top of page

Người Mỹ đang kiện chính quyền đã đặt quyền tự do cá nhân lên trên sức khoẻ dân chúng

By Wendy E. Parmet, on 31-08-2021, 13:00:00


Đã từng có một thời, người dân xin được miễn khỏi những biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Giờ đây tình hình đang diễn ra theo hướng ngược lại.


Khi mà đại dịch ngày càng kéo dài, một thời đại mới của những vụ tranh tụng về COVID-19 đã bắt đầu. Ban đầu, những tranh cãi về đại dịch tại nước Mỹ đều diễn ra theo một kịch bản quen thuộc: nhũng người sùng đạo, chủ doanh nghiệp và những người theo chủ nghĩa dân túy chống chính phủ biểu tình phải đối những sắc lệnh y tế công cộng, và đòi tòa án cho họ miễn trừ hoặc loại bỏ những lệnh đó. Bây giờ, khi chính quyền tiểu bang đã chặn những biện pháp y tế công cộng chống dịch, những nguyên đơn lại đang đòi toà án bắt buộc chính quyền bảo vệ họ khỏi dịch bệnh. Phiên xét xử đầu tiên của vụ tranh tụng COVID-19 bắt đầu từ tháng 3 năm 2020, khi mà chính quyền đang vật lộn dể kiểm soát tốc độ lây lan nhanh chóng của virus corona. Trong suốt giai đoạn này, chính quyền ra lệnh cho các doanh nghiệp và trung tâm tôn giáo phải đóng cửa, hạn chế tập trung, cấm các ca mổ y khoa không cần thiết, và trong một số trường hợp cấm cả đi lại giữa các bang. Sau đó một thời gian, chính quyền bắt buộc đeo khẩu trang và thu hồi lệnh trục xuất. Một số nơi đã bắt buộc tiêm vaccine tại các trường đại học công lập, tại các cơ sở y tế lưu động, và thậm chí, như ở New York, tại nhà hàng và rạp phim. Không ngạc nhiên khi, những người phản đối những biện pháp trên kiện ra tòa án, mang theo hơn 1,000 vụ tại các quyền xét xử khác nhau trên khắp đất nước. Những người này đã dẫn ra tất cả những quyền trong hiến pháp và theo luật định mà họ có thể nghĩ ra được. Họ lập luận, trong những vụ có sự hỗ trợ từ chính quyền thổng thống Trump, các sắc lệnh y tế công cộng đã hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do tụ tập, thờ cúng và đi lại của họ. Họ cho rằng những lệnh này đã xâm phạm đến điều khoản bảo vệ bình đẳng, thủ tục tố tụng và vượt quá thẩm quyền của cơ quan ra luật. Ban đầu, phần lớn tòa án đều bác bỏ những đơn kiện này, nhấn mạnh sự cần thiết của việc hoãn lại các quyền của công chúng trong suốt đại dịch. Trước đó, tòa án Tối cao cũng có dấu hiệu không muốn vượt qua những biện pháp y tế công cộng này. Vào tháng 5/2020, tại vụ kiện giữa nhà thờ Ngũ tuần South Bay United và thống đốc bang California Newsom, tòa án diễn ra với 5-4 số phiếu từ chối chặn lệnh cấm đi lễ trực tiếp tại California. Phần lớn không phản đối, nhưng đồng tình với ý kiến, Chánh án John Roberts giải thích rằng “tòa án về cơ bản tin tưởng đặt ‘sự an toàn và sức khỏe của người dân’ vào đại biểu chính quyền của bang.” Những tháng tiếp theo sau vụ South Bay, phần lớn tòa án, với không nhiều ngoại lệ, tiếp tục bảo vệ phần lớn các sắc lệnh y tế công cộng. Dù vậy thì Tòa án Tối cao đã có vẻ theo hướng ngược lại khi mà Chánh án Amy Coney Barrett gia nhập Tòa án Tối cao thay thế cho Chánh án Ruth Bader Ginsburg đã qua đời. Vào ngày 25 tháng 11, với 5-4 phiếu bầu, Tòa án Tối cao tại phiên xét xử giữa Giáo phận Công giáo La Mã Brooklyn và Thống đốc New York Cuomo tuyên rằng các lệnh đặt ra giới hạn về số lượng người đi lễ trực tiếp của bang New York đã vi phạm việc thực hiện tự do tôn giáo được bảo đảm bởi Tu chính án thứ nhất. Với ý kiến được đồng tình mạnh mẽ, một vài chánh án đã nói rõ rằng thời gian tạm hoãn- ít nhất là với những vụ án về thực hiện tự do tôn giáo - đã qua. Kể từ đó, Tòa án Tối cao đã đưa ra một vài quyết định khác bảo vệ quyền tự do tôn giáo chống lại các lệnh y tế công cộng, kẻ cả khi các lệnh đó không nhằm rõ ràng vào việc thờ cúng tôn giáo. Ngoài ra, vào tuần trước, với 6-3 phiếu bầu, tòa án đã chặn lệnh xem xét tạm hoãn trục xuất của CDC, nói rằng cơ quan đã vượt quá phạm vi thẩm quyền được phép theo luật định. Trong một ý kiến không chính thức, Tòa án cho rằng thẩm quyền của CDC bị giới hạn trong phạm vi “trực tiếp