top of page

Tại sao đảng Cộng Hoà lại đấu tranh bảo vệ tượng đài những kẻ phản bội tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ?

Những hình ảnh và tượng đài tưởng nhớ những thủ lĩnh phe Liên Minh Miền Nam Hoa Kỳ là một sự xúc phạm đến sự tự do và nền dân chủ.


Ban Biên Tập, Ngày 19 tháng 6, 2020

Ban biên tập là những nhà báo thể hiện quan điểm chính trị thông qua chuyên môn, nghiên cứu, thảo luận và nhiều giá trị truyền thống tiêu biểu. Công việc của họ khác biệt với việc từ phòng biên tập và đưa tin.


Gỡ bỏ một tấm chân dung của Howell Cobb từ bang Georgia, một trong bốn chủ tịch Hạ Viện đã từng phục vụ cho phe Liên Minh Miền Nam. Hình được tháo xuống khỏi hành lang trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày thứ năm. Hình được lấy từ Nicholas Kamm.


Tượng đài của những thành viên Liên Minh Miền Nam Hoa Kỳ (LMMNHK) đang bị gỡ xuống ở miền nam Hoa Kỳ từ Birmingham ở Alabama; đến Decatur ở Georgia; đến Richmond ở Virginia vốn là thủ phủ xưa của LMMNHK. Lực lượng hải quân Hoa KỳThủy Quân Lục Chiến đã ban hành lệnh cấm không cho phép trưng cờ đấu tranh của phe LMMNHK tại nơi công cộng - kể cả Hiệp Hội Quốc Gia Đua Xe Hoa Kỳ NASCAR cũng có hành động tương tự.


Ngay bây giờ, nhánh Hành pháp cũng bắt đầu có những động thái tương tự cho việc này. Cụ thể vào ngày thứ năm, chủ tịch Hạ Viện, bà Nancy Pelosi, đã ra tuyên bố rằng những tấm chân dung của bốn vị cựu chủ tịch Hạ Viện đã từng phục vụ trong LMMNHK sẽ bị tháo xuống tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ trong ngày lễ tưởng niệm Juneteenth. (Tháng 6 ngày 9 đánh dấu sự kiện lịch sử bắt đầu vào năm 1865 khi quân đội phe Liên Bang Miền Bắc Hoa Kỳ đặt chân đến thành phố Galveston, tiểu bang Texas, mang theo thông điệp chấm dứt chế độ nô lệ - đúng 2 năm rưỡi sau Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ. Ngày này từ đó đã trở thành một ngày lễ ăn mừng cho sự tự do.)


Những tấm chân dung bao gồm của Robert M.T Hunter ở bang Virginia, người đã giữ chức vụ cựu chủ tịch Hạ Viện từ năm 1839 đến 1841 trước khi phục vụ ở nhiều vị trí cấp cao trong LMMNHK, tính luôn chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao; Howell Cobb ở bang Georgia, cựu chủ tịch Hạ Viện từ năm 1849 đến 1851 và sau đó cũng giữ vị trí sĩ quan quân đội; James L. Orr từ bang South Carolina, cựu chủ tịch Hạ Viện từ năm 1857 đến 1859, cũng đã phục vụ trong quân đội và Thượng Viện của phe LMMNHK; và cuối cùng là Charles F. Crisp từ Georgia, cựu chủ tịch Hạ Viện từ năm 1891 đến 1895, phục vụ trong quân đội phe LMMNHK từ khi còn trẻ.


“Như tôi đã đề cập trước đây, hội trường của Hành Pháp Hoa Kỳ là trái tim huyết mạch của nền dân chủ quốc gia,” Bà Pelosi đã nhắn điều này đến thư ký của Hạ Viện, yêu cầu tiến hành lệnh dỡ bỏ. “Sẽ không có chỗ trong trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ hay bất kỳ nơi tôn kính những người đã khuất nào có thể chấp nhận sự hung bạo mù quáng và sự kỳ thị lố bịch của phe LMMNHK.”


