top of page

Ý kiến: Giới hạn của sự đồng cảm cho những người phủ nhận COVID

Translated from New York Times's article The Limits of My Empathy for Covid Deniers

By Tressie McMillan Cottom, on 10-09-2021

Tuần trước tôi lái xe ngang qua một cuộc biểu tình chống vaccine ngay ngoài thành phố Winston-Salem, North Carolina. Không có nhiều người tham gia, chỉ khoảng 6 người cầm bảng phản đối và có nhiều người xem hơn là người biểu tình. Những chiếc xe qua lại bấm còi inh ỏi - để ủng hộ hay phản đối cuộc biểu tình thì tôi không rõ.



Vài cuộc biểu tình tương tự lớn hơn đã xảy ra. Tháng trước, tại tiểu bang Oregon, đã có hơn 2000 người đến thủ phủ của tiểu bang để biểu tình phản đối sắc lệnh khẩu trang và yêu cầu tiêm ngừa. Ngoài những cuộc biểu tình được tổ chức nhiều nơi trên toàn quốc, có những cuộc biểu tình khác xảy ra hàng ngày ở các cửa hàng và những nơi công cộng, nơi mọi người từ chối tuân theo các lệnh yêu cầu đeo khẩu trang.

Tôi sống ở miền Nam Hoa Kỳ, một nơi thường bị dán nhãn lạc hậu, đặc biệt với những vấn đề khoa học và trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, ai cũng có thể thấy trong những tuần gần đây, phản ứng tương tự đối với các biện pháp phòng ngừa thông thường dành cho Covid cũng đã xảy ra trong các thành phố đô thị như London, Paris, và New York.

Các trang mạng xã hội và báo chí tràn ngập các câu chuyện về những người phủ nhận Covid bị chết trong bệnh viện. Phần nhiều các câu chuyện này dường như có thiện ý, muốn chúng ta phải đồng cảm với những người đã tin vào các chiến dịch thông tin sai lệch dẫn đến nguy cơ cho chính họ. Các câu chuyện này có tất cả các kết cấu của một vở kịch điện ảnh với mong muốn tạo cho chúng ta những cảm xúc tốt đẹp. Những người thiệt mạng được thông cảm qua các vai trò xã hội của họ - một người cha, một người mẹ, một cựu chiến binh - tất cả đều ướt ao trong những giờ phút cuối cùng rằng họ đã có một lựa chọn khác.

Như nhiều người khác, tôi cảm thấy khó có thể đồng cảm với các câu chuyện này vì trong thâm tâm tôi vẫn còn nhớ rõ những hình ảnh khác. Những cuộc biểu tình của những người không đeo khẩu trang, những người đeo mặt nạ đỏ chống đối vaccine la hét vào mặt của các nhân viên siêu thị, những người biểu tình buông lời chửi rủa tàn nhẫn vào mặt các giáo viên cầu xin mọi người hãy đeo khẩu trang để học sinh có thể trở lại trường học - những hình ảnh đó lấp đầy tâm trí tôi và khiến tôi không thể đồng cảm với họ.

Tôi không muốn “lăng mạ người chết”, hoặc trách những người mất mạng vì Covid thay vì thuyết phục họ đi tiêm phòng. Nguy cơ bị tẩy chay vì tham gia các hoạt động nguy hiểm dường như không phải là lý do khiến hàng triệu người từ chối vaccine hoặc đeo khẩu trang. Có lẽ sự xấu hổ sẽ không là động lực để một người muốn đi tiêm chủng, nhưng tôi cũng không cảm thấy nó ngăn cản bất cứ ai đi tiêm phòng.

