top of page

Người phụ nữ da trắng sáng tạo nên cháo 'cải tiến' xin lỗi, tiếp tục bán hàng


Công ty này tuyên bố đã thay đổi cháo truyền thống phù hợp với “khẩu vị hiện đại” và “cải thiện” món ăn đã được yêu mến từ lâu khắp châu Á.

By Kimmy Yam, on 22-07-2021, 12:30:00

Công ty này tuyên bố đã thay đổi cháo truyền thống phù hợp với “khẩu vị hiện đại” và “cải thiện” món ăn đã được yêu mến từ lâu khắp châu Á. Breakfast Cure, một công ty tại Oregon điều hành bởi một phụ nữ da trắng, Karen Taylor, đã xin lỗi sau khi bị người Mỹ gốc Á chỉ trích là đánh cắp văn hóa qua món cháo, một món ăn truyền thống làm từ gạo của người châu Á. Công ty này, nơi bán các suất ăn đóng gói sẵn mà họ gọi là cháo, đã lên tiếng xin lỗi trong một bài viết trên trang web của mình tuần này sau khi bị chỉ trích bởi nhiều người khắp mạng xã hội vì đã biến thể một món ăn vốn đơn giản và cố ý tái định hình một món ăn đã phổ biến sẵn. Họ trước đó đã công khai ý tưởng thay đổi cháo truyền thống cho phù hợp với “khẩu vị hiện đại” và “cải thiện” món ăn đã được yêu mến từ hàng thế kỉ khắp châu Á. “Gần đây, chúng tôi đã thiếu ủng hộ và tôn vinh cộng đồng Mỹ gốc Á và vì vậy, chúng tôi vô cùng xin lỗi,” thông cáo viết. “Chúng tôi nhận trách nhiệm hoàn toàn cho bất kì ngôn ngữ nào chúng tôi sử dụng trên website hoặc trong hoạt động tiếp thị và đã có những hành động cấp tốc để sửa sai và giáo dục bản thân, xem lại sứ mệnh không chỉ là tạo nên những bữa sáng ngon lành mà còn là trở thành một đồng minh chuẩn mực hơn của cộng đồng châu Á Thái Bình Dương.” Người Mỹ gốc Á đã đặt vấn đề với vài khía cạnh của công ty, bao gồm chuyện dàn nhân viên có vẻ không có người gốc Á và chuyện Taylor, một chuyên viên châm cứu và “Nữ hoàng cháo” tự phong, đã viết một bài mà hiện đã được chỉnh sửa, với nhan đề “Cách tôi khám phá ra sự kì diệu của cháo và cải thiện nó.” Cháo vẫn là một đặc trưng của người châu Á, với nhiều phiên bản được thưởng thức bởi gần như mọi quốc gia khắp châu lục này. Bản thân từ “cháo” có nguồn gốc từ Tamil. Nó phần lớn được xem như một món ăn vặt, và trong truyền thống Trung Quốc, nó được ăn cùng dim sum và các vị khác như trứng bắc thảo và thịt heo hay thịt vịt. Phiên bản của Taylor bao gồm các vị như táo vị quế và sử dụng nguyên liệu như yến mạch. Trong thông cáo của họ, Breakfast Cure, thành lập năm 2017, họ gọi các gói đồ ăn là “Cháo Oregon”, thay vì là cháo như nó đã được gọi trước đó. Họ cũng nói rằng sản phẩm của họ, bao gồm thành phần và hương vị có chút giống với vị gốc, được “truyền cảm hứng” bởi cháo gạo truyền thống, “một món ăn chữa lành tuyệt vời với nguồn gốc có từ 1000 năm TCN.” Trong khi một vài dữ liệu về cháo đã bị tẩy khỏi website của họ, công ty này, điều hành ở thành phố Eugene nhưng vận chuyển hàng toàn quốc, đã tiếp tục bán hàng. Những mô tả về nhiều mặt hàng cũng giữ nguyên không đổi, như “Xoài và Xôi: cấp ẩm, cấp ẩm, cấp ẩm cho toàn cư dân cháo”, và họ tuyên bố về gia vị trà masala chai rằng “là cháo tinh túy trong thời hiện đại”, dẫn đến chỉ trích và tranh luận nhiều hơn trên mạng xã hội.

