top of page

Kỳ thị nữ giới trong văn hóa đại chúng trong những năm 2000

Updated: Jun 1, 2021

Translated from Vox's article The bubblegum misogyny of 2000s pop culture


Khi phụ nữ ở độ tuổi 30 ngày nay còn là các thiếu nữ, những hoang mang về giới tính/tình dục, sự trong trắng và nữ tính đã bắt đầu hình thành trong xã hội thời bấy giờ.

By Constance Grady, on 25-05-2021, 03:00:00

Chúng ta đã hủy hoại con gái 20 năm trước đây như thế nào - và tại sao bây giờ chúng ta mới bắt đầu tìm hiểu về việc đó.


Khi phụ nữ ở độ tuổi 30 ngày nay còn là các thiếu nữ, những hoang mang về giới tính/tình dục, sự trong trắng và nữ tính đã bắt đầu hình thành trong xã hội thời bấy giờ. Chúng ta lớn lên sau thời hoạt động đấu tranh cho nữ quyền: Phụ nữ đã đạt được bình đẳng và đã trở thành những người ủng hộ quyền lực nữ giới, và không còn nhiều điều để phàn nàn nữa. Chúng ta ở giữa một nền văn hóa "gợi dục": phải làm da mình rám nắng, nhìn gợi cảm, thân hình săn chắc, chịu chơi. Rồi chúng ta lại đang bước vào trào lưu đeo nhẫn trong trắng thời tổng thống Bush, khi trinh tiết được coi như là một giải thưởng để tôn thờ và đánh giá.

Một điều rõ ràng nhất là: Không có cách nào đúng để làm một người con gái. Chỉ có những cách để thất bại khác nhau. Và chúng ta học được điều đó từ văn hóa đại chúng (pop culture).

Hiện tại, văn hóa đại chúng rất ám ảnh với việc lật lại tìm hiểu thời điểm đó. Dường như chúng ta mong muốn quay lại thời kì đó hết lần này đến lần khác để tìm những người mà chúng ta từng cho rằng là những người con gái sai trái - và rồi tự vấn chính mình, có phải chăng chính chúng ta, và cả một một văn hóa, đã phạm sai lầm?

Gần đây nhất, sự ám ảnh này được thể hiển trong các tác phẩm như tài liệu của HBO, Allen v. Farrow, tài liệu đề cập lại các cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em của Woody Allen vào đầu những năm 90; phim tài liệu Framing Britney Spears của New York Times và Hulu, ghi lại các mốc thời gian khi giới truyền thông tạo nên thời kỳ hoàng kim của Spears và vòng xoáy xuống dốc của cô vào khoảng năm 2007; và chương trình phát thanh podcast You’re Wrong About đưa ra những phản biện được nghiên cứu kĩ lưỡng để giúp sửa sai những hiểu biết lệnh lạc về những nhân vật nổi bật như Công nương Diana Monica Lewinsky.

Amy Ziering, đạo diễn tài liệu Allen v. Farrow cùng với Kirby Dick, chia sẻ rằng khuynh hướng quan tâm đến những người phụ nữ đã bị ngược đãi mới bắt đầu đây. Cô cho biết, bộ phim tài liệu Cuộc chiến vô hình (Invisible War) năm 2012 của Ziering và Dirk, về nạn cưỡng hiếp trong quân đội Hoa Kỳ, đã bị phản ứng khác xa so với sự hoan nghênh chào đón bộ tài liệu Allen v. Farrow.

Cô Ziering kể lại, “Vào thời điểm đó, tôi đã làm nhiều việc cho cả HBO và BBC. Tôi là một nhà phim tài liệu có tiếng. [Nhóm] chúng tôi đã được đề cử cho các giải Emmy. Nhưng khi chúng tôi ra ý tưởng cho [Cuộc chiến vô hình] điều duy nhất chúng tôi nghe thấy là, ‘Không ai muốn nghe các câu chuyện của phụ nữ. Không ai muốn nghe những câu chuyện về phụ nữ bị hãm hiếp và chắc chắn không ai muốn nghe những câu chuyện về phụ nữ bị hãm hiếp trong quân đội.' Đó là trích dẫn trực tiếp từ một công ty cấp tiến tài trợ hàng tấn phim tài liệu vào năm 2010."

Đạo diễn Ziering ghi nhận, thái độ của dư luận đã thay đổi rất nhiều từ phong trào Me Too sau chuyện của Harvey Weinstein. Cô nói: “Có một nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới tính và bạo lực giới tính hơn bao giờ hết”. “Cuối cùng thì chủ đề này cũng đột phá để trở thành một phần của đối thoại văn hóa, trái ngược với trước đây khi nó được xem là một chủ đề bên lề chỉ được một số ít nhà hoạt động xã hội thảo luận đến.”

