By Robert Preidt, on 25-01-2022
“Không có sự khác biệt gì giữa bạn bị nhiễm virus rồi tiêm vaccine và bạn đi tiêm vaccine nhưng sau đó bị nhiễm virus.” Đồng tác giả nghiên cứu Fikadu Tafesse cho biết. Ông ấy là trợ lý giáo sư về vi sinh phân tử học và miễn dịch học tại Trường Y khoa Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon (OHSU), ở Portland.
Ông Tafesse còn cho biết “ Trong cả hai trường hợp trên, bạn sẽ có được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở một mức độ cao đến đáng kinh ngạc.”
Nghiên cứu thực hiện trên 104 nhân viên của trường đại học đã tiêm vaccine Pfizer. Trong đó, 42 người chưa bao giờ bị nhiễm virus, 31 người đã bị nhiễm trước khi đi tiêm và 31 người đã bị nhiễm sau khi tiêm (nhiễm đột phá). Những mẫu máu từ người tham gia nghiên cứu đều bị phơi nhiễm 3 loại biến thể của virus SARS-Cov-2. Ở cả hai nhóm có bị nhiễm virus trước hoặc sau tiêm vaccine đều có hệ miễn dịch chống virus mạnh hơn những người trong nhóm chỉ tiêm vaccine mà không bị nhiễm.
Cụ thể hơn, mẫu máu từ những người đã chích vaccine và bị nhiễm virus (miễn dịch hỗn hợp) có được số lượng kháng thể nhiều hơn và hiệu quả hơn (ít nhất là 1000% hiệu quả hơn) so với mẫu máu của những người đã tiêm vaccine nhưng chưa bị nhiễm virus. Cuộc nghiên cứu bắt đầu trước khi làn sóng lây nhiễm từ biến thể có khả năng truyền nhiễm cao-biến thể Omicron, nhưng các tác giả tin rằng phản ứng miễn dịch hỗn hợp sẽ đưa ra hiệu quả tương đương khi đối đầu biến thể này.
Ông Tafesse giải thích thêm “Nguy cơ bị nhiễm virus sau khi tiêm vaccine là cao bởi vì virus đã hiện diện khắp mọi nơi. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã chích ngừa, và lỡ bị nhiễm virus sau đó, chúng ta chỉ bị những triệu chứng nhẹ và cuối cùng có được siêu miễn dịch.”
Kết quả này được đăng báo Science Immunology trực tuyến vào ngày 25 tháng 10.
“Vào thời điểm này, tôi tin sức khỏe những người được tiêm vaccine sẽ vượt trội với nhiễm đột phá và vì thế tạo ra hệ miễn dịch hỗn hợp,” đồng tác giả tiến sĩ Bill Messer cho biết. Ông ấy là phó giáo sư về vi sinh phân tử học, miễn dịch học và dược học (về các bệnh nhiễm trùng) tại OHSU.
Khi biến thể Omicron tiếp tục lây lan, nhiều người chưa tiêm vaccine mà trước đó đã bị nhiễm virus vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm lại. Phản ứng miễn dịch của họ đối với virus rất khác nhau, không tương đồng như những người đã tiêm vaccine, theo phó giáo sư Messer.
“Tôi có thể đảm bảo rằng với mức độ miễn dịch khác nhau của từng người, khi bị lây nhiễm, đáp ứng của họ cũng khác nhau. Vì chúng ta không biết được người nào có hệ miễn dịch mạnh hoặc yếu (chúng ta không thể thử hết trong phòng thí nghiệm), chích ngừa sẽ giúp chúng ta đảm bảo có được phản ứng miễn dịch tốt."
Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Marcel Curlin, phó giáo sư y khoa (chuyên ngành bệnh truyền nhiễm) tại OHSU và giám đốc Occupational Health OHSU có cùng quan điểm và cho biết thêm: “Khi lây nhiễm tự nhiên, vài người sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, vài người khác sẽ không tạo được như vậy. Nhưng chích ngừa đi đôi với hệ miễn dịch đến từ lây nhiễm tự nhiên sẽ luôn tạo ra các phản ứng miễn dịch cực kỳ mạnh mẽ.”
Người dịch: Trí Thân
Biên tập: Chau Tran
Comments