Tôi không lo về việc chế nhạo như tôi lo về những gì mà sự đồng cảm sẽ ảnh hưởng đến tôi. Sự đồng cảm của tôi không phải là thứ khiến tôi cao siêu đạo đức mà nó giúp tôi gắn bó với những thứ quan trọng trong đời. Sự đồng cảm khiến tôi khiêm nhường để tiếp tục đặt câu hỏi, ngay cả khi tôi không thích câu trả lời. Bởi vì tôi coi trọng việc làm một người biết suy nghĩ, tôi tôn trọng những cảm xúc như sự đồng cảm, sự sợ hãi, niềm hạnh phúc và tin tưởng, có thể hướng dẫn tôi vượt qua cạm bẫy của sự tự tôn. Sự tự tôn làm nên những bài phân tích qua loa và văn luận cẩu thả. Tôi hiện đang ở mức mà các tiêu đề về những người phủ nhận Covid bị ốm yếu và sắp chết không còn kéo được lòng đồng cảm của tôi nữa.

Sợ rằng tôi đang quá tự tin trong quan điểm của mình, tôi tìm người bạn tôi là cô Martha M. Crawford để kiếm lại sự đồng cảm. Martha là ‘bạn tư duy’ của tôi, người luôn cùng tôi suy nghĩ và thảo luận các vấn đề nhức nhối trong cuộc sống. Chúng tôi thường tâm sự trên mạng. Cô là một nhà trị liệu tâm lý và nhân viên xã hội lâm sàng với cách nhìn vững vàng phù hợp với góc nhìn của tôi.

Khi tôi yêu cầu Martha giúp tôi tìm kiếm lại sự đồng cảm, cô ấy đã bắt đầu với chủ đề nỗi đau buồn (grief). Nếu bạn cũng giống như tôi, đang vật lột với sự đồng cảm khi cả thế giới đang bị chia cắt vì những bất đồng xã hội, quan điểm của Martha có thể giúp bạn quay lại một phiên bản của mình mà bạn có thể sống cùng.

Martha cho rằng những người phủ nhận Covid, phản đối khoa học, phản xã hội, vì lòng tự ái thật chỉ là đang thể hiện một phản ứng đau buồn tập thể (collective grief response). Tất cả chúng ta đều đau buồn khi mất đi những điều lớn lao cũng như những điều nhỏ nhặt. Nhưng một số người trong chúng ta hiện đang lao vào một sự phủ nhận cái chết và mất mát tập thể. Mỗi người chúng ta thể hiện nỗi đau buồn đó một cách khác nhau, tùy vào phiên bản nào bản thân mỗi người chọn thể hiện trong quá trình này. Và việc sống trong một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân coi sức khỏe như một phần đạo đức thì chẳng giúp ích gì trong tình huống này.

Tressie: Tôi đang xem cách nhiều nhóm người trên đất nước chúng ta phản ứng với Covid khác nhau như thế nào, nhất là về việc tiêm chủng và các thông điệp về sức khỏe công cộng. Chúng ta đã trải qua rất nhiều mất mát, hơn 600,000 ca tử vong cho đến nay. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa có một cách suy nghĩ chung nào về tất cả các sự mất đó. Sao nó lại có thể khác nhau với từng người đến vậy trong khi kinh nghiệm tập thể thì đều giống nhau. Tôi đang nghĩ về những mất mát lớn và cả các sự tổn thất nhỏ, như việc mất danh tính nghề nghiệp khi ta bị mất việc hoặc khi công việc thay đổi đáng kể và các thói quen sinh hoạt hàng ngày bị mất đi. Tôi thấy chẳng sao khi phải cô lập trong nhà trong chín tháng qua. Nhưng mỗi khi tôi nghĩ đến việc đi ra một tiệm sách để xem sách, tôi lại xúc động không thể chịu nổi. Những thói quen nhỏ nhoi đó giúp chúng ta giữ lại danh tính của mình và khả năng hòa đồng với những người khác. Tuy nhiên, tôi không thể chịu nổi những người Mỹ mất trí mà vẫn phủ nhận Covid. Họ có bị sao không?

