top of page

Kể chuyện về những cuộc biểu tình ở Mỹ và Hồng Kông

Jiayang Fan, ngày 23 tháng 6, 2020


Translated from The New Yorker article Telling the Stories of the Protests Here and in Hong Kong.

Người biểu tình tập hợp tại Hồng Kông trong tháng này, một năm sau khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lần đầu tiên tăng mạnh trên toàn thành phố. Ảnh chụp của Justin Chin / Bloomberg / Getty


Có một khoảnh khắc trong mỗi cuộc đời người phóng viên nước ngoài khi cô phải đối mặt xem liệu câu chuyện mà cô đang kể có phải là dành cho cô kể hay không. Điều này đã rất rõ ràng với tôi khi tôi đến Hồng Kông vào tháng 9 năm ngoái để tường thuật về các cuộc biểu tình đã nhấn chìm thành phố. Trong vòng hai tuần, tôi đã cẩn thận mặc áo vest báo chí, đội mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang (để chống lại hơi cay, lúc này chưa có coronavirus) và chứng kiến ​​các cuộc biểu tình kết thúc trong các cuộc đụng độ dữ dội với cảnh sát, biết rằng câu chuyện mà tôi sắp đăng lên là sẽ dở dang.


Một tuần trước, khi máy bay trực thăng làm ồn trên đầu căn hộ ở Harlem của tôi và đèn cảnh sát lướt qua cửa sổ của tôi, tôi đã xem lại hình ảnh mà tôi đã chụp được trên điện thoại của những người đàn ông và phụ nữ đeo mặt nạ chống lại cảnh sát trong trang bị bạo loạn. Chín tháng trước, khi tôi đăng những hình ảnh tương tự từ Hồng Kông, bạn bè và đồng nghiệp ở đây, những người đã biết đến thành phố này như một đô thị lấp lánh và trật tự, đã bày tỏ sự kinh ngạc của họ. Điều gì đã khiến cho một thành phố dân trào? Tất nhiên, đây là câu hỏi mà tôi đã được gửi đến để trả lời. Tôi đã biết đại khái của câu chuyện. Năm 2019, Bắc Kinh đã ủng hộ một dự luật dẫn độ cho phép bắt người Hồng Kông bị truy tố tội phạm đến Trung Hoa Đại Lục và giam giữ họ tại đấy; nỗi sợ là luật này có thể bao gồm những người bị truy nã trên cơ sở chính trị, thay vì trên cơ sở luật pháp. Dự luật này có thể đã châm ngòi, nhưng tỉ lệ và quy mô của các cuộc biểu tình đã chứng minh có gia tăng trong việc chống đối với sự xâm lấn của Bắc Kinh đến các quyền tự do dân sự của thành phố, quyền mà được bảo vệ bởi tình trạng bán tự trị. Có gần bảy triệu rưỡi người ở Hồng Kông; Đã có thời điểm khi gần hai triệu người này đã tham gia tuần hành trên đường phố. Các cuộc biểu tình đã bắt đầu một cách hòa bình, nhưng đôi khi đã trở nên bạo lực, và sự tàn bạo của cảnh sát tiếp tục nhóm lửa cho những người biểu tình. Gần chín ngàn người đã bị bắt.


“Không có hy vọng đâu,” ít nhất một người biểu tình đã nói với tôi, “Bắc Kinh sẽ được theo ý nó.” Tám tháng trôi qua, những lời đó đã như thần đoán. Vào thứ bảy, Bắc Kinh đã vén màn kế hoạch cho một luật an ninh mới, sẽ trao cho nó quyền lực rộng lớn hơn trên lãnh thổ bằng cách áp đảo tư pháp độc lập Hồng Kông và thành lập văn phòng an ninh quốc gia trong thành phố. Luật này sẽ trao cho Bắc Kinh quyền hạn để “thực thi quyền hạn” đối với các vụ án “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong những trường hợp cụ thể.”


Dự luật dẫn độ Bắc Kinh là một tia lửa, nhưng không phải là lý do duy nhất cho các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Tương tự, cái chết của George Floyd, một người đàn ông Da Đen đã chết dưới đầu gối của một sĩ quan cảnh sát Da Trắng, là chất xúc tác nhưng hầu như không phải là nguyên nhân duy nhất cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ. Cơn thịnh nộ với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mà đã được thể chế hóa, bao gồm cả những cái chết oan uổng trong tay cảnh sát, đã trở nên trầm trọng hơn bởi những cái chết và sự khó khăn trong đại dịch, và bởi những lời nói và hành động của một Tổng Thống dường như quyết tâm kích động sự chia rẽ và thù hận. Trong ba tuần qua, hơn hai ngàn thành phố và thị trấn đã chứng kiến ​​các cuộc biểu tình. Hai mươi ba tiểu bang đã gọi Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia, và tổng cộng sáu mươi hai ngàn quân đã hoạt động. Hơn mười một ngàn người đã bị bắt giữ.