Nadia Kim, một giáo sư xã hội học, nghiên cứu lĩnh vực châu Á và Mỹ gốc Á tại Đại học Loyola Marymount, nói với NBC Asian America rằng thông cáo trên chưa đủ khi Breakfast Cure đã “lai tạp” và "trắng hóa" món cháo, qua đó kiếm lời từ hành động này. “Tại sao cô không dành sự công nhận cho người châu Á nhập cư và cộng đồng người châu Á, vì đã giúp cô nghĩ ra công thức và kiếm lời từ nó? Một tuyên bố như vậy sẽ có tính giáo dục và sâu sắc hơn,” Kim nói. "Dường như họ chỉ đang đóng vai một người đồng minh của cộng đồng châu Á, nhưng không phải đồng minh thật sự. Kim nói rằng nhiều người nhập cư châu Á và những người trong cộng đồng này bị lăng mạ vì thức ăn của họ, vì thế ẩm thực Á châu không thể bị loại trừ ra khỏi các vấn đề chính trị và phân biệt chủng tộc. Kim cũng chỉ ra rằng thành công của Breakfast Cure đến trong bối cảnh các doanh nghiệp và nhà hàng của người Mỹ gốc Á đang khốn đốn nghiêm trọng do đại dịch, một phần cũng vì nạn phân biệt chủng tộc chống người châu Á. "Doanh nghiệp và nhà hàng Trung Quốc và các điểm ăn uống châu Á - tại sao họ lại đóng cửa bây giờ? Người ta đang mất kế sinh nhai vì người khác nghĩ rằng tụ điểm ăn uống của chúng tôi, đồ ăn chúng tôi là bẩn thỉu và kinh tởm", Kim nói Breakfast Cure nói trong thông cáo của họ rằng họ quyên góp một phần doanh thu vào các tổ chức người Mỹ gốc Á. Cháo đã là một món ăn bình dân từ lâu mà thường được ăn vào những lúc đói kém, vì món này đòi hỏi rất ít nguyên liệu. Trái lại, gói đồ ăn nấu chậm của Cure Breakfast có giá $14.95 một gói. Kim nói rằng lợi nhuận của Taylor từ congee, đặc biệt khi là một phụ nữ da trắng, xóa đi sự khiêm tốn vốn có của món ăn này. "Cô ta đang kiếm nhiều tiền, hoặc có khả năng kiếm nhiều tiền, bằng món ăn của người châu Á bình dân,” Kim nói. “Cô tuyên bố rằng cháo tự thân nó là chưa đủ và cô, một người da trắng, đã tìm ra cách nâng tầm món cháo lên rất, rất nhiều lần, nghĩa là nó phục vụ khẩu vị của người da trắng.” Krishnendu Ray, trưởng Khoa Nghiên cứu Dinh dưỡng và Thực phẩm ở Đại học New York, nói rằng không lạ gì khi nhiều người có hứng thú với ẩm thực Á Đông, khi nền kinh tế và sức ảnh hưởng văn hóa của khu vực này đang lên cao. Vấn đề xuất hiện khi người da trắng là những người hưởng lợi từ nền văn hóa và bán “cháo phiên bản phụ nữ da trắng và đặt tên là cháo vì họ muốn một cái tên hay ho, độc lạ.” “Và khi điều đó xảy ra, thường người ngoài sẽ nhảy vào, và trong tâm trí họ, họ nâng tầm món ăn,” Ray nói. Những phản ứng bất bình nhắm đến Breakfast Culture trên mạng xã hội tuần qua cũng là "biểu hiện của sự trỗi dậy của những nhóm người thấp cổ bé họng,” theo một cách nào đó, Ray cho biết. “Khi người ta lên án sự đánh cắp văn hóa, họ đang không hài lòng về việc mất đi bản chất của cộng đồng và văn hóa họ, và việc người khác thế hiện sự thân cận ngay cả khi không được đồng thuận." Ray cũng thêm rằng việc d giải pháp cho những người yêu ẩm thực của các nền văn hóa khác nhau là rất quan trọng. “Chủ quyền văn hóa là một câu hỏi hóc búa về việc bạn vẽ ranh giới giữa sự đánh cắp và sự tôn vinh,” Ray nói. Với Kim, câu trả lời nằm ở việc sử dụng nhiều người châu Á và người Mỹ gốc Á trong doanh nghiệp hơn là chỉ thay đổi tên món ăn thành “Cháo Oregon”, điều mà cô cho rằng đã thất bại trong việc công nhận đúng đắn nguồn cảm hứng mang tính dân tộc của món ăn này. “Khi làm như vậy, bạn không nên nói những điều như ‘Tôi đang đổi mới hoặc cải tiến hoặc hiện đại hóa món cháo,’ vì bạn thực sự đang làm việc với một cộng đồng mà không nhìn nhận chuyện theo cách đó,” Ki Cô còn nói thêm, “Họ đã xem món ăn riêng của họ là đầy đủ thành phần dinh dưỡng và là một cách để tìm bản sắc trong một nơi họ phải đối mặt với kì thị chủng tộc và bài trừ.”

Người dịch: Kim Pham

Biên tập: Tung Nguyen


Comments


bottom of page