Tại Thượng Viện, thượng nghị sĩ Dân Chủ Cory Booker, cũng cố gắng thúc giục Thượng Viện nhanh chóng hợp tác trong việc này. Ông và lãnh đạo phe Dân Chủ, ông Chuck Schumer, lấy ngày thứ 5 để thông qua một nghị quyết phi bầu cử cho lệnh dỡ bỏ 11 tượng đài nhân vật lịch sử của LMMNHK ra khỏi Bộ Sưu Tập Điêu Khắc Quốc Gia tượng trưng cho 13 thuộc địa đầu tiên tại Trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ. (2 tượng đài đại diện cho mỗi tiểu bang) Ông Booker nhắn gửi rằng những bức tượng đó như một sự đe dọa cố ý nhắm vào người Mỹ gốc Phi. “Chúng ta không thể tách rời những bức tượng của LMMNHK khỏi lịch sử và truyền thống chủ nghĩa da trắng thượng đẳng mà chúng mang theo,” ông gọi chúng là sự “đau khổ, sỉ nhục, thương tâm” cho nhiều người Mỹ.


Tuy nhiên không phải đồng sự nào cũng đồng ý với ông Booker. Thượng nghĩ sĩ Cộng Hòa Roy Blunt từ bang Missouri, đã phủ quyết. Ông cho rằng với cương vị là chủ tịch của hội đồng quy tắc trình luật, ông cần thêm thời gian để xem xét đề xuất và bàn bạc với các tiểu bang có liên quan. Tình trạng luật hiện tại cho phép mỗi tiểu bang có quyền tự quyết trưng bày bất kì nhân vật lịch sử nào của bang, và ông Blunt bày tỏ lo ngại khả năng vi phạm quyền hạn đó từ chính quyền liên bang.


Lãnh tụ đa số ở Thượng Viện, Mitch McConnell từ bang Kentucky, là người phản đối dữ dội nhất. Vào ngày thứ 3, ông nhạo báng những nỗ lực nhằm “tô điểm lại Trụ sở Quốc Hội và xóa sổ bất cứ ai trong quá khứ có liên quan đến chủ nghĩa nô lệ” là “điều vô lý” và “đi quá xa.” Không những thế, ông còn đề cập với phóng viên rằng chính những vị tổng thống tiền nhiệm ngày xưa cũng đã từng sở hữu nô lệ. “Washington đã. Jefferson đã. Madison đã. Monroe đã.”


Không có bất cứ vị tổng thống nào kể trên, chúng ta nên lưu ý, đã từng tham gia chiến tranh chống lại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ để bảo vệ chế độ nô lệ. Không như 11 bức tượng nhân vật lịch sử kia với “mọi sự liên quan” đến cuộc chiến bảo vệ chế độ nô lệ xuyên thế hệ. Những bức tượng bao gồm ngài Jefferson Davis, tổng thống của LMMNHK; ông Alexander Hamilton Stephens, phó tổng thống; và vị danh tướng Robert E. Lee. Cũng có những bức tượng khác với những vị tiền nhân ít liên quan mật thiết đến lý do chính cho cuộc phản kháng này. Tuy nhiên, mỗi tiểu bang có đặc quyền tùy chọn bất kì nhân vật lịch sử nào theo quan điểm của mỗi bang, và chắc chắn rằng có rất nhiều sự lựa chọn khác với những nhân vật nam nữ với lý lịch lịch sử không hề dính dáng đến hình ảnh của LMMNHK.


Như vậy, liệu đây có phải là điều mà Đảng chính trị của ngài Lincoln thực sự muốn tốn công sức để đấu tranh trong năm 2020? Đó sẽ là một điều đáng hổ thẹn và vô vọng.


Translation by Trí Lương

Copy edits by Cookie Duong

Comments


bottom of page