Theo dõi các cuộc biểu tình ở New York, tôi đã phỏng chúng theo mô hình của các sự kiện ở Hồng Kông. Những điểm tương đồng không khó tìm, nhưng vai trò của tôi giờ đã khác. Ở Hồng Kông, tôi là một người ngoài cuộc: sinh ra ở Trung Quốc Đại Lục nhưng lớn lên ở Hoa Kỳ, nơi nền báo chí tự do được hiến pháp bảo vệ. Bất kỳ người kể chuyện nào cũng lựa chọn những thông tin và chi tiết và các nguồn để dựa vào, và lựa chọn của tôi phản ánh các giá trị văn hóa của riêng tôi. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, tiếng nói độc lập đã bị bắt làm thinh ở Trung Quốc, và các phương tiện truyền thông ngày càng tập hợp thành một nhánh của chính phủ, xuất bản tin tức phục vụ lợi ích của nhà nước. Điều trớ trêu là các phương tiện truyền thông đại lục tin rằng các phóng viên phương Tây cũng vậy, lên án họ là những người được chính phủ tài trợ bán những tuyên truyền để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn đáng nhớ nhất của tôi ở Hồng Kông là với một chàng trai trẻ có quan điểm khác. “Một mặt,” em ấy nói với tôi, “tôi muốn bạn tường thuật về những gì xảy ra ở Hồng Kông để chính phủ Hoa Kỳ có thể giúp chúng tôi. Mặt khác, tôi không thực sự chắc chắn rằng đó có thể là trách nhiệm của bạn.”


Những lời nói của em đã dạo trong đầu tôi gần đây, khi các cuộc biểu tình lan rộng khắp Mỹ. Trách nhiệm của người Mỹ lúc này là gì? Sự bành trướng và thiếu chắc chắn của các sự kiện đã xảy ra, đối đầu trực tiếp với sự chăm chú của Donald Trump để tạo một thông điệp nhất quán: bất kỳ tường thuật nào không tán thành chương trình nghị sự của ông, là một phần của một âm mưu. Trong đó, ông có nhiều điểm chung với giới lãnh đạo hiện tại ở Hồng Kông. Đặc Khu Trưởng Carrie Lam, với sự hỗ trợ của ông Tập và Đảng Cộng sản, đã miêu tả các nhân vật chính trong các cuộc biểu tình là côn đồ ở rìa và tội phạm đánh thuê. Các phương tiện truyền thông nhà nước đã báo cáo rằng những người biểu tình đang tàn phá xã hội, và việc sử dụng vũ lực là cần thiết để dập tắt họ. Trump chọn một chiến thuật tương tự như đã dự đoán, mô tả các cuộc biểu tình của Hoa Kỳ là thành quả của những kẻ khủng bố cực đoan, “côn đồ,” và khuyến khích những người ủng hộ ông đụng độ với những người biểu tình Black Lives Matter. Gieo chia rẽ để đánh lạc hướng công chúng là một chiến thuật lâu đời của bạo chúa. Trong khi Trump liên tục lăng mạ các nhà báo là “kẻ thù của người dân,” thì có lẽ ông Tập cũng đã tự nói với chính mình, “đó là lý do tôi làm chúng im.”


Do đó, không có gì ngạc nhiên khi, theo cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, Trump đã tán tỉnh ông Tập để giúp ông tái đắc cử, khi trong công khai lại mắng mỏ đối thủ Joe Biden vì đã mềm lòng với Bắc Kinh. (Trump cũng đã tán thành ý tưởng giam giữ các thành viên của một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc trong các trại giam.) Tuy nhiên, sự xuất hiện của một nhà độc tài tiềm năng Mỹ đã chủ yếu có vai trò lợi ích cho ông Tập. Hình ảnh các cảnh sát Mỹ sử dụng hơi cay, bình xịt tiêu cay và đạn cao su để trấn áp người biểu tình, bao gồm cả bên kia đường của Nhà Trắng, đã bị tung lên khắp phương tiện truyền thông Trung Quốc. "Hoa Kỳ triển khai vũ khí chiến tranh để kiểm soát các cuộc biểu tình” là một tiêu đề trên The Global Times, một thời báo do Đảng Cộng Sản kiểm soát. Các biên tập viên của nó cũng đã đăng lên phương tiện truyền thông xã hội rằng, đối với Hoa Kỳ, sự “đàn áp của bất ổn dân chủ trong nước đã làm xói mòn thêm cơ sở đạo đức để tự xưng là 'ngọn hải đăng của nền dân chủ.'” Sau đó, một tin nhắn được gửi bởi dì tôi, người đã nghỉ hưu từ báo Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước chính thức của Trung Quốc, để nói với tôi rằng, “Nước Mỹ đã bắt đầu bắt giữ và bắn vào các nhà báo.” Bà ấy đã dự đoán tất cả những điều này từ lâu, và nói thêm, “Hãy làm ơn hãy xem kỹ những gì con viết về nước Mỹ và Trump.”