Samantha Stark, đạo diễn bộ phim tài liệu Framing Britney Spears, cho rằng mạng xã hội là một trong nhiều nhân tố thúc đẩy chúng ta nhìn lại lịch sử. “Vào đầu những năm 2000 và những năm 90, bất cứ khi ai đó trên truyền hình hỏi Britney rằng cô ấy có còn trinh hay về bộ ngực của cô khi cô ấy còn là một thiếu niên, nó chỉ xuất hiện trên TV và khán giả tiêu thụ những nội dung đó. Sau đó thì nó biến mất,” Stark nói. “Khác như bây giờ, trước đây không có cách nào để bình luận ngay lập tức về [các nội dung trên truyền hình]. Nếu điều đó xảy ra hôm nay, nó sẽ xuất hiện trên mạng xã hội trong vòng năm phút."

Sarah Marshall, người đồng tổ chức chương trình podcast You're Wrong About với Michael Hobbes, cũng cho rằng mạng xã hội có liên quan đến lý do tại sao những câu chuyện trong quá khứ lại có vẻ kỳ lạ và dễ bị hiểu lầm đối với chúng ta - đặc biệt là những câu chuyện đươc báo chí đưa tin đáng kể trong thời điểm đó.

“Chúng ta thường muốn tin rằng nếu các phương tiện truyền thông đã đưa tin về một câu chuyện, và họ có mặt ngay tại đó, thì chúng ta đã không bỏ lỡ bất cứ điều gì, phải không?” Marshall nói. “Giả định của tôi là ngược lại, đôi khi công chúng càng chú ý và báo chí càng tranh nhau đưa tin về một câu chuyện, thì càng có nhiều khả năng là chúng ta đã bỏ lỡ một điều gì đó quan trọng. Bởi vì thế giới thời tiền-Twitter, hoặc trước khi chúng ta có mạng xã hội với quy mô và tính hợp pháp như bây giờ, sự thật bị che đậy vì số người có thể phản đối những thông tin mà nền văn hóa đại chúng chính thống đưa ra là quá ít."



Bên trái, Jessica Simpson trên trang bìa Us Weekly, ngày 25 tháng 10 năm 2012. Bên phải, Britney Spears trên trang bìa Us Weekly, ngày 19 tháng 11 năm 2012. (Us Weekly)

Không chỉ công nghệ và những cuộc vận động xã hội thay đổi kể từ những ngày các tạp chí tin tức chính thống có thể dễ dàng gọi Britney Spears mập và không bị hậu quả gì. Cũng có một sự thay đổi về thế hệ trong giới truyền thông. Thế hệ Millennials* giờ đây tạo nên một khối đủ lớn và đủ mạnh trong nền văn hóa đại chúng để kể lại chuyện thời thơ ấu của họ, và cách những câu chuyện đó được kể tàn nhẫn như thế nào.

*Thế hệ millenials là thế hệ ở tuổi trưởng thành vào đầu thế kỷ 21.

"Hồi đó chúng tôi rất ác ý với các phụ nữ trẻ!" Stark nói. "Và rất nhiều người trong chúng ta ngày nay những phụ nữ trẻ hồi đó."

Những người làm phim tài liệu và chương trình podcast có tên tuổi ngày nay cũng chính là những người lớn lên trong chủ nghĩa kỳ thị nữ giới được tô vẽ của những năm 2000. Và để đạt được khoảng cách để nhìn lại và xem xét việc đó đã xấu xa đến mức nào cũng có sức mạnh riêng của nó.

Marshall chia sẻ: “Đối với tôi, việc xem các câu chuyện người lớn kể lại khi tôi còn nhỏ và sau đó nhận ra được cách họ kể tệ đến mức nào là một hành trình trưởng thành." “Chúng ta sỉ nhục phụ nữ chỉ vì họ có mặt trên đài truyền thông, và tôi cảm thấy đó là điều quan trọng cần xem xét trong thế hệ [chúng ta]. Khi bạn còn nhỏ, bạn đã tiếp cận những thông tin và tư tưởng nào? Những người lớn phụ trách văn hóa khi đó có thể không làm tốt công việc của họ theo cách mà các bạn muốn thế nào?”