Martha: Theo nhà tâm lí Freud, đây thực tế là một cách mà mọi người dùng để đề phòng cái chết . Nó không như hưng cảm (mania). Cũng không phải là bệnh tâm thần. Nó là một khả năng bất khả xâm phạm lớn đã được kích hoạt, rất phổ biến, ngay cả ở cấp độ cá nhân. Chắc cậu đã từng đi những đám tang như một lễ kỷ niệm cuộc đời, nơi những người tham dự vẫn cảm nhận được sự trân trọng, lòng biết ơn, cũng như sự hiện diện của người quá cố. Họ vẫn có thể nghe thấy giọng nói của người đó trong tai mình. Giống như họ chưa cảm nghiệm được hết nỗi kinh hoàng của cái chết. Họ đang trong giai đoạn đầu tiên của sự đau buồn, khi họ cảm thấy nhẹ nhõm mỗi lúc nhớ về người đã qua đời hoặc nhẹ nhõm vì họ vẫn còn sống. Đây là một kiểu phản ứng hưng cảm (maniac response) bị kích động và thổi phồng bởi một cuộc khủng hoảng tập thể. copy

Tressie: Có một điều mà nhiều người không thể hiểu là tại sao và bằng cách nào mà những phản ứng hưng cảm này có thể vượt qua logic thông thường và kể cả lợi ích cá nhân. Có phải là do suy nghĩ Tây phương về chủ nghĩa cá nhân đã khiến chúng ta vội vã tìm cách vượt qua quá trình đau buồn bằng những cách nhìn vô ích này không?

Martha: Trong lĩnh vực này, không có văn hóa hiện đại nào mà không tuyên truyền quan niệm chúng ta cần phải vươn lên bằng nỗ lực bản thân qua đài, báo, truyền hình. Nếu bạn đang sống trong một cộng đồng khích lệ mọi người hãy sống khiêm tốn, phụ thuộc lẫn nhau, cứ than khóc và cuộc đời là hữu hạn, hành động của bạn là để chống lại lối suy nghĩ chủ nghĩa cá nhân đó.

Ý thức cộng đồng đó đòi hỏi sự khiêm nhường rất nhiều, điều tôi thực sự sợ nhất trong những câu chuyện về người phủ nhận Covid tiếp tục xảy ra là chúng sẽ hủy hoại sự đồng cảm của tôi cho những người khác. Martha đã giúp tôi nhìn qua một cách khác. Đây không phải là một vấn đề đạo đức cá nhân hay về sự thuyết phục. Đây là một vấn đề xã hội mang theo những vẫn đề về cấu trúc xã hội lớn hơn. Điều đó không cho phép tôi bỏ đi trách nhiệm phải nhìn thấy nhân tính trong những người mình không đồng ý với. Tuy nhiên, tôi cảm thấy ít có lỗi hơn khi tôi không thể cứu lấy họ.

Tôi vẫn không hiểu được tại sao chúng ta có thể sống chung với những người tích cực gây hại cho những người khác vì họ tránh né trách nhiệm xã hội của mình. Nhưng tôi cũng không nghĩ tôi cần phải hiểu điều ấy. Tôi không nghĩ rằng tôi cần phải làm bạn với những người phủ nhận Covid. Tôi cần phải làm bạn với những người thể hiện trách nhiệm xã hội của họ qua hành động, nhưng cũng không tẩy chay những người vô trách nhiệm. Miêu tả họ như những kẻ độc ác sẽ khiến cộng đồng của tôi phản ứng gắt gao, đây chính là cách mà vaccine và khẩu trang đã trở thành vũ khí. Đây là một trường hợp điển hình về việc không trở thành thứ mà bạn coi thường vì bạn bỏ quên mục tiêu mà bạn coi trọng. Dù biết vậy, tôi vẫn bấm còi phản đối cuộc biểu tình nho nhỏ chống chống vaccine tuần trước. Tôi sẽ phải bước từng bước nhỏ.

Người dịch: Que Do

Biên tập: Bảo Trân

Comments


bottom of page