Tôi nói với dì tôi rằng tôi có thể viết những gì tôi muốn về các chính trị gia Mỹ, và tự do báo chí đánh dấu một trong những khác biệt cơ bản giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng tôi phải thừa nhận với bản thân mình rằng niềm tự hào của tôi về thực tế đó đã bị lung lay không chỉ bởi các cuộc tấn công của Trump vào báo chí, mà còn bởi sự khinh miệt của ông ta đối với sự thật. Điều tôi lo ngại nhất, với tư cách là một nhà báo và là một người Mỹ, là Tổng Thống không ngừng tìm cách sửa lại câu chuyện Mỹ trong thời gian thực. Hiện tại, ông đang phỉ báng những người biểu tình mà đang hy vọng sẽ chữa lành vết thương nặng nề nhất của Hoa Kỳ -- Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc-- như một phần của chiến lược tái đắc cử của ông. Ông ta tự xưng là “Tổng Thống của pháp luật của và trật tự" trong một thời điểm khi ông đang xúi giục sự bất trật tự. Chủ Nghĩa Xét Lại này là một thành tựu khác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc: trong việc xóa bỏ sự thật của câu chuyện Trung Quốc, nó đã gây ra chứng mất trí nhớ về văn hóa cho các thế hệ người dân sau này.


Sau khi câu chuyện của tôi về Hồng Kông xuất hiện, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã gọi tôi là một “nhà báo thân Hoa Kỳ đã làm nên sự nghiệp bằng việc bôi nhọ Trung Quốc.” Không có khả năng là nhiều người ở Trung Quốc đã đọc được bài của tôi. Trang web của tờ The New Yorker đã bị chặn bởi bức tường kỹ thuật số cùng kiểm duyệt tất cả các báo chí nào không tuân thủ đường lối của Đảng. Tôi đã có một ý niệm mơ hồ rằng điều này có thể xảy ra và nhận ra rằng, khi nhìn lại nó, mối quan tâm của tôi với tính khách quan được sinh ra từ sự lo lắng rằng tôi không bao giờ có thể chứng minh tính khách quan của mình với những kẻ gièm pha. Trong một xã hội thiếu tự do, ngay cả việc theo đuổi tính khách quan cũng là một mối đe dọa, bởi vì nó cho thấy rằng có một thực tế vượt ra ngoài câu chuyện chính thức từ nhà nước.


Trong ba năm qua, người Mỹ đã trải nghiệm trở thành những nhân vật trong câu chuyện Mỹ của Trump. Nhưng ông ta không thể ngăn chặn những câu chuyện thật đang ào ra trong thời điểm phán xét này. Những câu chuyện này đã khiến chúng ta phải xem xét lại các di tích về quá khứ của mình, từ Columbus đến Liên Minh (phiến quân trong nội chiến Mỹ), và đánh giá lại khuôn khổ tường thuật mà các nhân vật và những biểu tượng lịch sử này đã rút ra giá trị của họ. Sống trong một xã hội cởi mở có nghĩa là biết thừa nhận rằng, mặc dù Mỹ là một quốc gia, một số lượng lớn người Mỹ đã đồng lõa trong việc giao nộp đồng bào của họ cho một quốc gia ác ôn hơn, quốc gia mà đã bị thúc đẩy bởi bạo lực vô tri từ chính phủ, mặc dù đây không phải là câu chuyện nước Mỹ muốn đọc về chính nó. Các thể chế và hệ thống chính trị là nhân vật sống bên trong những câu chuyện chúng ta tự kể với chính mình. Sửa đổi lịch sử của mình để thừa nhận những thất bại của chúng ta không phải là một hành động mạo phạm mà là hành động của hy vọng. Nó là một lời nhắc nhở rằng chúng ta có thể thay đổi hành trình của đất nước này và có lẽ, chúng ta sẽ làm được.


Jiayang Fan là thành nhà báo thường trực ở The New Yorker từ 2016.


Translation by Cookie Duong.

Comments


bottom of page