Translated from The New York Times 's article Explaining the U.S. Debt Limit and Why It Became a Bargaining Tool
By Alan Rappeport, on 27-09-2021, 00:00:00
Phân cực chính trị đang biến một thiết chế ủng hộ chi tiêu có trách nhiệm thành một công thức gây ra thảm họa kinh tế. WASHINGTON – Trong lúc Quốc Hội còn đang bàn bạc về ý tưởng liệu nên tăng giới hạn nợ công hay không, các nhà kinh tế và học giả lại một lần nữa xem thử liệu những biện pháp sáng tạo như đúc một đồng xu trị giá một nghìn tỷ USD hay viện dẫn Tu Chính án thứ 14 để ngăn ngừa một thảm họa kinh tế. Đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đang tranh cãi về trách nhiệm thuộc về ai trong việc nâng giới hạn nợ công của đất nước. Phía Dân Chủ nói rằng việc này phải được thực hiện với sự hợp tác lưỡng đảng, nhấn mạnh về việc cả hai đảng đã từng gây ra nhiều món nợ lớn trong những năm vừa qua. Phía Cộng Hoà vốn đã bầu cho đình chỉ giới hạn nợ khi cựu Tổng thống Trump còn tại nhiệm, nói rằng việc này không cần sự giúp đỡ của họ vì giờ đây đảng Dân Chủ đã nắm hết quyền lực ở Washington rồi, và đảng cũng dự tính sẽ thúc đẩy chi tiêu mới trị giá hàng nghìn tỷ USD theo ý mình. Tấn bi hài này làm ta phải hỏi giới hạn nợ công là gì, vì sao nó xảy ra và tại sao Hoa Kỳ lại không xoá giới hạn này hoàn toàn để đất nước không phải đối diện với một quả bom nổ chậm? Giới hạn nợ công (Debt limit) là gì? Giới hạn nợ công là giới hạn trên khoản tiền mà chính phủ liên bang có thể vay mượn để tiến hành những mục tiêu tài chính của mình. Bởi vì Hoa Kỳ có lượng ngân khố đang bị thâm hụt – tức là số tiền chi tiêu nhiều hơn số tiền thu được từ thuế và thu nhập – chính phủ phải vay mượn nhiều khoản lớn để trả tiền cho những hoạt động ví dụ như an sinh xã hội, lãi suất cho các khoản nợ quốc gia hay lương bổng cho quân đội. Tranh luận về trần nợ công thường có nhiều ý kiến từ các chính khách kêu gọi cắt giảm chi tiêu chính phủ, nhưng thật sự thì nâng giới hạn nợ công không cho phép chi tiêu những khoản mới mà thay vào đó chỉ đơn giản là cho phép Hoa Kỳ tiếp tục chi tiền cho những nghĩa vụ hiện có. Khi nào thì giới hạn nợ công sẽ bị thủng? Trên lý thuyết thì Hoa Kỳ đã chạm đến giới hạn nợ công vào tháng Bảy năm nay sau khi đã được Quốc Hội cho kéo dài hai năm (từ 2019). Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen cho biết đã dùng nhiều “biện pháp đặc biệt” để trì hoãn việc vỡ nợ. Các biện pháp này sử dụng các công cụ kế toán tài chính hạn chế một vài khoản đầu tư của chính phủ để tiếp tục trả nợ. Cơ quan Chính sách Lưỡng đảng ước tính rằng Bộ Ngân khố sẽ hết tiền trong khoản thời gian từ 15 tháng Mười tới 4 tháng Mười Một. Tuy vậy, khó mà biết chính xác ‘ngày X’ này vì chính phủ vẫn tiếp tục viện trợ COVID và chưa biết mùa thu năm nay sẽ thu thuế ra sao. Hoa Kỳ đang nợ bao nhiêu tiền? Nợ toàn quốc hiện giờ đang ở mức 28.43 nghìn tỷ USD, theo thống kê từ Peter G. Peterson Foundation. Hiện giờ giới hạn cho vay của Hoa Kỳ được áp ở mức 28.4 tỷ USD, không đủ cho chính phủ liên bang xoay sở mấy. Thử hình dung cả tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước Mỹ năm ngoái là 20.93 tỷ USD. Vì sao nước Mỹ lại giới hạn số tiền có thể vay? Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Quốc Hội là cơ quan uỷ quyền việc vay mượn. Giới hạn nợ công sinh ra vào đầu thế kỷ 20 để Bộ Ngân khố Hoa Kỳ không phải xin phép Quốc Hội mỗi lần xuất bản trái phiếu. Giới hạn nợ công đầu tiên là một phần của Đạo luật Trái phiếu Tự do lần thứ 2 năm 1917, theo Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội. Một giới hạn nợ công được áp dụng vào năm 1939. Có những nước nào làm tương tự nước ta không? Đan Mạch cũng có giới hạn nợ, nhưng giới hạn này vốn đã quá cao nên việc nâng con số này lên không phải là vấn đề khó. Ở Ba Lan, nợ công không thể vượt quá 60% GDP. Hầu hết những quốc gia khác không có chuyện này. Vì sao nâng giới hạn nợ lại khó thế? Những năm trước đây, việc nâng giới hạn nợ đã thành thông lệ. Tuy vậy, trong bối cảnh chính trị phân cực như hiện nay, tranh cãi về mức trần nợ công đã gia tăng. Hạ Viện đã từng dùng “luật Gephardt”, yêu cầu giới hạn nợ công phải được tăng lên mỗi khi một ngân sách được thông qua; nhưng luật này đã được bãi bỏ trong thập niên 1990. Trong đợt đối đầu về trần nợ công năm 2011, có vài ý kiến cho rằng cựu Tổng thống Barack Obama có quyền đơn phương nâng trần nợ công lên. Cựu Tổng thống Bill Clinton nói vào thời điểm đó rằng nếu còn đang tại chức, ông sẽ sử dụng Tu Chính án 14 (vốn nói rằng tính hợp pháp của nợ Hoa Kỳ không thể bị dò hỏi) để đơn phương nâng trần nợ công và buộc toà án phải ngăn chặn ông. Obama và các luật sư cố vấn của mình không đồng ý và không làm theo đường lối đó. Sau khi rời nhiệm sợ, cựu Tổng thống Obama công khai việc mình và quan chức Bộ Ngân khố đã nghĩ ra nhiều phương án sáng tạo, trong đó có cả việc đúc một đồng xu trị giá 1 nghìn tỷ USD để trả đi một phần nợ công. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, Obama nói rằng ý tưởng này thật là “điên rồ.” Nếu trần nợ công biến mất thì cái gì có thể thay thế nó đây? Chính việc không có gì thay thế được là lý do trần nợ công vẫn còn tồn tại. Hoa Kỳ có thể làm như Đan Mạch là nâng giới hạn nợ công cao ngất ngưỡng. Một vài ý kiến cho rằng cũng có thể buộc giới hạn tăng với các nguồn tài trợ mới trong tương lai. Có nên bỏ hẳn giới hạn nợ công không? Các nhà lập pháp từ cả hai đảng đều không thích việc bầu cho trần nợ công, và việc vỡ nợ mà nó có thể gây ra sẽ dẫn tới một thảm họa kinh tế mới. Với sự phân cực chính trị ngày càng sâu sắc ở Hoa Kỳ chưa có dấu hiệu thuyên giảm, có vẻ như là mối lo về nguy cơ vỡ nợ đã vượt quá trách nhiệm tài chính mà giới hạn nợ đã đề xướng. Tuy thế, giới hạn nợ công chỉ có thể được giải quyết bằng một đạo luật Quốc Hội – và việc tìm được thỏa thuận ở đó không phải là điều dễ dàng. Alan Rappeport là ký giả kinh tế ở thủ đô Washington. Ông viết về các vấn đề thuộc Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và thuế, thương mại, tài khoá. Ông đã từng làm việc ở tờ The Financial Times và The Economist. @arappeport
Người dịch: Sam Tran
Biên tập: Paul Nguyen
Comments