong hàng trăm vụ mà các sĩ quan ở Minnesota sử dụng hành động buộc cổ các tình nghi. Việc buộc cảnh sát phải chịu trách nhiệm về những hành vi sai trái gặp những rào cản mang tính hệ thống đáng kể, nhưng cũng có những rào cản mang tính văn hóa. Nhiều người Mỹ muốn cảnh sát "mạnh tay" với những kẻ được coi là tội phạm hoặc đối tượng tình nghi - một tâm lý đã tồn tại qua nhiều thế hệ. “Những nhà cải cách cấp tiến từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20… nhắm vào mục tiêu tham nhũng của cảnh sát nhưng thường không thấy gì sai đối với việc khuyến khích các sĩ quan thoải mái sử dụng gậy baton của họ để chống lại tội phạm và những kẻ chống đối,” giáo sư Luật Stanford và cựu công tố viên David Alan Sklansky viết trong quyển Khuôn Mẫu Bạo lực. “Báo chí ca ngợi việc cảnh sát 'đánh đập vì lợi ích’. Nhiều nhà cải cách đã liên kết nạn tham nhũng của cảnh sát với sự dung túng cho cái ác; họ muốn cảnh sát cứng rắn với những kẻ vi phạm pháp luật." Tâm lý đó tăng lên trong thời kỳ tội phạm gia tăng. Trong những năm 70 và 80, Sklansky viết, “mối quan tâm ngày càng tăng về tội phạm bạo lực” khiến “nhiều người khoan dung hoặc thậm chí háo hức với ‘chiến thuật thô bạo’ của cảnh sát. Cũng giống như những thời đại trước đó, ngày càng có nhiều ý kiến ​​cho rằng đã đến lúc cảnh sát nên nhẹ tay lại." Khi cựu Tổng thống Donald Trump khuyến khích một nhóm cảnh sát ở Long Island vào năm 2017 lạm dụng các nghi phạm đang bị giam giữ của họ, các cảnh sát đã bật cười vì Trump đang bày tỏ tâm lý ngầm đó một cách công khai. Sẽ có nhiều Derek Chauvin hơn, bởi vì việc ông ta bị kết án không hề thay đổi hệ thống này nào cả. Nó không thay đổi thực trạng mà cảnh sát tham gia vào hành vi như vậy có thể trông đợi vào sự im lặng của đồng nghiệp của họ, các biện pháp bảo vệ công phu được thiết lập bởi học thuyết pháp lý và sự thương lượng tập thể, và quan niệm rằng việc gây tổn thương cho những "người đáng tội" là một phần đáng ngưỡng mộ của công việc. Ngược lại: các chính trị gia có quyền lực đang cam kết đảm bảo rằng hệ thống này không thay đổi, một số người trong số họ đang ca ngợi niềm tin của Chauvin là công lý được thực thi. Tuy nhiên, sau khi phán quyết được công bố, người dẫn chương trình Fox News, Tucker Carlson đã gọi kết án của Chauvin là một “cuộc tấn công vào nền văn minh”. Và theo nghĩa này, anh ấy đã đúng: Đó là một cuộc tấn công vào một khái niệm cụ thể về một nền văn minh mà khi một cảnh sát da trắng bị kết án vì đã giết một người da đen. Hệ thống phân cấp chủng tộc truyền thống của Mỹ đang bị xói mòn bởi quan niệm rằng mạng sống của hai người như vậy có giá trị ngang nhau. Trong phần lớn thời gian tồn tại của nó, luật pháp Hoa Kỳ, ngầm hiểu hoặc đã được nêu ra một cách rõ ràng, đã cho rằng bạo lực như vậy là cách "nền văn minh" được duy trì, một giả định tạo khuôn mẫu cho cả hệ thống chính trị và thực thi pháp luật cho đến ngày nay. Thách thức đối với những người cảm thấy ghê tởm vì Chauvin bị buộc tội là họ muốn ủng hộ hành vi bạo lực như một phần thiết yếu của xã hội lý tưởng, mà không thừa nhận rõ ràng bản chất của nó. Khi luật sư bào chữa của Chauvin nói Chauvin chỉ đang thi hành nhiệm vụ theo bài tập huấn luyện của ông ấy, ông ấy có thể đã không hoàn toàn nhìn nhận đúng về việc Chauvin sử dụng tư thế ghì cổ cụ thể nào. Nhưng có lẽ ông ấy đã đúng về việc Chauvin đã làm những gì mà ông tin rằng ông được phép và theo nguyên tắc phải làm. Một Chauvin khác rồi cũng sẽ cảm thấy như vậy. Nhưng lần sau, có thể sẽ không có một người dũng cảm cầm máy quay làm chứng một cách không thể chối cãi được.


Người dịch: Khang Ton & Que Do

Biên tập: Chau Tran


Comments


bottom of page