top of page

Khủng hoảng Covid ở Việt Nam: công nhân cố gắng "tháo chạy", bỏ phố về quê

By Reuters, on 16-08-2021


Hàng nghìn công nhân thất nghiệp ở thành phố lớn nhất Việt Nam đang cố gắng chạy trốn về quê. Nhiều người chất đống đồ đạc lên xe máy, cố tìm đường rời khỏi thành phố, sau khi chính quyền kéo dài thời gian "đóng cửa" để phòng dịch tại tâm dịch coronavirus tồi tệ nhất của đất nước.


Hình: BBC ViêtNam


Xem video tại đây Trong khi đó, các nhà chức trách đang đau đầu tìm cách ngăn chặn họ rời khỏi Thành phố Hồ Chí Minh để giảm thiểu khả năng phát tán virus sang các vùng khác của đất nước. Có thể thấy nhiều đoàn xe máy bị chặn lại tại các rào chắn xung quanh thành phố kể từ Chủ nhật. Đoạn phim truyền hình từ các tỉnh công nghiệp phát triển gần đó ghi lại cảnh các công nhân nhà máy hôm thứ Hai trong bộ quần áo bảo hộ từ đầu đến chân, lao lên tàu hỏa và xe buýt trong một nỗ lực tương tự để chạy trốn khỏi những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà chức trách với loa phát thanh kêu gọi mọi người duy trì giãn cách xã hội và trở về nhà của họ giữa tiếng kèn inh ỏi và tiếng la hét phảng kháng của những người cố gắng rời đi trong tuyệt vọng. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm phần lớn trong số 6.141 ca tử vong do coronavirus và hơn 283.000 ca nhiễm ở Việt Nam tính đến ngày 16 tháng 8, khoảng một phần ba diện tích thành phố đang bị phong tỏa. Thành phố 9 triệu dân đang chứng kiến ​​trung bình 241 ca tử vong mỗi ngày. Nhiều người đang phải vật lộn để kiếm sống sau khi mất việc làm trong mùa dịch liên quan đến việc các nhà máy bị dừng hoạt động. Chính phủ đã công bố các gói hỗ trợ. Anh Nguyen Van Hoan đang muốn quay về Hà Tĩnh, quê nhà anh cách đó khoảng 1.200 km (746 dặm), bằng đường bộ. Anh nói: "Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của tôi. Tôi đã cố gắng rời thành phố nhiều tuần trước nhưng được lệnh quay trở lại nơi ở của mình". Anh Hoan bị mất việc cách đây hai tháng. Trên chiếc xe máy của mình, anh ta chất một vali, những gói mì tôm làm lương thực, nước và xăng dự phòng. "Nhiều người hàng xóm của tôi đã chết. Nếu tôi ở lại, tôi cũng sẽ chết hoặc vì đói và căng thẳng hoặc vì virus", Hoan nói với Reuters qua điện thoại và cho biết thêm rằng anh chưa nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ nhà nước. Các cơ sở y tế cũng quá tải, với các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân và thiếu nhân viên. Chính phủ đã phải ra lệnh cho các cơ sở y tế không được phép từ chối bệnh nhân.

Dịch và biên tập: Chau Tran

Comments


bottom of page