top of page

Todd McCarthy bình phẩm phim quốc tế: phim Việt Nam - 'Bố Già'


By Todd McCarthy, on 08-06-2021


Trong các phim Việt Nam, bạn đã xem hay đã nghe nói bao nhiêu bộ? Việt Nam là một đất nước đông dân cư bị Pháp đô hộ nửa đầu thế kỷ 20. Dù Pháp có một trong những nền điện ảnh tiên tiến nhất, phim Việt Nam lại ít được quan tâm. Đạo diễn Việt Nam duy nhất gây được nhiều dấu ấn trên nền điện ảnh quốc tế là Trần Anh Hùng. Trong thập niên 1990, ông đã thành danh trong làng nghệ thuật với những bộ phim như Mùi đu đủ xanh (The Scent of Green Papaya) và Xích lô (Cyclo).

Nhưng bây giờ, một bộ phim mới đang được khởi chiếu ở Hoa Kỳ (phân phối bởi 3388 Films) với danh tiếng là phim nổi tiếng nhất Việt Nam. Với kinh phí 1 triệu đô la, Bố Già đã thu về hơn 17 triệu đô la trong nước kể từ khi công chiếu vào ngày 12 tháng 3. Phim này đã thu thêm 820,000 đô la sau hai tuần được chiếu ở các rạp đặc biệt. Phim được chiếu ở 19 rạp vào tuần đầu, tăng lên 38 rạp ở vào tuần thứ hai và 45 vào cuối tuần này. Câu chuyện bắt nguồn từ Việt Nam, và được phát hành trên mạng. Phim truyền hình dài 5 tập này đã thu hút khoảng 90 triệu lượt người xem. Phim là tâm huyết của Trấn Thành, một nghệ sĩ hài, diễn viên điện ảnh, người dẫn chương trình truyền hình, đạo diễn, và biên kịch viên nổi tiếng. Trấn Thành viết kịch bản và đồng đạo diễn với Vũ Ngọc Đãng. Anh đóng vai một người đàn ông trung niên gàn dở, cần cù, nhưng đa phần gặp thất bại, gia chủ của một gia đình hỗn loạn, hay tranh cãi, trong một khu nhà nghèo ở Sài Gòn - nay là thành phố sầm uất đầy nhà cao ốc. Đây là một bộ phim hài kịch đa cảm gây nhiều tranh cãi. Nếu so sánh Trấn Thành với bất kỳ diễn viên hài Mỹ nào, thì có thể là anh giống Rodney Dangerfield, không về thể chất hay phong cách, mà hoàn toàn bởi nhân vật của anh. Vai diễn Ba Sang lúc nào cũng than thở và bị coi thường. Anh Ba sống trong một khu ổ chuột luôn nhộn nhịp tên là Ngõ. Giữa những người quen nhiều không thể đếm được, dù có sống chung hay là chỉ qua loa không đáng nhắc đến, anh Ba thường bị chỉ trích dù bản thân họ cũng chẳng đóng góp gì nhiều.

Hình thức hài kịch được thể hiện qua những cảnh tình huống dở khóc dở cười hoặc những trò hề chơi khăm: Một cậu bé luôn luôn chạy xung quanh với quần bị tuột và để lộ mông; tốc độ phân cảnh hành động phức tạp được đẩy nhanh rồi chậm lại để phô bày nhân vật lúc họ khó xử và trông thô thiển nhất; một người phụ nữ với ống uốn tóc nhựa chói loá; một cô bé phàn nàn “ngán ăn cơm;” cô em gái háu ăn của Ba thì khó chịu với tất cả mọi người, trong khi anh trai anh là một kẻ say xỉn luôn gây rối. Tệ nhất là Ba nợ tiền mấy thằng giang hồ trong xóm, nay mai lại ghé qua dằn mặt rằng chúng sẽ từ từ chặt từng ngón tay anh nếu anh không trả nợ. Tất cả các tình huống bất dắc đĩ có một bản nhạc hài; mọi phân cảnh đều được lồng những âm thanh ngớ ngẩn và dồn dập. Với cái nhìn sơ bộ, Bố Già có thể là một phiên bản hiện đại của những bộ phim Pháp về “khu phố” hay “đường phố” của những năm 1930, nơi mà thăng trầm của mỗi cá nhân được bàn tán công khai. Không may thay, nếu các nhân vật không phàn nàn hay chửi rủa thì mối quan tâm đầu của họ là về thiếu thốn vật chất; xuyên suốt bộ phim, sự bực tức lấn át những cảm xúc khác. Anh Ba hay nhiều chuyện, và sự can thiệp của anh luôn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn; rạn nứt tình cảm trong gia đình tàn phá mọi khía cạnh cuộc sống. Tệ hơn nữa là anh có cậu con trai cao lêu nghêu, Woan (Tuấn Trần). Hắn là một Youtuber luôn tự tưởng tượng mình là một hipster sành điệu với tương lai trong showbiz - trong khi thực tế, hắn lại có một đứa con hoang mà hắn phải chịu trách nhiệm. Có thể một chìa khoá thành công của Bố Già trong nước là vì phim khẳng định rằng, bất kể mình gặp xui xẻo thế nào thì cũng có người khổ hơn mình. Tình trạng khó khăn cùng cực mà các thành viên gia định đối mặt trở nên khá tàn nhẫn và tồi tệ hơn những gì mọi người phải đối mặt trong cuộc sống - hoặc ít nhất chúng được phóng đại đáng kể. Phim thay đổi sắc thái trong nửa sau - so với những tình huống oái oăm trói buộc các thành viên trong gia đình này, những khó khăn gia đình mà chúng ta thường gặp trở thành những việc có thể cười cho qua. Sau màn hài kịch thổ thiển phần đầu, người xem không có cách nào chuẩn bị tình thần cho phần cao trào, khi đứa con hoang bị cao huyết áp tột độ, lọc máu, bệnh máu khó đông, cần máy trợ tim, ghép thận, và người hiến phải là gia đình. Anh Ba thú thận, “Gia đình tôi rối như một mớ bòng bong” và anh không nói quá chút nào. Bài học của bộ phim như muốn nói: Tình yêu thương là không bao giờ phải nói lời xin lỗi, cho dù mọi chuyện có thể tốt hơn nếu mọi người thành tâm xin lỗi cho sai lầm của họ hết khó khăn này đến khó khăn khác.


Người dịch: Anh Ho & Uyen Tran

Biên tập: Khanh Vy Le

Comentarios


bottom of page