liên quan đến việc phòng chống lây lan dịch bệnh xuyên liên bang bằng cách nhận diện, cách ly, và tiêu diệt dịch bệnh.” Các phán quyết nhằm giới hạn những sắc lệnh y tế công cộng làm giảm khả năng chánh quyền hành pháp chống chọi với đợt dịch thứ tư này. Phán quyết trục xuất của Tòa án Tối Cao đe dọa đến 1.5 triệu người trên bờ vực vô gia cư trong khi các ca nhiễm đang tăng cao. Những vụ án liên quan đến tự do tôn giáo một phần nào đó đã đặt ra những câu hỏi pháp lý mới, như có nên lấy tôn giáo làm lý do miễn tiêm chủng hay không. Tòa án cũng tán thành với quan điểm của phe bảo thủ, rằng các sắc lệnh y tế công cộng đe dọa đến tự do cá nhân. Một đợt kiện tụng mới đã bắt đầu dù cho đã có nhiều vụ kiện đang được tranh chấp ở Tòa. Dạo gần đây, nhiều tiểu bang đã thông qua các đạo luật nhằm hạn chế quyền hạn của y tế công cộng. Chẳng hạn như, Ohio đã thông qua luật chỉ cho phép sắc lệnh y tế công cộng khẩn cấp ban hành bởi Thống đốc kéo dài tối đa 90 ngày trừ khi Quốc hội tiểu bang gia hạn nó. Chín tiểu bang khác đã cấm áp dụng chứng nhận tiêm chủng. Arkansa và North Dakota cũng đã cấm những sắc lệnh bắt buộc đeo khẩu trang trong trường học. Ngoài ra, nhiều Thống đốc, gồm cả Greg Abbottt của Texas, cũng đã ban hành sắc lệnh hành pháp nhằm giới hạn quyền lực của chính quyền địa phương, trường học, và doanh nghiệp bắt buộc đeo khẩu trang và tiêm ngừa. Nhìn chung, có ít nhất 8 tiểu bang cấm bắt buộc đeo khẩu trang trong trường học. Nhưng biện pháp chống lệnh bắt buộc này lại đang đối mặt với các kiện tụng mới. Một số cáo buộc cho rằng các quan chức chính phủ đã vượt thẩm quyền mà Hiến pháp tiểu bang cho phép. Chẳng hạn như, một thẩm phán của Arkansas tháng trước đã ra phán quyết, các quan chức hành pháp và tư pháp đã đi qua mức giới hạn mà Hiến pháp tiểu bang qui định khi đưa ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang. Gần hơn nữa, Tòa án Tối Cao của Texas đã cho phép một tòa cấp dưới tiếp tục chặn lệnh cấm đeo khẩu trang trong trường học của Thống đốc Abott trong khi chờ đợi Tòa Tối Cao xem xét thêm. Một tòa án khu vực ở Florida cũng phán quyết rằng Thống đốc Ron DeSantis không đủ quyền hạn để cấm các trường học cấp quận bắt buộc đeo khẩu trang. Tuy nhiên, những vụ kiện hay nhất cho tới nay đều được đưa ra trên danh nghĩa trẻ em khuyết tật cáo buộc rằng các qui định mới về việc chống đeo khẩu trang là vi phạm luật liên bang về việc chống phân biệt đối xử đối với người khuyết tật. Quan điểm này cho là vì không cho phép trường học thực hiện các biện pháp phòng dịch như bắt buộc đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn cho trẻ em có nguy cơ cao bệnh COVID-19 nặng, các tiểu bang đã vi phạm nhân quyền. Mới đây, Bộ Giáo dục đã tiến hành điều tra liệu các đạo luật giới hạn việc bắt buộc đeo khẩu trang trong trường học ở Iowa, Oklahoma, South Carokina, Tennessee, và Utah có phân biệt đối xử với các học sinh khuyết tật hay không. Bằng việc nhắm vào quyền lợi được đảm bảo an toàn trong trường học của học sinh, đợt kiện tụng mới này ra sức bảo vệ một loại quyền tự do khác so với những vụ kiện cáo lần trước. Giờ thay vì đòi hỏi quyền được ngoại lệ khỏi các biên pháp y tế công cộng trong đại dịch, các nguyên đơn đang đòi hỏi những quyền mà chỉ các biện pháp ấy có thể mang lại. Những vụ kiện mới này sẽ đem lại cho ngành tư pháp một cơ hội mới để chỉnh sửa lại các quan điểm về tự do trong đợt kiện tụng ban đầu. Tuy thế, trong một thể chế vận hành hiệu quả, chúng ta sẽ không cần đến kiện tụng để đảm bảo con em mình khỏe mạnh trong trường học, và các biện pháp y tế công cộng sẽ ít gây tranh cãi hơn. Dù tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế, các thẩm phán thường thiếu được đào tạo và kinh nghiệm về mảng sức khỏe cộng đồng. Họ không được trang bị đầy đủ đề đưa ra một chính sách y tế công cộng, nhưng họ đã và đang làm điều này khá thường xuyên trong suốt những đợt dịch vừa rồi.


Người dịch: Ha Do Thanh & Nhan Tran

Biên tập: Chau Tran

Comments


bottom of page