Hiện tại, 'có làm tốt công tác này chưa' là một câu hỏi phức tạp. Phê bình nền chính trị tồi tệ của quá khứ dễ hơn rất nhiều so với việc xác định vấn đề tồi tệ trong hiện tại. Thông thường, việc nhận xét văn hóa đại chúng của quá khứ có thể trở thành một cách tự khen mình: một cơ hội để độc giả hiện tại tự chúc mừng họ vượt trội qua mặt đạo đức so với những người trong quá khứ, để thư giãn với ý tưởng rằng trước đây có phân biệt giới tính và chủng tộc và nhiều cố chấp khó chịu khác - nhưng bây giờ, chúng ta đã khắc phục tất cả các vấn đề đó.

Đạo diễn Ziering lập luận rằng những phản ứng như vậy là không tốt. Ziering nói: “Mong muốn duy nhất, ít nhất là theo quan điểm của tôi, là kể những câu chuyện này để chúng làm những câu chuyện cảnh giác, để chúng có sự cộng hưởng về mặt đạo đức và chúng hoàn toàn quan trọng. “Ý tôi là, chúng ta đã có một tổng thống ”săn mồi!"

Cô Ziering cho biết thêm rằng cách đưa tin tốt sẽ giúp mọi người hiểu thêm hoàn cảnh mà sự kỳ thị nữ giới năm ngoái tiếp tay cho sự kỳ thị nữ giới năm nay. Để đạt được mục tiêu đó, bộ tài liệu Allen v. Farrow đã dành thời gian đáng kể cho thấy ý tưởng sai lầm về “hội chứng xa lánh cha mẹ”, một tình trạng giả tưởng cho rằng một phụ huynh lôi kéo khiến con trẻ xa lánh người còn lại. Mặc dù không có bằng chứng khoa học cho hội chứng như vậy và toàn bộ ý tưởng chủ yếu dựa trên những khái niệm sai lầm cũng như chuyện về những lời khai hiếp dâm thường là giả tạo, nhưng ý tưởng đó đã là một phần quan trọng trong biện hộ giành quyền nuôi con của Woody Allen với Mia Farrow. Sau đó, Allen v. Farrow cho thấy, “hội chứng xa lánh cha mẹ” vẫn là một biện pháp bào chữa được sử dụng khá nhiều trong các tòa án gia đình - và khi điều này được sử dụng, tòa án có nhiều khả năng đứng về phía phía phụ huynh bị buộc tội lạm dụng hơn.

Đó là bởi vì sự sai lầm của ngày hôm qua vẫn còn ở đây hôm nay - bởi vì nó đã định hình tâm trí và văn hóa của chúng ta lúc đó, và bởi vì chúng ta vẫn đang sống với những khuôn khổ đó ngày nay - mà Vox đang khởi động một dự án mới mà chúng tôi gọi là The Purity Chronicles.

The Purity Chronicles là một loạt phim nhìn lại các giá trị và quan điểm về tình dục và giới tính của những năm cuối thập niên 90 và những năm 2000, từng hiện tượng văn hóa đại chúng một lúc. Chúng tôi sẽ phân tích tất cả những ý tưởng kỳ lạ và bối rối về tình dục mà những người lớn ngày nay đã tiếp thu với bộ não thiếu niên non nớt của họ từ rất lâu trước khi họ có khả năng hiểu chúng và tìm hiểu cách mà ý tưởng đó tiếp tục âm thầm phát triển cho đến nay.

Chúng tôi sẽ bắt đầu với thời điểm hàng ngàn lời đùa có vấn đề được kể vào các chương trình truyền hình buổi tối: Đoạn băng sex của Paris Hilton năm 2003, và bài học kèm theo rằng bất kỳ phụ nữ nào là nạn nhân của tội phạm tình dục đều có thể là kẻ ngu ngốc và có thể tự chuốc họa. Sau đó, chúng tôi sẽ xem xét những câu chuyện nửa vời khác: chuyện gì đã xảy ra với Janet Jackson và Whitney Houston và Christina Aguilera; những gì chúng ta học được từ hãng phim Warner Bros. và những gì chúng ta học được từ chương trình Disney Channel và những gì chúng tôi học được từ kênh MTV.


Đây không phải là những câu chuyện về việc trước đây chúng ta từng tệ như thế nào mà bây giờ thì lại tốt đẹp. Đây là những câu chuyện về cách những sai lầm trong quá khứ hình thành tâm trí chúng ta và tiếp tục uốn nắn chúng trong cách mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết được. Chúng ta có thể đưa những ý tưởng u ám, nửa vời này trở lại tiêu điểm bằng đưa những câu chuyện thời ấy vào tâm điểm dư luận.

Người dịch: Que Do

Biên tập: Bảo Trân


Comments


bottom of page